*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

21 tháng 10 2009

Bạn hoàn toàn có thể bỏ thuốc lá trong 5 ngày

http://vietgiaitri.com/lofiversion/index.php?t69566.html hoàn toàn có thể làm được!
Bỏ thuốc lá trong 5 ngày
Bốn điểm tổng quát cần chú ý
1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công.  Nhưng điều quan trọng là:
2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.
3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định
    Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG.
4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:
a) Nghĩ về việc bỏ thuốc
b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc
c) Bỏ hẳn thuốc
d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá
Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc –
Chọn ngày hợp lý rất quan trọng
• Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.
• Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.
• Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình.  
5 ngày trước ngày cai thuốc
1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.
- Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện,
- Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...
2.  Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.
3. Dừng mua thuốc lá!
4 ngày trước ngày cai thuốc
1.  Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc
Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê …
2.  Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.
Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...
3.  Hãy nghĩ đến  những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.
3 ngày trước ngày cai thuốc
1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.
- BS gia đình
- Bạn bè, nếu là người đã  cai thuốc là tốt nhất.
- Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp…
2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.
- Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.
- Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập…
- Làm các việc có ích khác …
2 ngày trước ngày cai thuốc
1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.
• Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê
• Sức ép của công việc (Stress)
• Các triệu chứng của “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):
- Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn;  Khó tập trung tư tưởng.
- Thèm thuốc;  Rối loạn tiêu hoá;
 Tăng cân sau cai nghiện
2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...
3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:
 Uống nhiều nước
 Hít thở sâu
 Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa… 
 Nói chuyện với người khác
 Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích…
1 ngày trước ngày cai thuốc
1.   Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.
2.   Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.
3.   Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.
4.   Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!
Lên dây cót một lần nữa:
“Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được”
Ngày cai thuốc
1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn  cai thuốc lá
2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.
3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.
4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.
a)     Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!
b)    Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!
c)     Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.
Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá
• Tuần đầu tiên:  
‾ Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.
‾ Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.
‾ Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.
 Tuần thứ 2 – 6:
Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.
Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :
– Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.
– Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh.
– Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.
• Từ tuần thứ 7 trở đi : Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!

Những thay đổi của cơ thể sau bỏ thuốc
- 20 phút: Huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường
- 8 giờ: Lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt tăng.
- 24 giờ: Lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải. Phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. 70 % bắt đầu tăng cảm giác ăn ngon miệng.
- 48 giờ: Cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện.
- 1 tuần: Giấc ngủ trở lại bình thường.
- 2 tuần tới 3 tháng: Sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện
- 1-9 tháng: Các triệu chứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm. Nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường. Giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- 1-2 năm: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%. Giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành.
- 5 năm: Nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc.
- 10 năm: Nguy cơ bị chết do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng giảm như vậy. Tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút.
Cai thuốc không bao giờ là muộn,
hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay bây giờ và mãi mãi.
Một số thay đổi về sinh lý và tinh thần sau khi bỏ thuốc.
Triệu chứng
Nguyên nhân
Cách đối phó
Đói thuốc
Cơ thể của bạn đã quen với 1 lượng nicotine, khi lượng đó giảm đi sẽ khiến bạn có cảm giác đói để bạn hút thuốc.
Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Hãy làm 1 cái gì đó đến khi cảm giác đó giảm đi – uống nước, tập thở sâu...
Đầu bồng bênh, mất
tập trung
Điều này có thể do thiếu nicotine trong máu. Hãy nhớ là bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine và bây giờ phải tập làm việc không có nicotine.
Hãy làm việc từ từ thôi, đừng quá cố gắng trong vài ngày. Tập thể dục nhiều hơn, làm việc thời gian ngắn hơn xen kẽ với thời gian giải lao nhiều hơn. Chú ý xem mình ăn uống có bình thường không?
Ho
Đây là phản xạ tự làm sạch của phổi. Sau khi ngừng hút thuốc những lông mao giúp làm sạch phổi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài.
Nhấp từng ngụm nước ấm sẽ có thể làm giảm ho và sẽ tự hết ho sau đó 1 thời gian sau 1 đến 2 tuần.
Căng thẳng và cáu kỉnh
Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm, thành phần hoá học trong người bạn thay đổi. Cơ thể bạn đang cố gắng đối phó với những sự thay đổi đó. Vì vậy nó làm cho bạn cảm giác căng thẳng và cáu kỉnh.
Đi bách bộ, ngâm trong nước ấm, và làm vài động tác thư giãn. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình.
Buồn rầu,
trì trệ
Nicotine là chất hoá học kích thích tế bào não tạo nên cảm giác hưng phấn. Phải mất một thời gian để cơ thể của bạn sản xuất cân bằng chất hoá học gây hưng phấn tự nhiên thay cho chất nicotine. Trong thời gian điều chỉnh lại này bạn có thể có cảm giác buồn rầu.
Một bài tập đơn giản như là đi bộ nhanh 5-10 phút chẳng hạn có thể làm bạn thay đổi. Tình trạng này sẽ hết dần dần, không nên lo lắng.
Cảm giác chóng đói
Chuyển hoá trong cơ thể bạn đang trở lại bình thường
Hãy ăn những bữa nhỏ ít năng lượng như là bỏng ngô, cà rốt, quả mận hay cái gì đó. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa nhỏ và uống nhiều nước.
Khó ngủ
Bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Chât gây ngủ trong não của bạn có thể đang bị ảnh hưởng trong quá trình tự điều chỉnh lại này.
Ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.
Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân.
Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân. Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn, và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được.
- Ăn 3 đến 6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều
- Tránh những chất béo
- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi
- Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh ...)
Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.

Không có nhận xét nào: