*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

29 tháng 12 2015

Cuộc chiến trên sới gà

Cuộc chiến trên sới gà - một thế giới khác của tướng Nguyễn Cao Kỳ

Tướng Nguyễn Cao Kỳ được biết đến như một người phóng túng, ngang tàng, tài hoa… Ông cũng là người có thú chơi lạ đời, đó là rất mê đá gà. Có rất nhiều giai thoại về máu mê đá gà của tướng Kỳ, nào là ông kỳ công nghiên cứu về gà đá cũng như những bậc tiền nhân có cùng sở thích đá gà; nào là ông dày công đi tìm “thần kê” theo truyền thuyết; ông có cả một ban “cố vấn” chuyên chăm lo chuyện đá gà; khi thắng độ gà, ông thường tặng hết cho đàn em, còn thua thì ông chung tiền sòng phẳng…
Kỳ 1: Tướng Kỳ dày công nghiên cứu lịch sử môn đá gà 
Trước ông Kỳ, ở miền Nam hầu như chưa có ai nghiên cứu một cách bài bản lịch sử môn đá gà từ cổ chí kim. Mê môn đá gà, ông Kỳ chỉ đạo các “cố vấn” có chút kiến thức lịch sử tìm hiểu, hệ thống lịch sử môn đá gà, làm cho thú chơi chọi gà của ông thêm ý nghĩa.
Người xưa cũng mê đá gà

Tài liệu cổ nhất mà các cố vấn của tướng Kỳ tìm thấy nói đến thú vui đá gà là "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong bài hịch hiệu triệu tinh thần yêu nước của binh sĩ, Trần Quốc Tuấn khuyên họ nên chăm chỉ luyện tập binh pháp, đừng ham mê đá gà, bởi cựa gà không thể đâm thủng áo giáp của giặc. Còn tài liệu cổ nhất dạy nuôi gà chọi là “Kê Kinh” của Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 - 1832). Ông Kỳ từng rất tự hào, thú vị về tác phẩm “kinh điển” dạy về gà chọi của bậc tiền nhân này. Những “quân sư” của tướng Kỳ cũng bỏ công sưu tầm tài liệu về gà chọi trên thế giới và cho rằng, thú chơi này xuất hiện cách đây hơn 2000 năm. Căn cứ theo bộ “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử, kể lại câu chuyện ham đá gà của Tuyên Vương nước Tề thì dân Trung Quốc đã máu mê đá gà từ thời Xuân Thu chiến quốc, tức thế kỷ thứ V trước Công nguyên.
Theo những tài liệu xưa, ở nước ta, thú chơi đá gà của người xưa thường diễn ra trong những ngày lễ tết và suốt tháng giêng, hai, trường gà được xây tròn giữa sân chợ. Ở đó, các tay chơi gà tứ xứ kéo về tham dự. Người nghèo cuốc bộ, người có tiền thì đi ghe, xuồng, xe ngựa hoặc đi bằng kiệu có người khiêng. Cùng lúc hàng quán tràn ra tận đường, người qua kẻ lại tấp nập. Con gà được chủ ôm trước ngực, nâng trong 2 bàn tay như báu vật sống với thái độ trìu mến, nâng niu và con nào cũng thật oai phong. Chính trên cái khoảnh đất hình tròn này, có bao nhiêu cặp gà nòi so cựa, tung cánh để cuối cùng bên nào cũng mang đầu máu, không chết thì bị thương. Thời đó, chưa có cựa sắt người ta đá bằng cựa chốt (làm bằng ngạnh cá), gà dính cựa không chết mà rất đau đớn, lại càng hăng tiết càng đá dữ, cũng có khi đá bằng cựa thật của gà. Thông thường phải kéo dài đến vài canh giờ mới kết thúc trận đấu. Từ thôn quê tới thành thị, ở đâu cũng có người mê đá gà, lập nhóm, kết băng, ăn thua đủ bằng tiền mặt, bằng đất đai, nhà cửa.
Ngày xưa, dân ta chơi đá gà chủ yếu là vui, không thấy tài liệu nào nói đá gà ăn tiền. Cho đến thời kỳ Pháp thuộc mới xuất hiện nhiều trường gà lớn, thu hút đông đảo dân chơi đen đỏ, nhiều người sạt nghiệp. Trong lúc hai con vật vô tri, ghét nhau vì tiếng gáy, màu lông, bất chấp “gà cùng một mẹ” lao vào đá, mổ, đâm chém một mất một còn thì những ông chủ cũng thót tim trước mỗi cú ra đòn bởi nó liên quan tới tài sản, tới túi tiền mà họ đang kè kè bên mình. Ngày nay, trường gà dù mang tính chất cờ bạc nhưng có mặt khắp nước, từ thành thị cho tới nông thôn.
Dân mê gà kể lại, tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ có hẳn một trường gà rất chuyên nghiệp, có “thầy gà” chăm sóc và nhân giống những bổn gà đá hay nhất, được tập trung từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, tướng Kỳ cũng là người có kiểu “cáp độ” không giống ai khi sẵn sàng bỏ con gà trị giá cả chục cây vàng chỉ để “đá bắt xác” bất kỳ đối thủ nào. Dù là đá với đại gia hay với nông dân, tướng râu kẽm đều không có sự phân biệt đẳng cấp, địa vị nên dân đá gà rất khoái.
Sưu tầm những giai thoại về gà chọi
Dân chơi gà miền Tây Nam bộ kể lại, tướng Kỳ không chỉ mê gà mà còn mê sưu tầm những câu chuyện liên quan tới gà và luận bàn cùng các “chiến hữu”. Các “thầy gà” muốn lấy lòng ông chủ cũng tìm kiếm những giai thoại về gà từ cổ chí kim. Từ đó, họ biết rằng, thú đá gà xuất hiện ở nước Tề thời chiến quốc, vào năm 432 trước Công nguyên, nhưng mãi tới thời Ðường mới thịnh hành và thu hút mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả vương hầu khanh tướng, hoàng tử đương triều. Ở kinh đô Trường An, có những đấu trường dành riêng cho bậc cao sang quyền quý, trong đó có anh em, con cháu họ Lý nhà Ðường, tới mua vui bằng những trận cá độ lên tới chục lượng vàng ròng.
Ngoài ra, khắp kinh thành, đâu đâu cũng có chợ mua bán gà đá rất phát đạt. Ðương thời, nhà thơ Vương Bột - một thi gia nổi tiếng về thơ Ðường, xưa nay vẫn được tôn sùng là đỉnh cao của nền thi ca cổ điển Trung Hoa - đã làm làm bài hịch ca tụng đá gà (Ðấu kê hịch) cho hai vị Vương tử Bái Vương Hiền và Chu Vương Hiển. Ngoài ra, ông còn làm bài phú “Vua gà chọi”, “Anh hùng gà chọi” khi tới trường gà, xem các hoàng thân quốc thích nhà Ðường đấu gà với nhau. Ông bị Ðường Cao Tông quở trách tại sao không cản ngăn việc đá gà mà còn làm bài hịch ca tụng đá gà và đuổi ra khỏi kinh thành. Chán đời, Bột chu du khắp xứ, sau đó tới tận Giao Châu để thăm cha đang làm quan tại đó. Không may, thuyền của Vương Bột bị chìm trên biển, ông chết đuối khi mới 27 tuổi.
Cũng theo nghiên cứu của các “quân sư” tướng Kỳ, tại Việt Nam, trong tác phẩm “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Ðề - làm quan Ðông Các học sĩ, thời Lê Trung Hưng - cũng có câu chuyện nói về gà. Nội dung câu chuyện kể về đứa con bất hiếu xem mạng gà trọng hơn mạng mẹ ruột. Chuyện kể, xưa có một người đàn ông tính rất vũ phu, động một tý là hắn đánh đập vợ con không tiếc tay. Hắn ham chơi gà chọi, ham đến nỗi ngoài gà ra, hắn cho không còn thú gì tiêu khiển hơn thế được. Lần đó, hắn mua được một con gà thật tốt. Con gà ấy có nước đá rất hay, từng đoạt được nhiều giải. Hắn quý gà vô cùng, chăm sóc từng ly từng tý một.
Một hôm, hắn đi chơi xa, dặn vợ ở nhà trông nom con gà cho mình. Ngày hôm đó, gà mấy lần chạy ra ăn đỗ phơi ở sân. Người vợ ngồi chặt củi gần đấy đuổi mãi không được. Sẵn con dao chặt củi, chị cầm ném đuổi gà. Không ngờ dao trúng vào cổ, con gà giãy lên đành đạch, một lát thì chết. Thấy con gà cưng của chồng chẳng may vì mình mà chết, người vợ xanh cả mặt. Nghĩ đến những trận đòn của chồng, nàng gạt nước mắt khóc và bảo mẹ chồng: “Con không may đánh chết gà. Chồng con về chắc sẽ không để yên cho con. Nhưng con đã có mang được bốn tháng, biết làm sao bây giờ?". Bà cụ đáp: “Con đừng lo, để mẹ nhận là mẹ ném cho. Chả nhẽ nó lại ăn thịt mẹ nó hay sao".
Người chồng trở về, vừa bước chân vào nhà đã hỏi vợ về con gà. Người vợ run rẩy chưa kịp đáp thì bà mẹ đã bảo: "Tao nhỡ tay trót ném chết nó. Rồi tao sẽ đền tiền cho mày mua con khác". Gã đàn ông nổi giận đùng đùng, rồi bảo vợ thổi cơm cho mẹ ăn. Cơm nước xong, hắn cầm thuổng đi trước, bảo vợ lấy dây trói tay mẹ lại, dắt đi sau. Ra đến cánh đồng, hắn hì hục đào một cái huyệt, quyết định chôn người đã làm chết con gà quý của mình.
Ở trên thiên đình, Ngọc Hoàng thấy hết được tội ác của thằng con bất hiếu, liền sai Thần Sét xuống trị tội. Huyệt vừa đào xong, bỗng đâu trời nổi một cơn gió lớn, giữa đồng có một tiếng nổ rất to. Thần Sét nhảy xuống, đánh hắn ngã xuống và thích mấy chữ vào mặt. Thiên hạ nghe tin đồn đổ xô đến xem rất đông. Khi quan về khám, sai lấy dấm bôi vào mặt, thấy nổi lên 8 chữ "Quý gà chôn mẹ, tội ác không tha". Ngày nay, ở vùng Bắc Ninh còn cái bia ghi câu chuyện trên. Câu rủa "Con trời đánh" cũng là do truyện ấy mà có.
Cũng thời Lê Trung Hưng - Chúa Trịnh ở đàng Ngoài, “đá gà” đã trở thành thú vui tiêu khiển của hàng vương tôn quyền quý, trong đó có các hoạn quan. Ðây cũng là một đề tài để Trạng Quỳnh lấy đó đem ra nhạo báng, những cái hư rởm của bọn ăn không ngồi rồi, chẳng biết làm gì. Bọn hoạn quan nơi phủ chúa rất thích chọi gà. Chúng bỏ rất nhiều tiền mua những con gà chọi nòi, đá hay nhất nước đem về nuôi. Nghe nói Trạng Quỳnh có con gà đá hay, thắng gà nhiều nơi, kể cả gà của sứ Tàu, chúng bèn đến xin Trạng cho gà đấu thử.
Biết bọn hoạn quan độc ác, thường gây tai họa cho nhiều người, Trạng Quỳnh ghét lắm, quyết làm chúng bẽ mặt một phen. Trạng hẹn chúng đem gà đến chọi và loan tin cho bàn dân thiên hạ trong thành đến xem. Sáng hôm sau, bọn hoạn quan đem gà đến nơi hẹn. Quỳnh ôm một chú gà thiến của người hàng xóm thủng thẳng bước vào trường gà. Con gà trống thiến của Trạng Quỳnh vừa thả ra đã bị gà chọi nòi của viên hoạn quan xông đến mổ vào đầu và đá cho một phát toạc ức ra, giãy đành đạch chết ngay.
Sau khi đá thắng, chú gà chọi hùng dũng vỗ cánh, vươn cổ gáy một hồi. Bọn hoạn quan nhảy nhót, reo hò. Bấy giờ, Trạng Quỳnh mới thiểu não bước vào, ôm lấy gà của mình, khóc rống lên, kể lể: “Khốn nạn thân mày, gà ơi! Khi chưa bị hoạn, mày rất giỏi giang. Nay bị hoạn mất rồi, sao không biết thân biết phận, còn hung hăng đấu đá, để đến nỗi chết thảm, chết hại như thế này. Khốn nạn thân mày, gà ơi là gà!”. Biết là bị chửi xỏ, bọn hoạn quan vừa tức vừa xấu hổ. Chúng vội vã ôm gà lủi đi giữa tiếng cười giòn giã của dân chúng kinh thành.

Huyền thoại “thần kê”

Kỳ 2: Huyền thoại “thần kê” và cuộc săn lùng của tướng Kỳ

Không chỉ trong giới đá gà ở miền Tây mà cả bên Campuchia từng đồn thổi về một huyền thoại “thần kê” - một con gà bách chiến bách thắng, cho tới chết chưa từng đá thua trận lần nào. Người ta tin rằng, sau khi chết đi, “gà thần” để lại nhiều “hậu duệ” ở vùng Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang… Là một người mê đá gà, tướng Nguyễn Cao Kỳ và các “cố vấn” đã dày công săn tìm “hậu duệ” của “thần kê”.
Huyền thoại thần kê
Cũng giống như dân Việt, người dân nước bạn Campuchia từ xa xưa cũng có thú chọi gà, đặc thù là loại gà Tà-Lóc, không có cựa, chỉ đá bằng đôi chân, gọi là gà Ðòn. Gà này cũng đá rất hăng, nên được Việt kiều Campuchia nuôi để đá chơi trong ba ngày Tết Nguyên đán cho đỡ nhớ nhà, chứ không ăn tiền. Mãi tới khi có một số về thăm quê, mua gà nòi đem lên nuôi và mở trường gà lớn Stung Meng Chây, cách thủ đô Phnom Penh 10km, mới bắt đầu có chuyện ăn thua bằng tiền bạc. Và chính việc “đá gà ăn tiền” trên đất Campuchia đã để lại huyền thoại “thần kê” lưu danh hậu thế.
Các “cố vấn” gà nòi của tướng Kỳ đều thuộc lòng một câu chuyện có thật: Vào cuối thập niên 1930, bỗng nổi lên một Việt kiều nuôi gà nòi nổi tiếng, tên là Lâm Minh Sến, ở xã Vĩnh Lợi Tường, quận Peamchor, tỉnh Prey Veng (Lào), giáp ranh với xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp). Vào khoảng năm 1938, một lần đi xem đá gà trong xóm, thấy có con gà trống thật oai phong, ông Lâm Minh Sến bỏ ra số tiền lớn mua về gây giống. Ông chọn con gà mái “ngon lành” nhất bầy để nhân giống với con gà này. Vài tháng sau, lứa gà đầu tiên giữa cặp “tiên đồng ngọc nữ” này nở được 14 con với màu sắc khác nhau.
Trong số này, có một con rất đặc biệt và dị dạng - lông đen tuyền, không có đuôi. Sến rất thích, đặt tên là Ô Truy, theo điển tích nói về con ngựa hay của Hạng Võ. Cùng một bầy, nhưng con gà đen cụt đuôi rất khác lạ, không chịu ngủ dưới đất mà chỉ ngủ trên cây, tính cô độc, không chơi với ai. Thân hình thì dị dạng, tròn trịa như trái banh và rất ít gáy. Một hôm, có người tên Xả Cập, cũng người làng Vĩnh Lợi Tường, tới thăm nhà ông Sến để coi con Ô Truy. Vốn là tay nuôi gà sành sỏi nên Xã Cập chỉ một lần quan sát gà đã khám phá ra một cái bớt đen nằm giữa cái lưỡi màu hồng lợt của nó. Ngoài ra, gà còn có một cái lông voi, mọc ở giữa cánh; đồng thời còn có thêm một cái vẩy nhỏ, mọc trong kẹt ngón chân giữa - dân chuyên nghiệp gọi là vảy “yểm long”. Theo “kinh kê” (quyển sách về gà nòi của vị tướng triều Nguyễn là Lê Văn Duyệt), đây là một con Thần Kê, loại gà một trăm năm mới xuất hiện một con.
Khi tới tuổi “chinh chiến”, con Ô Truy đụng độ với con “gà điều” hay nổi tiếng trong vùng. Phe bên kia khinh thường ra mặt, họ tưởng ông Sến khờ nên cá độ rất lớn. Vừa xuất trận, chỉ thấy “cục thịt” màu đen co chân nhảy lên đá nghe cái “rẹt” đã thấy con gà điều giãy giụa rồi chết tốt. Thì ra con Ô Truy đã đâm cựa ngay vào cuống họng đối thủ. Từ đó, tiếng tăm Ô Truy vang dội khắp vùng.
Một tay chơi ở miền Nam có con gà xám đá rất hay, nghe nói bên Campuchia có “thần kê”, quyết đem “chiến kê” của mình sang tranh tài cao thấp. Tay chơi này là một cự phú đất Cần Thơ nên đã đem rất nhiều bạc vàng sang thách đấu. Ngoài ra, còn có đám đàn em cũng là những tay chơi khét tiếng ôm tiền sang “ăn theo”. Nhìn thấy bộ dạng của Ô Truy, các tay chơi cự phú ôm bụng cười nghiêng ngả, bởi theo họ, con gà này đạp mái còn không nên thân thì kể gì tới chuyện đấm đá.
Xung trận, cả hai đối thủ gườm nhau rất lâu để thăm dò. Đã thắng nhiều trận nên con gà xám tung chân đá thế liên hoàn. Con Ô Truy cũng tung mình nghênh chiến. Cả hai con gà đá tung bụi mù mịt trong khoảng 2 phút nhưng hầu như không con nào dính đòn của nhau vì các cú ra đòn đều bị đối phương hóa giải. Bỗng dưng, con Ô Truy lùi 3 - 4 bước, gà xám thấy thắng thế lao lên. Ngay lập tức, con Ô Truy phóng vút lên và đá nghe “bịch” một tiếng. Chỉ thấy con gà xám nằm giãy chết, hai mắt lòi ra ngoài vì bị con Ô Truy tung cựa đâm vỡ đầu. Thua sạch tiền nhưng thương con gà nên tay chơi và đám đàn em đem gà về nước chôn cất.
Bấy giờ ở Nam Vang (Phnom Penh) có vị hoàng thân nuôi được một chiến kê rất dũng mãnh đặt tên Krongpha. Con gà này đá toàn thắng nên được coi là “thần kê hoàng gia”. Nghe tin con Ô Truy dị tướng nhưng đá hay, vị hoàng thân đã đích thân ôm gà về vùng biên giới so tài cao thấp. Chưa đầy một hiệp, “thần kê hoàng gia” đã co giò chạy vì không chịu nổi những cú ra đòn quỷ khốc thần sầu của đối thủ. Vị hoàng thân đã bỏ ra rất nhiều tiền để nhận cái gật đầu đồng ý bán gà của ông Lâm Minh Sến.
Về hoàng cung, Ô Truy tiếp tục làm mưa làm gió một thời gian dài và chưa thua bất kỳ một đối thủ nào. Khoảng năm 1939, nhận lời mời giao đấu tại một hội chợ ở Manila (Philippines), vị hoàng thân đã ôm gà theo tàu thủy vượt biển du đấu. Nhưng khi tàu ra giữa biển thì gặp bão lớn. Dù là “thần kê” nhưng ra giữa biển cũng chỉ là chú gia cầm nhỏ bé, con Ô Truy không chịu nổi sóng gió nên chết trên tàu và được ông chủ tổ chức “thủy táng” ngay trên biển rồi quay tàu về nước.
Tướng Kỳ săn lùng hậu duệ của “thần kê”
Giai thoại “thần kê” cũng kể rằng, vì là “gà thần” nên con Ô Truy không được thoải mái “quan hệ” với gà mái như những con gà nòi thường khác. Cả cuộc đời, con Ô Truy chỉ được làm cái việc duy trì nòi giống có 3 lần. Đó là duyên cớ để dân chơi gà sau này truy tìm hậu duệ của Ô Truy. Vào giai đoạn 1950 - 1970, vùng Đồng Tháp đã sản sinh ra những chiến kê dũng mãnh, người ta tin rằng đó là hậu duệ của thần kê Ô Truy. Hơn ai hết, tướng Kỳ rất quan tâm đến việc tìm hậu duệ của “gà thần”. Về làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất (Tư lệnh không quân), rồi thành Thủ tướng chế độ Sài Gòn, tướng Kỳ vẫn dành thời gian săn tìm hậu duệ của thần kê. Tất nhiên, các “cố vấn” gà nòi của tướng Kỳ cũng dày công về vùng Đồng Tháp lùng sục khắp nơi mong tìm được giống gà quý dâng lên chủ tướng.
Biết tướng Kỳ săn tìm thần kê, các sĩ quan muốn thăng quan tiến chức cho nhanh cũng đổ xô đi tìm thần kê để “hối lộ”. Họ tìm từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) qua Chương Mỹ (Hậu Giang) rồi vòng về Chợ Lách (Bến Tre) để kiếm cho được những con gà kỳ hình dị tướng mà họ tin rằng con Ô Truy đã để lại sau 3 lần “truy hoan”. Trại huấn luyện gà của tướng Kỳ trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng đông đúc các loại gà đá được săn tìm từ miền Tây đưa về.
Các “quân sư” gà đá của tướng Kỳ chia gà theo 3 màu lông phổ biến: Ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngả màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: "Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt". Trong trại gà khi ấy chỉ có vài con tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, đá đâu thắng đó, người ta tin rằng đó đích thực là hậu duệ của thần kê Ô Truy. Các “thầy gà” của tướng Kỳ còn phân loại gà theo loại vảy: Tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh lại càng là gà quý; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê...
Có một số đặc điểm đặc biệt của gà mà chỉ có tướng Kỳ và các “quân sư” thân cận mới biết, không để lộ ra bên ngoài, đó là: Gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ, nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Những đặc điểm này, các “thầy gà” của tướng Kỳ đúc kết từ sách và từ thực tế con Ô Truy bách chiến bách thắng của ông Lâm Minh Sến đã kể ở trên. Đối với gà dị hình, dị tướng có 5 loại mà các “thầy gà” lùng mua cho bằng được để đem về trường gà của tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Thứ nhất là gà “tử mị”. Loại gà này khi ngủ thì nằm ngay đơ, sảy cánh và xuôi giò; cũng là tử mị nhưng có loại khác khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi(!). Thứ hai là gà qui, hình dạng giống như con rùa. Khi nằm, nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào, thân như con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lớp lông mượt. Thứ ba là gà độc nhãn, độc dao. Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại này thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch thủ. Đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy. Thứ tư là giống gà mắt ếch mắt mèo. Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà này rất gan lỳ. Loại dị tướng thứ năm là gà tam nhĩ. Gà có 3 lỗ tai, ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường, còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai này thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải để ý, vạch lông ra mới thấy được.
Khi nhìn một con gà, các “cố vấn” thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy... của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay tướng Kỳ và các quân sư thì lại là một con gà có quý tướng. Thông thường, các cố vấn đi săn lùng gà chiến, nhưng cũng có những “ca khó” (chủ gà không chịu bán), đích thân tướng Kỳ phải lái máy bay đi mua hoặc đi đá ở vùng quê xa.

28 tháng 11 2015

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VÀ KIỂM SOÁT CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang chủChủ tịch Hồ Chí MinhThông tinTư liệuTrao đổiCác điểm di tíchGiới thiệuLiên hệ

BẠN ĐANG TRUY CẬP: TRANG CHỦ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VÀ KIỂM SOÁT CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

13 Tháng Bảy 2012   /   1217 lượt xem

Bùi Kim Hồng

Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

 

Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ATK Thái Nguyên. Thời gian đầu, Người ở thôn Điềm Mạc, xã Thanh Định, huyện Định Hoá, sau đó chuyển lên đồi Khau Tý, xóm Nà Trạ ở trong một ngôi nhà sàn nhỏ. Chính tại nơi này, Người đã bắt đầu viết cuốn sách Sửa đổi lối làm việc với bút danh X.Y.Z và tháng 10/1947 thì tác phẩm nổi tiếng này hoàn thành. Trải qua 65 năm, nội dung tác phẩm vẫn chứa đựng những giá trị tiềm tàng vì nó chỉ ra một cách cơ bản và hệ thống về vấn đề cán bộ. Với sự am hiểu sâu sắc lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú từ quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ cách mạng có đầy đủ phẩm chất đạo đức và tài năng mà Người còn hướng dẫn cụ thể phương pháp làm việc và kiểm soát của người lãnh đạo để công việc luôn đạt kết quả cao nhất.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để trở thành người lãnh đạo giỏi, trước hết phải biết cách lãnh đạo đúng, muốn lãnh đạo đúng cần áp dụng những bước sau:

1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng:

Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào, người lãnh đạo không được quan liêu, tự mình sáng tạo ra khách quan mà cần phải dựa vào thực tế, nắm chắc hoàn cảnh để xem quyết định của mình có hợp lý không. Tiếp theo đó cần phải áp dụng hiểu biết và tri thức vốn có của mình một cách năng động: với tình hình này cần đáp ứng điều kiện cần và đủ, trong tình huống khác lại phải thoả mãn yêu cầu chặt chẽ và khắt khe hơn, theo đúng nguyên tắc dĩ bất biến, ứng vạn biến. Sau khi nắm rõ tình hình, cần tổ chức bàn bạc một cách kịp thời và dân chủ trong tập thể lãnh đạo vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:" Một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của mọi vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người"(1). Khi tập thể lãnh đạo đã hoàn toàn thống nhất ý kiến, người lãnh đạo chủ yếu cần phải có lòng tin và quyết đoán đưa ra quyết định cuối cùng của mình, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì nếu không tin vào khả năng bản thân, nghi ngờ trí tuệ tập thể sẽ dẫn đến việc trù trừ không quyết, bỏ lỡ cơ hội trôi qua hoặc trở nên hoang mang đẽo cày giữa đường, dẫn đến thất bại.

2. Phải tổ chức thi hành cho đúng:

Công việc chưa chắc đã đạt kết quả nếu như chỉ có một mình người lãnh đạo quyết định rồi xắn tay áo lên ra sức lăn vào làm. Muốn việc tiến triển tốt và hiệu quả thì người lãnh đạo cần tổ chức được lực lượng, đó là:" Bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng"(2). Có lực lượng rồi, người lãnh đạo phải đóng vai trò là hạt nhân đoàn kếtcác lực lượng lại, tạo nên sức mạnh thành công. Bước quan trọng cuối cùng là biện pháp lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:" Bất kỳ công việc gì, cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng"(3). Với cách thứ nhất, người lãnh đạo cần phải chọn một số cán bộ có khả năng thực sự, giao cho công việc để thu được kết quả tốt nhất, sau lấy đó làm bài học kinh nghiệm chung cho các cán bộ khác. Cách thứ hai, người lãnh đạo cất nhắc một số cán bộ hăng hái làm nòng cốt đi đầu, thúc đẩy phong trào chung và lôi kéo tất cả mọi người trong công việc. Đối với cả hai cách làm này, người lãnh đạo cần học hỏi kinh nghiệm và giữ liên hệ với quần chúng để nắm vững mọi thông tin, kịp thời điều chỉnh, chỉ đạo cho đúng hướng.

3. Phải tổ chức sự kiểm soát:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:" Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành hay không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm; ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi"(4), vì thế người lãnh đạo cần phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên bằng hai cách phối hợp. Cách thứ nhất là kiểm tra từ trên xuống theo trình tự: cán bộ lãnh đạo trực tiếp- người phụ trách việc- tập thể giúp cùng thực hiện công việc. Đây là cách người lãnh đạo thay mặt tập thể kiểm tra, kiểm soát những công việc mà cán bộ dưới quyền mình được giao. Cách thứ hai là kiểm tra từ dưới lên theo thứ tự: cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp- các bộ phận nhân sự liên quan- người lãnh đạo chính. Đây là cách cán bộ và quần chúng cấp dưới bày tỏ chính kiến, thái độ của tập thể đối với người lãnh đạo thông qua sự góp ý thẳng thắn, tích cực xây dựng trong các cuộc họp, buổi tranh luận công khai dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dạy:" Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc"(5), trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, người lãnh đạo cần phải thực hành năm phương châm để sâu sát tình hình cán bộ cấp dưới:

- Mắt thấy: Việc gì, ở chỗ nào cũng phải nhìn được, biết được cụ thể tận nơi

- Tai nghe: Tiếp thu ý kiến trực tiếp, không nghe qua trung gian phát ngôn

- Mồm nói: Luôn có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể chứ không ậm ừ qua chuyện

- Chân đi: Tìm hiểu các điều kiện hoàn cảnh thực tế, thoát ly văn phòng

- Tay làm: Thể hiện sự mẫu mực trong công tác để tạo nên uy tín lãnh đạo

4. Sử dụng và bổ nhiệm đúng cán bộ:

Việc chọn người và thay người cũng là một khâu quan trọng trong công tác lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở:" Chúng ta phải có kế hoạch, chính sách đối với cán bộ già, cán bộ trẻ. Già làm được việc gì thì giao làm việc ấy, không thì đối đãi thoả đáng. Cán bộ trẻ có tài, đức thì phải mạnh dạn đề bạt"(6). Thực tế hiện nay cho thấy cán bộ có bề nổi bằng cấp thường được cất nhắc, mặc dù chất lượng chuyên môn của những vị này hoàn toàn không tương xứng với văn bằng họ có. Ví dụ giáo sư A, tiến sỹ B, thạc sĩ C chỉ có một công trình, luận văn duy nhất để đăng quang rồi cả chục năm sau xa rời khoa học, bỏ bê nghiên cứu thì không thể thạo việc và làm có kết quả tốt bằng một vị E chỉ có bằng trung cấp nhưng chịu khó, ham tìm tòi học hỏi, phấn đấu vươn lên. Bên cạnh chuyện bằng thật học giả- học giả bằng thật, còn nhiều kiểu cán bộ khác mà người lãnh đạo cần phải tỉnh táo, cân nhắc bằng lý trí, suy nghĩ cẩn thận, tránh đề bạt, bổ nhiệm nhầm những đối tượng như:

Cơ hội: Luôn luôn “lắc gật” vô thưởng vô phạt, hễ thấy số đông nói đúng cũng theo hoặc nhiều người bảo sai cũng đồng ý; không có chính kiến rõ ràng, chỉ quan tâm những gì liên quan đến bản thân mình.

Bất tài: Không có năng lực chuyên môn gì rõ ràng, tồn tại chủ yếu dựa vào thân quen, nịnh bợ, lấy lòng lãnh đạo rồi tự đánh bóng mình nhờ danh tiếng của lãnh đạo

Công thần: Cậy mình có thâm niên công tác, “sống lâu lên lão làng” nên cứ lấy chủ quan của mình làm chuẩn mực, áp đặt ý kiến một cách thiển cận, chỉ biết “khoét chân cho vừa giày” chứ không chịu “sửa giày theo chân”.

Nói suông: Việc gì, chuyện gì cũng tham gia góp ý kiến nhưng nội dung không có gì mới, chủ yếu chỉ để tán đồng với ý kiến người khác nên những lời nói này không có bất kỳ giá trị thực tế nào

Cũng do tình trạng bách nhân- đa tật đó cho nên phương pháp sử dụng bổ nhiệm cán bộ kế cận của người lãnh đạo càng quan trọng vì nếu: “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hoá ra tài to, lãnh đạo không khéo, tài to cũng hoá ra tài nhỏ"(7).

Sự ra đời của phương pháp làm việc và kiểm soát ngay trong giai đoạn đầu tiên của cuộc trường kỳ kháng chiến đã cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác lãnh đạo, người cán bộ phải luôn nâng cao năng lực, đổi mới tư duy, mở rộng tầm nhìn thì mới có thể lãnh đạo thành công. Trong sự nghiệp cách mạng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo của ta vẫn là công tác cần thiết và thường xuyên. Trước tình hình thời sự khá phổ biến là cán bộ được bầu hoặc bổ nhiệm đều phải giải quyết những vấn đề rộng hơn chuyên môn đã được đào tạo như: phẩm chất lãnh đạo, năng lực tập hợp và điều hành những người có chuyên môn hoặc bằng cấp cao hơn mình, chỉ đạo một tập hợp gồm nhiều cá nhân với tính cách tâm lý và lối sống khác nhau..., rất nhiều cơ quan Nhà nước đã nảy sinh quan niệm nhầm lẫn giữa lãnh đạo và thực hành, giữa quyền lực và khoa họckhiến nhiều vị chức sắc cứ đinh ninh có quyền trong tay là quyết định được mọi vấn đề chuyên môn và kết quả các cán bộ lãnh đạo cứ phải đau đầu sửa sai cho nhau, dẫn đến mất uy tín trầm trọng. Vì thế, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và đúng đắn tính chất quan trọng, cấp thiết của việc xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhằm tạo ra những thế hệ lãnh đạo đủ tài và tâm để thực hiện thắng lợi đường lối chính sách mà đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra, và muốn vậy, chúng ta càng cần phải tiếp tục nghiên cứu và thấm nhuần hơn nữa phương pháp Sửa đổi lối làm việc.

 Chú thích:

1, 3, 4, 5, 7. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, tập V, tr 504, 288, 287, 208, 280.

2. S. đ. d, tập X, tr 466.

6. Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử. Nxb CTQG, H.1996, tập VIII, tr106.

Chia sẻ qua:  FacebookGoogle +TweetLinkedInPinterestEmail

XEM THÊM

Tìm hiểu tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

07/11/2011   /   9639 lượt xem

GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN

02/11/2011   /   6464 lượt xem

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO TRI THỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

02/11/2011   /   1672 lượt xem

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

02/11/2011   /   1113 lượt xem

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG HÀNH TRÌNH CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH

02/11/2011   /   2533 lượt xem

Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH KHI RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

01/11/2011   /   6262 lượt xem

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tìm kiếm và trọng dụng nhân tài khoa học

19/09/2011   /   2114 lượt xem

TƯ TƯỞNG - ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MÌNH

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào "Ba đảm đang"Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin (28/8/1945-28/8/2015): Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm tới sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộcPhát triển doanh nghiệp theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam ngày 13-10-1945Văn hóa đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh tiếp cận từ Khu Di tích Phủ Chủ tịchVăn hóa, đạo đức doanh nghiệp, doanh nhân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí MinhChủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc qua thơ chữ HánChủ tịch Hồ Chí Minh và triết lý "tu thân" Nho giaChủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Trung HoaChủ tịch Hồ Chí Minh với nông dân Trung Quốc giai đoạn 1924-1927Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách Trung QuốcHồ Chí Minh - Người đặt nền móng mối quan hệ Việt - TrungNguyễn Ái Quốc những năm 1930-1931Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hiện nayNguyễn Ái Quốc và các đồng chí cách mạng ở Quảng ChâuHành trình của Nguyễn Ái Quốc từ Pari đến Quảng Châu

XEM NHIỀU NHẤT

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệpNguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin“Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị"Thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làmTìm hiểu tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp 1946Dấu ấn Hồ Chí Minh: Từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959MỘT VÀI SUY NGHĨ QUA TÁC PHẨM “LỊCH SỬ NƯỚC TA” CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”Về cuốn "Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" trưng bày ở nhà Sàn

TIN TỨC TỔNG HỢP

Chuyến đi thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn cán bộ Khu Di tích Phủ Chủ tịchKhu di tích 45 năm bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trịPhong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh

TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch bao nhiêu lần?

Chưa lần nàoMột lầnHai lầnHơn hai lầnKhông nhớ

Trả lời Xem kết quả

LIÊN KẾT WEBSITE

Tổng cục Du lịchTổng cục Thể dục thể thaoTổng đại lý vé máy bay 247Trang tin điện tử CinetViện bảo tồn di tích, Bộ VHTTDLViện nghiên cứu phát triển du lịchBản tin Khoa học Công nghệBáo điện tử Tổ QuốcBáo điện tử Tổ Quốc, Bộ VHTTDLBảo tàng Cách mạng Việt NamBảo tàng Dân tộc họcBảo tàng Hồ Chí MinhBảo tàng lịch sử Quốc giaBộ giáo dục đào tạoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchCơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP HCMCục Bản quyền tác giả Việt namCục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãmCục Nghệ thuật biểu diễnCục Văn hóa cơ sởĐại học Văn hóa Hà nộiHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt namHội Di sản Việt namTạp chí Du lịchThư viện Quốc gia Việt namTổng cục Du lịchTổng cục Thể dục thể thaoTổng đại lý vé máy bay 247Trang tin điện tử CinetViện bảo tồn di tích, Bộ VHTTDLViện nghiên cứu phát triển du lịchBản tin Khoa học Công nghệBáo điện tử Tổ QuốcBáo điện tử Tổ Quốc, Bộ VHTTDLBảo tàng Cách mạng Việt NamBảo tàng Dân tộc họcBảo tàng Hồ Chí Minh

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập: 2.735.854

Bản quyền thuộc: Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (Cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 226 - 08 043 315   Fax: 08 043 064
Email: khuditichphuchutich@cpt.gov.vn

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2 và chiều thứ 6). Sáng từ: 8h đến 11h. Chiều từ: 13h30' đến 16h

dân

- See more at: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=196&sitepageid=425#sthash.vAVIJK1T.23klKhI6.dpuf

03 tháng 9 2015

Hiệp hội các trường Cđ, đH kiến nghị về Luật GDNN

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng VN vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị về một số điều Luật giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Thứ nhất, hiệp hội không phản đối về sự tồn tại của Luật GDNN nhưng kiến nghị cần hiểu cho đúng khái niệm “GDNN” và phải xem đó chỉ là một lĩnh vực giáo dục đào tạo, không phải là một bậc học, cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã không phản hồi về nhận định này của hiệp hội.
Vì hiểu không đúng nên những người soạn thảo luật đã kéo toàn bộ cấp độ đào tạo cao đẳng (vốn thuộc bậc giáo dục đại học) về “bậc” GDNN làm cho hệ thống giáo dục quốc dân cũng như Luật giáo dục bị xáo trộn.
Thứ hai, theo quy định của Luật GDNN thì không có sự liên thông giữa các trình độ trong “bậc” GDNN.
Bởi lẽ luật quy định “bậc” GDNN có ba trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng) mà hai trình độ đầu được thiết kế theo tiêu chí tay nghề (không cần trình độ học vấn đầu vào), còn trình độ cao đẳng lại được thiết kế theo tiêu chí học vấn (phải có bằng THPT hoặc tương đương).
Thứ ba, không thể gom tất cả các luồng ở cấp độ cao đẳng (hàn lâm, chuyên nghiệp và nghề) thành một luồng nghề nghiệp duy nhất như ở Luật GDNN.
Thứ tư, quy định người tốt nghiệp cao đẳng được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành là sai.
Bộ Lao động - thương binh và xã hội có biện dẫn tại Đức người tốt nghiệp các trường Hochschule và Fachhochschule vẫn được cấp bằng kỹ sư thực hành nhưng những trường đó là trường đại học, chứ không phải đó là các trường cao đẳng như Bộ Lao động - thương binh và xã hội nhầm lẫn.
Hiệp hội cũng kiến nghị nên đổi tên Luật GDNN thành Luật giáo dục nghề. Trường hợp nếu vẫn giữ nguyên tên gọi “Luật GDNN” thì cần phải bổ sung rất nhiều nội dung, chủ yếu liên quan đến khu vực giáo dục chuyên nghiệp.

22 tháng 6 2015

Những cấm kỵ khi du lịch Thái Lan

Zing - 6 giờ trước

Thái Lan là đất nước Phật giáo, rất chú trọng quy tắc lễ nghi. Du khách khi đến thăm mảnh đất này cần nắm được một số quy tắc giao tiếp của người dân nơi đây.

Đối với hòa thượng: Hơn 90% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Mỗi người đàn ông đều phải trải qua hai lần đi tu trong đời. Vì vậy, du khách tới Thái Lan sẽ thường xuyên nhìn thấy cảnh hòa thượng đi lại ngoài đường. Bạn cần lưu ý một số điều để thời gian ở đất nước chùa vàng được vui trọn vẹn.

Vào ngày trời nắng, nếu bạn phải đi qua trước mặt hòa thượng thì bắt buộc phải tránh giẫm phải bóng của họ. Theo giáo lý của đạo Phật, cái bóng của hòa thượng cũng chính là bản thân vị. Nếu bước qua bóng cũng chính là giẫm lên thân thể của họ. Đây là hành vi thể hiện sự bất kính, du khách nên tránh. Ảnh:Tengxun Foxu.


Bạn không được chạm vào cơ thể của nhà sư. Đặc biệt, người Thái cấm kỵ phụ nữ đưa bất kìỳ cái gì cho nhà sư một cách trực tiếp. Nếu muốn đưa một vật gì cho nhà sư, phụ nữ phải đưa qua người đàn ông, hoặc nhà sư dùng khăn để đỡ lấy đồ vật. Vì vậy, bạn nên tránh chạm vào cơ thể của các vị hòa thượng ở những chỗ đông người. Ảnh: CRI.


Khi tham quan đền chùa: Du khách cần chú ý ăn mặc, tuyệt đối không được mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào chùa. Bạn nên mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự và không đi dép lê. Ảnh: Sina.


Đối với tượng Phật: Không được sờ vào tượng Phật, không leo trèo lên bệ ngồi của tượng Phật. Du khách cần thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với tượng Phật, dù đó là tượng nhỏ hay lớn, mới hay cũ. Nếu bạn mua tượng Phật, không được để tượng chung với túi đựng quần. Người Thái Lan cho rằng, hành vi đó là xúc phạm nghiêm trọng tới sự tôn nghiêm của Phật. Ảnh: Tooopen.


Đối với hoàng gia: Người Thái Lan rất tôn trọng hoàng gia, do đó bạn nên cẩn thận khi thể hiện thái độ Du khách tuyệt đối không nên có hành động chế giễu hay đùa cợt với vua hay các thành viên trong hoàng tộc. Nếu không, bạn sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng. Ảnh: Baike.


Khi vào thăm nhà dân: Bạn phải bỏ dép và không được giẫm lên ngưỡng cửa. Nếu chủ nhân ngồi dưới nền đất, khách cũng nên làm theo như vậy. Khi ngồi, bạn không được vắt chéo chân chữ ngũ hay làm lộ lòng bàn chân ra ngoài. Ảnh: Tengxun.


Nếu muốn tặng quà cho người Thái, bạn không nên tặng thuốc lá vì hại cho sức khỏe. Món quá phải được gói bọc cẩn thận. Khi trao quà, bạn dùng tay phải để đưa quà cho họ, không được dùng tay trái. Nếu người Thái tặng cho bạn quà, bạn nên chắp tay hướng vào họ thể hiện lòng cảm ơn trước khi nhận. Nếu đối phương không chủ động yêu cầu bạn mở quà, bạn cũng không nên mở trước mặt họ. Ảnh: Ton Jakkabhat.

Không chạm vào đầu người khác:Người Thái cho ràng đầu là bộ phận quý giá nhất trên cơ thể người. Do đó bạn không nên sờ hoặc vuốt ve đầu trẻ em. Vỗ vai, vỗ lưng người khác cũng là những cử chỉ xúc phạm.

Ngoài ra, có một điều bạn cũng cần lưu ý là người Thái Lan tuyệt đối không dùng bút đỏ để ký tên. Theo tập tục, bút đỏ dùng để ghi tên người đã mất trên nắp quan tài. Ảnh: Sina.

Những sự thật thú vị về Thái Lan 95% dân số theo đạo Phật, xúc phạm hoàng gia có thể bị bỏ tù, tuyệt đối không chạm vào đầu người khác... là những sự thật thú vị mà bạn nên biết trước khi đến xứ chùa vàng.

Đỗ Vũ

18 tháng 6 2015

Miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu

Chinhphu.vn - 2 giờ trước
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP miễn thị thực cho công dân 5 nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa Italia khi nhập cảnh Việt Nam.


Ảnh minh họa

Cụ thể, công dân 5 nước trên sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính sách trên được thực hiện trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 30/6/2016 và sẽ được xem xét, gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2015, Chính phủ đã nhất trí với các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và phát triển ngành Du lịch Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình, trong đó có việc mở rộng diện các quốc gia được miễn thị thực, cấp visa điện tử, thuận lợi về quy trình, thủ tục cấp visa.

Tại Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành cuối năm 2014, Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất mở rộng diện các quốc gia được miễn thị thực gắn với bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Được biết, Việt Nam đã miễn visa đơn phương cho 7 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga), miễn visa trên cơ sở có đi có lại với 9 nước ASEAN. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân nước Cộng hòa Belarus.

Từ khi miễn visa (năm 2014) khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 2,43 lần; từ Hàn Quốc tăng 3,6 lần; từ Nga (từ năm 2009) tăng 7,45 lần…

Phương Nhi

Google phát minh công cụ định lượng dinh dưỡng thức ăn

Thanh Niên - 1 giờ trước

(TNO) Google đang lên kế hoạch sáng chế ra công cụ có khả năng định lượng số calorie từ ảnh chụp các món ăn của bạn, trang tin công nghệ Engadget (Mỹ) cho biết ngày 16.6.

Người tiêu dùng burger tại chuỗi thức ăn nhanh Burger King - Ảnh: Reuters

Nếu bạn có thói quen chụp ảnh “tự sướng” với thức ăn trước khi dùng bữa thì đây hẳn là tin vui cho bạn. Các lập trình viên của Google đang thực hiện nghiên cứu các thuật toán cho phép công cụ phân tích hình ảnh của Google giờ đây có thể nhận diện và ước lượng thành phần dinh dưỡng trong món ăn.

Theo tạp chí khoa học công nghệPopular Science (Mỹ), dự án này có tên gọi Im2Calories. Công cụ thông minh sẽ “đếm” số lượng trứng, thịt nướng hay xúc xích trên đĩa thức ăn bạn đã chụp, rồi từ đó nhanh chóng cho ra kết quả hàm lượng chất dinh dưỡng của món ăn trong ảnh.

Các chuyên gia cho biết, bằng công cụ này, họ sẽ thống kê được hành vi ăn uống của người dùng, đồng thời sẽ đưa ra lời khuyên hay cảnh báo sức khỏe kịp thời nhằm tránh các bệnh thừa cân hay tim mạch do thói quen ăn uống.

Nhưng trước khi Google có thể tung ra phát minh đó thì ngay thời điểm này bạn cũng có thể nhanh chóng kiểm tra số năng lượng một số món thức ăn nhanh phổ biến trên thị trường.

Lấy ví dụ là món Big Mac, món bánh burger nổi tiếng của McDonalds, để kiểm tra chính xác số năng lượng mà sản phẩm này cung cấp, bạn chỉ cần gõ (hoặc ra lệnh bằng giọng nói) “calories in a Big Mac” trên Google.

Kết quả tìm kiếm của Google sẽ lập tức cung cấp ngay cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về thành phần dinh dưỡng của Big Mac bao gồm cả hàm lương chất béo, đạm, đường… Công cụ này hoạt động tương tự các ứng dụng di động theo dõi sức khỏe phổ biến trên thị trường.

Ngoài ra, Google cũng cho phép bạn có thể kiểm tra các thực đơn của những chuỗi thức ăn nhanh phổ biến, sau đó xem hàm lượng dinh dưỡng của các món ăn mà bạn có ý định mua. Bạn có thể gõ: “Burger King calories” để xem qua loạt burger của hãng này trong nháy mắt.

Bằng việc kiểm tra đầy bổ ích này, bạn có thể kiểm soát tốt hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp với cơ thể, tránh sa đà vào các món ăn quá dư thừa năng lượng mà nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Hoàng Uy

15 tháng 6 2015

Rượu CHIVAS 18


Rượu CHIVAS 18 YEARS

  • Xuất xứ: Rượu Scotland
  • Năm SX: 18
  • Dung tích (ml): 750
  • Nồng độ (%): 40
  • Giá Rượu: ......................VNĐ (tầm 1,2 tr)

Trong các loại Rượu Chivas, Chivas Regal 18 Year Old mang đến cho bạn những trải nghiệm về rượu whisky vô cùng đáng giá bởi vì đây là một loại whisky với nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng bằng tay, mang đến một hương thơm ngát thật khác biệt.





Cụ thể hơn, những hạt ngũ cốc và mạch nha ngon nhất và tốt nhất được chọn lựa và sau đó chúng được ủ riêng biệt trong những thùng gỗ sồi có tuổi từ 18 năm trở lên trong một thời gian nhất định. Cuối cùng chúng được hòa trộn với nhau để tạo thành Chivas Regal 18.
 
Đặc điểm
  • Màu: vàng đậm hổ phách
  • Mùi: hương thơm nhiều lớp với hương trái cây khô và kẹo bơ.
  • Vị: nồng nàn, ngọt ngào và êm diệu một cách khác biệt với vị sôcôla đắng thoảng hương hoa thanh lịch và một ít hương khói, dư vị kéo dài, ấm áp và đáng nhớ.
Các thưởng thức
Dùng nguyên chất hoặc với đá.

Rượu Chivas 21

                       
Rượu Chivas 21 years

  • Xuất xứ: Rượu Scotland
  • Năm SX:
  • Dung tích (ml): 700
  • Nồng độ (%): 43
  • Giá Rượu: ...................VNĐ (tầm 2,3 tr)

Chivas Royal Salute được tạo ra cho lễ đăng quang của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị , dòng rượu này là sự kết hợp của các loại whisky hảo hạng có độ tuổi ít nhất là 21 năm .
 


 
Trong các loại Rượu Chivas, Royal Salute 21 là một kết hợp thật sự khác biệt của những nguyên liệu hiếm có. Được công nhận là loại whisky tuyệt hảo đầu tiên của xứ Scốtlen bởi những nhà am hiểu, Royal Salute được tạo nên bởi anh em nhà Chivas với thương hiệu Chivas Regal để mừng lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953.
Gần đây nhất, Royal Salute nhận được giải thưởng “Whisky ngon nhất xứ Scốtlen” tại giải “International Spirits Challenge” và giải “Rượu mạnh ngon nhất xứ Scốtlen” vào năm 2002. Viện kiểm tra chất lượng đồ uống (Beverage Testing Institute) đã xác nhận Royal Salute là một trong những whisky hàng đầu thế giới.
 
 

 
 Đặc điểm
* Màu: vàng hổ phách lộng lẫy
* Mùi: hương thơm cân bằng của trái cây, hương hoa và khói.
* Vị: một kết hợp đầy lý thú của những hương vị ngọt ngào, sâu lắng, êm dịu và thơm ngon, dư vị ấm áp kéo dài.
 
Cách thưởng thức: Dùng nguyên chất hoặc với đá

07 tháng 6 2015

Điều ít biết về Bí thư Thành ủy "nhường ghế cho người trẻ"

Báo GTVT - 2 giờ trước

Là “thị trưởng” duy nhất ở Việt Nam được phong anh hùng, người dân gọi ông là "người lãnh đạo sống tử tế nhất”.


Ông Nguyễn Sự trong một lần trò truyện với người dân

Nguyễn Sự là con người đặc trưng đã góp một phần làm nên linh hồn của Hội An. Khi nhắc đến Hội An, người ta nghĩ ngay đến Nguyễn Sự, và ngược lại. Ông là “thị trưởng” duy nhất ở Việt Nam được phong anh hùng. Những người dân bình thường đều gọi ông là "người lãnh đạo sống tử tế nhất”. Tôi đã nhặt được những câu chuyện lạ lùng do chính người dân Hội An kể về ông.

1. Hội An chìm trong nước, Nguyễn Sự dầm mưa trèo lên canô hò hét chỉ đạo bà con bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, bảo vệ phố cổ. Một người dân bị nước lũ cuốn trôi, trước mặt một tài công đang điều khiển chiếc ghe lớn chở hàng hóa cho các thương lái. Anh này bỏ mặc người bị nạn. Nguyễn Sự cho dừng canô cứu người và tức tốc đuổi theo anh tài công kia. Khi đuổi kịp, ông nhảy qua xuồng của anh ta, anh ta van nài: “Nghề sông nước của em không được cướp mồi của Hà Bá anh có bắt em thì bắt”. Nguyễn Sự xán cho hắn bạt tai: “Tau xán cho mi nhớ vì cái tội phản bội đạo lý của dân tộc “thấy chết mà không cứu”, chớ bắt mi làm chi, Hà Bá ở mô mi chỉ tau coi!”.

2. Hội An mở cửa, du khách Tây đến nườm nượp, Nguyễn Sự cho mời bà con trong phố đi học tiếng Anh. Ông chỉ đạo cho phòng Văn hóa, phòng Giáo dục, cả văn phòng Ủy ban mở lớp dạy tiếng Anh cho tiểu thương, thợ thủ công, công chức và bà con Hội An nườm nượp đi học. Ở Hội An không có massage, nhiều người đề xuất mở dịch vụ này, Nguyễn Sự nạt, giọng Quảng rặt: “Không moát xoa, moát xiếc gì rồi sinh hư ra, muốn moát xoa thì đi chỗ khác, “Ven hóa” mới là cái mà du khách cần ở Hội An và Hội An cũng cần những du khách có “ven hóa”!

3. Thời kỳ bao cấp, đói nghèo, chiến tranh biên giới khốc liệt. Lúc ấy, anh nào được học sư phạm ra trường đi dạy học là may mắn lắm. Nguyễn Sự lúc ấy là thầy giáo. Trong cuộc họp hội đồng, mọi người tranh cãi chuyện đường sữa. Nguyễn Sự đứng phắt dậy và nói: “Anh em người ta chiến đấu chết sống ngoài biên giới, ở đây bay cãi nhau về chuyện nhỏ mọn nớ, chẳng đáng mặt trượng phu. Tao nghỉ dạy đi nghĩa vụ đây”. Nói xong Nguyễn Sự bỏ họp, bỏ trường và đi thẳng ra ủy ban đăng ký vào quân đội.

4. Ở ngoài đời ngang ngạnh như vậy, nhưng Nguyễn Sự sợ mẹ một phép, từ lúc đi dạy học, làm cán bộ Đoàn, rồi làm chủ tịch huyện, mỗi lần có lỗi làm mẹ giận, Nguyễn Sự cúi đầu xin lỗi mẹ hàng giờ liền. Khi mẹ có tuổi không đi được, trong ngày lễ hội “Công nhận di sản văn hóa”, mẹ muốn xuống phố đi bộ xem đèn, Nguyễn Sự cõng mẹ trên lưng đi hết các khu phố.

Những câu chuyện cho thấy Nguyễn Sự được người dân Hội An yêu mến vô cùng. Tôi lại nghĩ: “Làm lãnh đạo được dân yêu mến là quý nhất, hoặc dân sợ cũng tốt, chứ người nào lên, người nào xuống dân không quan tâm thì buồn lắm!”.

Thông tin ông Nguyễn Sự (SN 1957) - Bí thư Thành ủy Hội An (Quảng Nam) vừa làm đơn xin nghỉ trước tuổi, sau khi trải qua hai nhiệm kỳ làm Bí thư khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Ông Sự đã có 21 năm giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt của TP Hội An, từ Chủ tịch qua Bí thư.

Chia sẻ với báo chí, ông Sự nói mình xin rời vị trí vì cảm thấy đã đến lúc để tạo cơ hội cho những người trẻ, có tư duy mới hơn để đưa Hội An phát triển đột phá.

T.Nguyên

Theo Nguyễn Một/Lao Động

22 tháng 5 2015

Những bức ảnh gây chấn động về sự xấu xí của một số người Việt

VietnamNet - 3 giờ trước

Ăn cắp, buôn bán hàng cấm, lấy đồ ăn quá dư thừa trong những buổi tiệc buffet cho đến sự tranh giành, chen lấn hay đổ rác bừa nơi công cộng… những hành động của một số ít đã đã làm xấu mặt người Việt trên nhiều nước bạn.


Ngày 15/5 vừa qua, tại khu vực Lyublino, nơi tập trung đông người Việt ở Moscow, cảnh sát đã bắt được 2 công dân VN đang có ý định tiêu thụ đầu của một con hổ Amur, một loài vật quý trong Sách Đỏ. Hai đối tượng cố chống cự song đã bị khống chế và còng tay vào hàng rào của khu chợ Lyublino. Hai người đàn ông này bị bắt đúng lúc họ định bán đầu một con hổ Amur qua quảng cáo trên báo. Ảnh: msk.kp.ru


Tháng 4/2014, Nippon TV (Nhật Bản) đã đưa tin kèm đoạn video quay tại hiện trường cảnh 2 nghi phạm người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa. Theo bản tin của Nippon TV, 2 nghi phạm nói trên (nam giới, 23 tuổi và 25 tuổi) bị cảnh sát Nhật bắt khi đang cố gắng chạy trốn. Hai nghi phạm này thuộc nhóm 5 người Việt Nam bị cảnh sát Nhật theo dõi từ tháng 12/2013 vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc ở 2 thành phố Muragame và Mitoyo, tỉnh Kagawa. Ảnh: TNO


Hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ mới đây, được cho là chụp tại, Wako-shi, Nhật. Ảnh: Internet


Tấm biển cảnh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản này được cư dân mạng cũng như truyền thông đưa lại rất nhiều lần. Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu... thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. Ảnh: Internet


Câu chuyện cái ô của bác Gen cũng gây chấn động một thời trên mạng. Chuyện rằng bác Gen Kitagawa đến Trường Nhật ngữ An Narimasu với chiếc ô của mình. Đến khi bác về, trời mưa, bác không tìm thấy chiếc ô ở nơi bác để nó - góc riêng cho mọi người để ô ở trường. Bức xúc, bác Gen viết một mẩu giấy, dán ở nơi để ô, nội dung: "Bác Kitagawa ghét HS VN vì có người lấy cái ô của bác!".


Hàng loạt người xông vào... kết bạn với bác Gen Kitagawa để xin lỗi và bày tỏ sự xấu hổ của người Việt khi trong cộng đồng Việt Nam lại có người xấu đến mức trộm cả cái ô của bác. Có người kêu gọi ai đã lấy ô của bác nên mang trả lại để rồi sau đó thêm nhiều người xót xa khi chẳng có chiếc ô nào được trả về. Chỉ một số ít người đặt câu hỏi với bác Gen Kitagawa về cơ sở khiến bác kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác. Không chứng minh được, bác Gen đã ngỏ lời xin lỗi trên trang cá nhân, tháo bỏ mẩu giấy của mình và thay bằng một mẩu giấy khác...


Nội dung mẩu giấy mới: "Kẻ lấy cái ô của bác ở đây chắc sung sướng không bị ướt. Mầy vui mừng thì cười lên đi. Trong lúc mầy cười tao phải khóc à!". Không kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác nữa, nhưng bác Gen vẫn viết bằng tiếng Việt.


Thêm một cảnh báo khác ở Nhật: Tuyệt đối không lấy ô và giày của người khác để dùng". Ảnh: Internet


Không chỉ ở Nhật Bản, mà Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt. Ảnh: Internet


Bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'. Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc. Ảnh: Internet


Một bức ảnh khác cảnh báo tiếng Việt về thói vứt rác bừa bãi của người Việt ở Hàn Quốc. Ảnh: Internet


Bức ảnh được cho là chụp ở Lào, cảnh báo thói đi vệ sinh bừa bãi bằng tiếng Việt. Ảnh: Internet


Tấm biển với dòng chữ tiếng Việt chưa chuẩn cú pháp dành nhắc nhở những người thiếu ý thức khiến bao người Việt nhìn thấy phải cúi đầu xấu hổ. Ảnh: Internet


Những hình ảnh tranh giành đồ ăn, lấy đồ ăn nhiều vô tội vạ cũng gây tai tiếng cho người Việt. Ảnh: Internet


Tại Thái Lan... Ảnh: Internet


tại Singapore... Ảnh: Internet


tại Lào. Ảnh: Internet


Trong cuộc sống, đôi khi chính những hành động của người lớn đã vô tình dạy con trẻ những điều xấu. Như người mẹ này, thản nhiên lấy rau câu đút cho con ăn trong siêu thị. Ảnh: Phunuonline


Một người mẹ khác vô tư lấy sản phẩm của siêu thị (ở TP.HCM) cho con giấu vào túi áo. Liệu chị có dạy đứa trẻ kiềm chế được lòng tham khi nhìn thấy món đồ mình thích? Ảnh: Phunuonline

M. Thư (tổng hợp)