*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

25 tháng 7 2012

Cầu khỉ Việt Nam lọt danh sách và 10 cây cầu đáng sợ nhất thế giới


(Dân trí) - Những cây cầu này mang đến cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm và đôi khi sợ hãi cho những người đi ngang qua do được xây dựng trên những ngọn núi cao hay có khi chỉ là một cây tre như cầu khỉ của Việt Nam.

 
1. Cầu Aiguille du Midi, Pháp
1. Cầu Aiguille du Midi, Pháp. Toạ lạc trên đỉnh núi Aiguille du Midi thuộc dãy núi Mont Blanc gần Chamonix, cầu Aiguille du Midi cao 3.840m trên mực nước biển. Khi đứng ở độ cao này nhìn xuống sẽ có cảm giác chóng mặt. Nhưng cây cầu này khá ngắn nên những người sợ độ cao có thể nhanh chóng vượt qua.
 
2. Cầu Royal Gorge, Mỹ
2. Cầu Royal Gorge, Mỹ. Cây cầu Royal Gorge, dài 384m, bắc qua sông Arkansas tại Royal Gorge, bang Colorado nằm ở độ cao 295m so trên một hẻm núi. Đó là cây cầu treo cao nhất nước Mỹ. Cầu được hoàn thành năm 1929 nhưng không có các dây cáp mãi cho tới năm 1982.

3. Cầu treo Trift trên dãy An-pơ, Thuỵ Sĩ
3. Cầu treo Trift trên dãy An-pơ, Thuỵ Sĩ. Toạ lạc trên sông băng Trift gần thị trấn Gadmen trên dãy An-pơ của Thuỵ Sĩ, cây cầu treo Trift cao 100m và dài 170m. Nó được xây dựng vào năm 2004 để những người leo núi có thể tới được một ngôi nhà tạm vốn không thể tiếp cận được do sông băng. Ngày nay, Trift vẫn là một trong những cây cầu treo dành người đi bộ cao nhất tại dãy An-pơ.

4. Cầu treo Capilano, Canada
4. Cầu treo Capilano, Canada. Cầu treo Capilano bắc qua con sông cùng tên ở phía bắc Vancouver, tỉnh British Columbia. Cầu dài 137m và cao 70m. Được xây dựng vào năm 1889, cây cầu treo đơn giản này khá cao, hẹp và đặc biệt là rất rung, khiến những người đi qua không khỏi rùng mình.

5. Cầu Mackinac, Mỹ.
5. Cầu Mackinac, Mỹ. Cầu Mackinac tại bang Michigan dài 8km và cao 60m so với mực nước biển. Một số tài xế thường sợ đi qua cây cầu này do sức gió trên cầu rất mạnh.

6. Cầu vịnh Chesapeake, Mỹ.
6. Cầu vịnh Chesapeake, Mỹ. Cầu vịnh Chesapeake nằm trên vịnh Chesapeake, nối hai bờ đông tây của bang Maryland. Cầu dài 8km và cao 57m. Các tài xế thường sợ đi qua cây cầu này vì khu vực thường xuyên hứng chịu các cơn bão mạnh. Nếu đang ở giữa cầu trong điều kiện thời tiết xấu, bạn hầu như không nhìn thấy gì trên đất liền.

7. Cầu khỉ, Việt Nam
7. Cầu khỉ, Việt Nam. Những cây cầu này phổ biến tại một số vùng nhiều kênh rạch ở miền nam Việt Nam. Chúng được người dân địa phương xây dựng một cách thô sơ và thường được làm bằng một khúc tre, với tay vịn ở một bên.  Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ.

8. Cầu Hussaini Hanging, Pakistan
8. Cầu Hussaini Hanging, Pakistan. Để tới được ngôi làng Hussaini ở phía bắc Pakistan, chỉ có một cách là vượt qua cây cầu Hussaini Hanging bắc qua sông Hunza. Cây cầu được làm rất đơn sơ với nền bằng những thanh gỗ độ dài không đều và các dây cáp thưa thớt ở hai bên. Dự kiến cây cầu này sẽ được thay thế bằng một cây cầu hiện đại hơn trong tương lai.

9. Cầu sông Sidu, Trung Quốc.
9. Cầu sông Sidu, Trung Quốc. Cầu sông SiDu toà lạc tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Khi khánh thành vào năm 2009, nó đã trở thành cây cầu cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 472m. Những người sợ độ cao không nên nhìn xuống từ cây cầu này.

10. Cầu Seven Mile, Mỹ.
10. Cầu Seven Mile, Mỹ. Cầu Seven Mile toạ lạc tại bang Florida, nối từ vịnh Mexico với eo biển Floria. Cầu dài 11km và cao 18m so với mực nước biển. Việc đi lại qua cây cầu này không đáng sợ nhưng vị trí của nó lại nằm tại khu vực thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn. Không ai muốn ở trên cầu khi đang có gió mạnh.
 
An Bình
Theo Toptensthings

24 tháng 7 2012

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía


24/07/2012 06:00 | Phóng sự - Khám phá | Xem thêm ảnh

(VTC News) - Đất nước Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng. Trải ngàn năm Bắc thuộc mà không quỳ gối. Những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng bị đánh đuổi. Người Việt Nam hiền hậu, nhưng hàng ngàn năm qua chẳng mấy khi được yên bình. 

VTC News xin giới thiệu loạt bài viết của Nhà sử học Đặng Hùng, để chúng ta thêm tự hào về tổ tiên anh dũng của mình.

Bài 1: Nhà Tống muối mặt vì thất bại ê chề

Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, dân tộc ta đã kiên cường, bền bỉ chinh phục thiên nhiên, khai phá đất hoang, quai đê lấn biển và chống sự xâm lược của ngoại bang để tiếp tục sống và phát triển, bảo vệ quê hương đất nước. 

Vua Lê Thánh Tông xưa đã từng căn dặn quần thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di...” (ĐVSKTT-T2-NXBVHTT-Tr.344).

Thông qua những trang ghi chép của thư tịch cổ, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, xử lý khôn khéo, lúc cương lúc nhu trong chính sách đối ngoại của tổ tiên xưa. 

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự. 

Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng thì nhân dân ta lại đoàn kết một lòng với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” và “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh). 

Tên tuổi của các vị vua, các vương triều, các danh tướng gắn liền với các trận đánh lịch sử oai hùng, với các địa danh: Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa... đã khiến cho quân xâm lược tháo chạy về tới cố quốc mà còn tim đập chân run, nghe tiếng trống đồng mà lòng khiếp sợ đến bạc tóc trên đầu. 

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ biểu dụ tướng sĩ trước khi ra Bắc đánh đuổi 20 vạn quân nhà Thanh vào năm 1788 – 1789: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng/ Đánh cho chúng chích luân bất phản/ Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Đưa quân sang phương Bắc tập kích kẻ xâm lược

Năm Kỷ Dậu (1009), Vương Triều Lý do Vua Lý Công Uẩn lãnh đạo đã thay nhà tiền Lê mở đầu kỷ nguyên mới của Quốc gia Đại Việt, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của nước ta với việc dời đô từ Hoa Lư về kinh thành Thăng Long (1010).

Thời kỳ đó nhà Tống đã làm chủ Trung Quốc, nhưng luôn bị các nước nhỏ là Liêu, Hạ xâm lấn. Vua quan nhà Tống chủ trương đánh nước ta ở phía Nam để gây thanh thế và sức mạnh, khiến có thể quay lại đánh thắng Liêu, Hạ ở phía Bắc sau này. 

Nhà Tống mua chuộc chia rẽ các dân tộc miền núi với nhân dân miền xuôi, cắt quan hệ buôn bán với Đại Việt, cho người đóng thuyền, tích trữ lương thực, luyện tập thủy quân, gây rối biên giới, lôi kéo Chiêm Thành nhằm uy hiếp và tấn công xâm chiếm nước ta. 

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía
Ngôi mộ ở Hưng Yên nghi của Lý Thường Kiệt. Ảnh: Phạm Ngọc Dương. 

Các châu Ung – Khâm – Liêm (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) trở thành căn cứ quan trọng, nơi tập trung quân đội, lương thực, khí giới của quân Tống chuẩn bị cho cuộc tấn công Đại Việt vào năm 1075. 

Trước âm mưu và hành động xâm lược ngày càng rõ rệt của giặc Tống, Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc...”. Triều đình nhà Lý đồng ý với chủ trương triệt phá âm mưu xâm lược của nhà Tống ngay khi còn trong “trứng nước”. Vua Lý Nhân Tông “sai Lý Thường Kiệt và tướng Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh; đường thuỷ, đường bộ đều tiến” (ĐVSKTT-Tr.328). 

Trước tiên Lý Thường Kiệt vạch ra kế hoạch dùng 4 vạn quân (phần lớn là thổ binh tấn công giặc ở biên giới, nhằm thu hút lực lượng địch). Sau đó cho 6 vạn quân vượt biển, bất ngờ đổ bộ đánh chiếm các cảng Khâm (Khâm Châu), Liêm (Hợp Phố) rồi sau đó tiến về thành Ung Châu (Nam Ninh) hợp với đạo quân từ biên giới theo hướng huyện Vĩnh Bình đánh sang. 

Ngày 15/9 (20/6/1075) suốt dọc biên giới từ Quảng Yên (Cao Bằng) tới Vĩnh An (Móng Cái) quân ta bất ngờ tấn công phá hủy tất cả đồn trại và tiêu diệt nhiều binh lính, tướng lĩnh địch. Bị đánh đòn sấm sét phủ đầu, quân Tống không kịp đối phó, phần thì bị quân ta tiêu diệt, phần thì buông vũ khí đầu hàng hoặc bỏ chạy. 

Ngày 20/10 (30/12/1075) đại quân ta đổ bộ lên Cảng Khâm (cánh quân thủy), địch lại hoàn toàn bị bất ngờ, nhanh chóng bị tiêu diệt hoàn toàn. 4 ngày sau một cánh quân khác của ta đổ bộ bất ngờ vào cảng Liêm, hạ luôn thành này. Từ Châu Liêm một bộ phận quân ta tiến về phía thành Ung Châu nhằm ngăn chặn và tiêu diệt viện binh giặc từ phía Đông và phía Bắc kéo tới. 

Trên hai hướng, 10 vạn quân Đại Việt tiến sâu vào đất Tống với mục tiêu chính là triệt phá căn cứ thành Ung Châu với danh nghĩa chỉ đánh quân Tống để giữ nước và đồng thời nhân đó giúp đỡ những người dân nghèo khổ (nhân dân Tống) bị triều đình nhà Tống bóc lột, nên quân đội Đại Việt đã tranh thủ được sự cảm tình và ủng hộ của nhân dân nước Tống ở các thành trên. 

Ngày 10 tháng Chạp (18/1/1076), đại quân ta vây chặt thành Ung Châu. Đoán chắc địch có thể từ phía Bắc cứu viện thành Ung Châu, trong lúc đang vây thành, Lý Thường Kiệt đã bí mật phái một đạo quân tiến lên phía Côn Lôn Quan (cách Ung Châu khoảng 40km về phía Bắc – nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Đông) để chặn địch từ Quế Lâm kéo xuống. 

Đúng như dự đoán, Đô giám Quảng Tây (Nhà Tống) là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu, bị quân đội Đại Việt phục kích, bất ngờ tấn công, chém Thủ Tiết chết tại trận, khiến quân giặc hoảng sợ tháo chạy tán loạn. 

Ngày 4 tháng Giêng (sau 42 ngày vây hãm giặc – quân ta dùng bao đất chồng lên cao ngang mặt thành – do đó đã tiến quân được vào thành và hạ thành Ung Châu, tiêu diệt và bắt sống nhiều quân địch). 

Sau khi đã phá tan căn cứ hậu cần quan trọng của giặc, làm phá sản kế hoạch đánh úp nước ta của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương rút quân về nước để củng cố các cứ điểm quan trọng, chuẩn bị chống quân Tống xâm lược sau này. 

Đập tan đội quân xâm lược nhà Tống trên đất Đại Việt

“Bính Thìn, năm thứ 5 (1076) – Tống Hy Ninh năm thứ 9) mùa Xuân, tháng 3, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo Sứ, Triệu Tiết làm phó tướng, đem quân và 9 tướng hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đón đánh. Đến sông Như Nguyệt đánh tan địch. Quân Tống bị chết hơn 1000 người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta”. 

“Tân Dậu năm thứ 6 (1081) – Tống Nguyên Phong năm thứ 4 – trả lại cho nhà Tống những binh lính bắt được ở 3 châu Ung - Khâm - Liêm vì cớ nhà Tống trả lại ta các châu Quảng Nguyên” (ĐVSKTT – Tr.333). 

Tháng 10/1076, Quách Quỳ được vua Tống cử làm thống soái chỉ huy 10 vạn quân chiến đấu và 20 vạn quân tải lương tấn công Đại Việt. Đại quân tiến theo hướng Lạng Sơn rồi vào thành Thăng Long. Thủy quân sẽ dọc theo ven biển vào sông Bạch Đằng, tạo thế gọng kìm để tấn công Đại Việt. Sau khi đánh tan các đạo quân thủy bộ của ta, chúng sẽ hội quân, dùng thuyền vượt sông Hồng đánh chiếm Thăng Long. 

Sau chiến thắng Ung Châu quân ta đã rút về nước. Biết trước quân Tống sẽ sang xâm lược, triều đình nhà Lý đã chủ động tích cực chuẩn bị đối phó với quân Tống.

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía
Tranh Lý Thường Kiệt. 

Ở khu vực sát biên giới, thổ binh, hương binh bố trí ở các nơi hiểm yếu để sẵn sàng tiêu hao, ngăn chặn địch. Quân đội triều đình do phò mã Thân Cảnh Phúc chỉ huy phục kích ở ải Quyết Lý và giáp khẩu (Châu Ôn và Chi Lăng). Ven biển có thủy quân đóng ở căn cứ Vân Đồn (thuộc Quảng Yên) phối hợp với quân bộ đóng ở Ngọc Sơn (Móng Cái) có nhiệm vụ ngăn chặn địch trên vùng biển Đông Kênh (Quảng Ninh). 

Chiến tuyến chính của ta là ở trung du, dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt đắp đê cao, rào cọc tre, phên dậu ken dày chạy dài từ sườn Đông Bắc dãy Tam Đảo đến sườn Tây Nam dãy núi Nham Điền (Yên Dũng – Hà Bắc), khoảng 100km. Dưới sông, thủy quân ta tập trung trên 400 chiến thuyền đóng tại vùng Vạn Xuân (Phả Lại) sẵn sàng cơ động đánh địch ở các hướng. 

Cuối tháng 11/1076, quân Tống đánh chiếm Quảng Yên. Ngày 1 tháng Chạp (1077) đại quân Tống chia làm nhiều đường tấn công Lạng Sơn. Quân Tống chiếm được các châu Ôn, Quyết Lý, Quang Lang, rồi theo đường tắt vượt qua dãy Bắc Sơn tiến đến sông Phú Lương (sông Cầu thuộc địa phận Thái Nguyên ngày nay). 

Một cánh quân địch tấn công lực lượng của phò mã Thân Cảnh Phúc. Quân ta phân tán vào rừng núi, dùng lối đánh tỉa, đánh úp, phục kích tấn công vào các đoàn tải lương của địch. Ngày 21 tháng Chạp (18/1/1077) quân Tống do Quách Quỳ và Miêu Lý chỉ huy đóng ở trên đoạn bến sông Như Nguyệt và ở Thị Cầu. 

Trên biển, thủy quân ta phục kích chặn đánh tiêu diệt và đẩy lui thủy quân Tống. Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng thuyền bè chở quân vượt sông Như Nguyệt tấn công chiến tuyến phòng thủ của ta. 

Bị thất bại nhiều lần, Quách Quỳ phải rút quân cố thủ ở bờ Bắc sông Như Nguyệt và hạ lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém”. 

Quân địch bị tấn công cả ở phía trước và phía sau, lương thực bị thiếu trầm trọng, lòng quân hoang mang dao động. Nằm chắc thời cơ Lý Thường Kiệt chủ động cho quân chủ lực bộ binh và thủy binh phản công giặc. 

Tục truyền rằng, vào một đêm quân sĩ ta chợt nghe ở trong đền thờ Trương tướng quân (Trương Hống, Trương Hát) có tiếng ngâm to rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. (Tạm dịch: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Cõi bờ ngăn cách tự sách trời/ Cớ chi quân giặc sang xâm lấn?/ Thất bại bay xem sẽ đến nơi” (ĐVSKTT-Tr.330). 

Trên đoạn từ Đông Nham Điền đến Tây Vạn Xuân, hoàng tử Hoằng Chân chỉ huy 400 chiến thuyền và hàng vạn quân đánh sâu vào nơi đóng quân của địch. Nhân lúc địch tập trung đối phó ở cánh phải, Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân vượt sông Phú Lương tấn công giặc ở cánh trái. 

Theo “Việt Sử Lược” trong trận này địch 10 phần bị tiêu diệt đến 5,6. Quân địch bị đẩy vào thế cố thủ, trước mặt, sau lưng đều bị quân dân Đại Việt tấn công. Lương thảo của giặc ngày càng cạn kiệt. Nắm rõ tình hình bất lợi của giặc, Lý Thường Kiệt chủ động cho người sang gặp Quách Quỳ bàn hòa với điều kiện: “Toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất nước Đại Việt”. 

Không còn con đường nào khác, như người sắp chết đuối vớ được cọc, Quách Quỳ vội chấp nhận điều kiện trên và y không chờ lệnh của vua Tống mà lập tức rút ngay quân đội về nước. Tháng 2/1077, 23.400 quân chiến đấu và 3.174 ngựa chiến của Quách Quỳ về tới đất Tống. 

Trong hơn 2 tháng chiến đấu anh dũng, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt trên 19 vạn quân chiến đấu và quân tải lương, với gần 6.000 ngựa chiến của quân Tống. Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước Đại Việt đã sạch bóng quân xâm lược. 

Sau chiến thắng, với chính sách ngoại giao khôn khéo của vương triều Lý, triều đình nhà Tống phải công nhận Đại Việt là Quốc gia riêng biệt có chủ quyền, chứ không phải là một quận của nước Tống. Vua Lý là một quốc vương chứ không phải là “Giao Chỉ Quận Vương” như các đời vua Tống trước đây thường “phong”.

21 tháng 7 2012

Vợ chồng cảnh sát trẻ giả tình nhân phá ổ mại dâm


TTO-Đại uý Hoàng nhờ người vợ trẻ đang mang thai đóng giả đôi tình nhân để lân la dò hỏi tin tức của "trùm" môi giới mại dâm. Họ phát hiện trong căn phòng tại chung cư cao tầng có 10 ông khách đang ngồi chờ đến lượt "vui vẻ".

Ngày 20/7, Công an TP HCM đã tổ chức lễ tuyên dương 31 cảnh sát trẻ xuất sắc. Trong số này có đại úy Phạm Văn Hoàng trực tiếp phá nhiều vụ mại dâm và các băng nhóm móc túi, trung úy Nguyễn Đức Hưng bắt giữ hơn 900 tên tội phạm, trung úy đặc nhiệm Võ Quốc Đạt hơn 20 lần vật lộn với những nghi can nhiễm HIV...
Lãnh đọa Công an thành phố tặng bằng khen cho đại úy Phạm Văn Hoàng. Ảnh: Tá Lâm.
Lãnh đạo Công an thành phố tặng giấy khen cho đại úy Phạm Văn Hoàng. Ảnh: Tá Lâm.
Nhiều cảnh sát giao thông tham gia bắt đua xe trái phép, điều khiển giao thông phân luồng cho người đi đường cũng được vinh danh như trung úy Trần Xuân Đức, đại úy Nguyễn Hữu Tài, thượng sĩ Nguyễn Thị Hằng (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt).
Kể về những chiến công, đại úy Phạm Văn Hoàng - Đội phó Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an quận 11) cho biết, chuyên án bắt Tuấn "Pê đê" chuyên môi giới mại dâm để lại cho người chiến sĩ trẻ này nhiều kỷ niệm nhất.
Đầu năm 2006, anh Hoàng nhận được lệnh phải bắt quả tang bằng được Tuấn "Pê đê" hoạt động môi giới mại dâm. Tuy nhiên, nghi can liên tục chuyển địa điểm hoạt động khiến anh và đồng đội rất khó tiếp cận. Một lần phát hiện, Tuấn "Pê đê"đang ở lầu 11 chung cư cao tầng thuộc quận 11 (TP HCM), Hoàng và đồng đội lập tức lên phương án bắt giữ.
Ngày 29/6/2006, họ đóng giả là đôi tình nhân đi thuê nhà, lân la khắp khu chung cư hỏi thăm thì biết được Tuấn đang chuẩn bị cho gái bán dâm tiếp khách. Hoàng gọi điện cho đồng đội hỗ trợ. Các chiến sĩ hôm đó đã bắt quả tang người này đang tổ chức cho gái "vui vẻ" với khách. "Lúc chúng tôi ập vào còn có hơn 10 khách đang chờ đến lượt mua dâm. Tuấn định nhảy lầu tự vẫn nhưng chúng tôi đã ngăn kịp", anh Hoàng kể lại.
Đại úy Hoàng cho biết, người đóng "tình nhân" với anh hôm đó chính là vợ mình. "Vào thời điểm đó vợ tôi đang có thai 5 tháng. Lúc đầu nghe tôi bảo cùng đi điều tra phá án cô ấy sợ lắm. Nhưng khi hiểu được nhiệm vụ của tôi, vợ đã đồng ý và phối hợp rất ăn ý", người đại úy cười vui vẻ.
Anh Hoàng kể khi bị bắt, suốt thời gian dài Tuấn "Pê đê" không chịu khai nhận hành vi. Những người trong đội đã phải chia nhau đi thu thập chứng cứ, riêng Hoàng tìm đến nơi Tuấn cư ngụ. "Lúc đó tôi mới biết rằng Tuấn còn có một người mẹ già và anh ta rất yêu thương mẹ. Chỉ một lần sau đó được nhìn thấy mẹ, Tuấn đã bật khóc và khai tất cả", vị đội phó chia sẻ
Được mời đến để giao lưu với những chiến sĩ trẻ tiêu biểu, hai con gái của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại tá Lý Đại Bàng, Thu Ngân và Thu Nga đều tỏ vẻ xúc động.
31 cảnh sát trẻ được vinh danh. Ảnh: Tá Lâm.
31 cảnh sát trẻ được vinh danh. Ảnh: Tá Lâm.
Thu Ngân cho biết, kỷ niệm sâu sắc nhất về cha là vào năm 2009, khi em đi thi đại học. Chiều hôm đó, vừa thi môn Lý xong, Ngân ra cổng trường thì thấy cha mặc áo mưa ngồi trên xe Wave chờ em. "Những hạt mưa tầm tả rơi xuống trên đầu ba, hình ảnh đó làm em không quên được", Ngân chia sẻ.
Giọng lạc hẳn đi khi cô gái tiếp tục kể về những tình cảm của người cha dành cho em. Nga kể, khi vào đại học, trong thời gian học quân sự ở Trung tâm quốc phòng quận Thủ Đức, hôm nào cha cũng gọi điện cho em hỏi cặn kẽ từ ăn ở đến việc học tập... "Chỉ có một ngày duy nhất, em nhớ đó là tối thứ 5 ba không gọi cho em. Buổi tối đó ba mất... Đó là ngày em đau đớn nhất", dứt lời, Ngân đưa tay gạt nước mắt.
Khán phòng chật kín người nhưng không một tiếng động. "Anh Bàng đã ra đi đột ngột để lại cho chúng ta sự nuối tiếc rất lớn. Sự ra đi của anh là sự mất mát lớn của ngành công an thành phố", người dẫn chương trình nói trong xúc động.
Còn với Thu Nga, động lực giúp em vượt qua đau buồn chính là những hành động và lời nói của cha. "Ba thường bảo rằng phải cố gắng phấn đấu, cứng rắn và mạnh mẽ vượt qua khó khăn. Ba nói ba đi làm suốt nên các con phải là chỗ dựa cho mẹ. Ba đã làm được những chiến công lừng lẫy thì không có lẽ nào chúng em lại không thể làm theo lời ba dặn", giọng Nga cũng lạc hẳn.
Tá Lâm

05 tháng 7 2012

Sĩ tử 62 tuổi 5 lần đi thi đại học


(Dân trí) - Năm nay 62 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh (trú tại khu phố Tây Trì, phường I, thị xã Đông Hà, Quảng Trị) vẫn quyết tâm đi thi ĐH tại Huế dù ông đã từng đi thi ĐH 4 lần trước đó và chưa đạt ý nguyện.


Gặp ông Minh tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP Huế), chúng tôi được ông cho biết: “Đây đã là lần thứ 5 tôi đăng ký thi và lần thứ 4 đi thi (một lần phải bỏ thi giữa chừng vì sâu răng). Cái ngành Vật lý sao mà nó quyến rũ và mê hoặc tôi thế không biết nữa. Trong 5 năm qua, ít có ngày nào là tôi không cầm sách vở bút thước ra học. Làm bảo vệ cho 1 đài truyền thanh ở Quảng Trị, tôi hay xin mấy anh trong cơ quan giấy loại đã bỏ và dùng đó làm giấy để luyện bài tập, công thức hay lý thuyết vật lý và 2 môn Toán, Hóa".
Thí sinh 62 tuổi Nguyễn Văn Minh uống nước lấy sức sau môn thi Toán sáng 4/7
Thí sinh 62 tuổi Nguyễn Văn Minh uống nước lấy sức sau môn thi Toán sáng 4/7
"Ở nhà thì vợ tôi cứ cho là tôi nhảm nhí hay bị …điên bởi sự học, con tôi thì hay xấu hổ vì cha nó đến tuổi làm ông nội, ngoài lục tuần rồi mà vẫn chưa từ bỏ ý định thi ĐH. Tôi thì nghĩ khác, chỉ vì mình thích học quá mà chưa có lần nào học ở đại học nên phải ráng thôi. Tôi vẫn đi thi nếu chưa đậu”.
Ông Minh hút thuốc nghỉ ngơi và tán gẫu với anh công an sau buổi thi
Ông Minh nghỉ ngơi và tán gẫu với anh công an sau buổi thi.
Ông Minh cho biết, bài thi môn Toán ông làm gần hết phần Hình học vì đây là phần yêu thích nhất, còn lại phần Đại số thì hơi khó vì không phải sở trường. Riêng môn Vật lý thì là thế mạnh của ông. Năm nay cũng như các lần thi trước, ông chọn vào ngành Vật lý tại ĐH Khoa học Huế.
Valy với mỳ ổ, mùng, chăn để ông nghỉ lại qua đêm giữa đường
Valy với mỳ ổ, mùng, chăn để ông Minh nghỉ lại qua đêm giữa đường trong thời gian ở Huế thi đợt 1.
Ông đi về cùng các thí sinh nhí khác
Ông đi về cùng các thí sinh đáng tuổi cháu mình.
Được biết, kỳ thi này ông Minh đã giấu vợ đi gửi heo đất tại nhà các người bạn để có tiền vào Huế ứng thí. Ông gửi từ đầu năm 2012 với khoảng từ 50 ngàn đến 100 ngàn mỗi người. Đến lúc gần đi thi, ông Minh đi gom heo đất về - thế là an toàn không sợ vợ cằn nhằn khi năm ngoái đây thôi ông phải lén bán mấy buồn chuối trong vườn để có tiền đổ xăng xe chạy vào Huế thi.
Tạm biệt bác Minh, chúng tôi chúc bác đậu đại học trong năm nay.
Đã 45 năm trôi qua kể từ khi ông thi lần đầu tại trường Nguyễn Tri Phương - Huế
Nụ cười đầy tự tin của "chàng" sĩ tử 62 tuổi - Nguyễn Văn Minh.
Đại Dương