*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

29 tháng 9 2011

Người giỏi không vào sư phạm thì cải cách giáo dục thế nào?

(Dân trí) - Đội ngũ giáo viên là là lực lượng trực tiếp thực hiện việc “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục”. Nhưng chất lượng đầu vào của ngành sư phạm trong những năm gần đây chỉ sát với “điểm sàn” khiến dư luận hết sức lo lắng.
Không thể đào tạo đội ngũ giáo viên giỏi, nếu “đầu vào” ngành sư phạm rất thấp. Điều đó chứng tó những học sinh giỏi không muốn theo đuổi nghề dạy học. Vấn đề đặt ra là, bao giờ và cần làm gì để chất lượng đầu vào của ngành sư phạm được cải thiện? Tôi nghĩ đây chính là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện thành công cải cách giáo dục.

Trong mùa tuyển sinh năm 2011, mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh không nhiều, tỉ lệ “chọi” không gay gắt, làm cho điểm chuẩn của nhiều ngành học sư phạm cũng chỉ ở mức “cận sàn”, tức chỉ sát với điểm sàn mà Bộ GD&ĐT đề ra. Điều này lại xảy ra đối với các ngành học thuộc khối A, B, vốn là các khối học thường có điểm chuẩn cao hơn các khối C, D. Chẳng hạn: ở ngành sư phạm Tin, điểm chuẩn là 15,0; ngành sư phạm Vật lý, điểm chuẩn là 15,0; ngành sư phạm Hóa học, điểm chuẩn là 15,0; ngành sư phạm Sinh học, khối B điểm chuẩn là 15,0...
Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, với quan niệm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, nhưng đến mùa tuyển sinh năm 1997, các trường đầo tạo ngành sư phạm có nhiều tín hiệu khởi sắc đáng mừng khi số lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng đột biến. Cùng với đó là điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường sư phạm cũng tăng theo. Hầu hết các trường có truyền thống đào tạo sinh viên sư phạm như: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Vinh, ĐHSP Huế…đều có điểm chuẩn ở các ngành học phổ biến trên 20 điểm. Vào thời điểm đó, việc Chính phủ miễn học phí cho sinh viên sư phạm và mức lương của giáo viên được điều chỉnh cải thiện đáng kể đã tạo “cú hích” để chất lượng đầu vào các trường sư phạm được nâng lên. Đáng tiếc là, thời kỳ “vàng son” đó kéo dài không được bao lâu. Những năm gần đây, chất lượng đầu vào của sinh viên sư phạm lại tiếp tục đi xuống. Nhiều học sinh có học lực khá, giỏi ngày càng hờ hững với ngành sư phạm.

Trường ĐH Vinh (trước đây là trường ĐHSP Vinh) vốn được xem là “lò” đào tạo sinh viên sư phạm của cả nước. Nhưng trong một vài năm gần đây cũng đang đối mặt với tình trạng ngày càng ít thí sinh có học lực khá, giỏi đăng ký dự thi. Hệ quả là điểm chuẩn đầu vào thấp.

Đáng nói là, dù điểm chuẩn trúng tuyển NV1 chỉ ở mức “cận sàn” như vậy nhưng trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu và phải tiếp tục xét tuyển NV2 với số lượng lớn. Chẳng hạn: ngành sư phạm Tin phải xét tuyển thêm 55 chỉ tiêu NV2, tương tự, ngành sư phạm Vật lý là 42 chỉ tiêu, ngành sư phạm Hóa học là 21 chỉ tiêu, ngành sư phạm Địa lý là 26 chỉ tiêu… Tình hình trên không chỉ xảy ra ở “lò” đào tạo sinh viên sư phạm của trường đại học Vinh mà còn xảy ra khá phổ biến ở nhiều trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành sư phạm khác. Đây quả là điều rất đáng lưu tâm.

Những năm vừa qua, các khoa, ngành sư phạm được phép không thu học phí đối với sinh viên. Nhưng dường như chính sách ưu đãi này chỉ còn sức hấp dẫn với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mà không còn đủ “lực” để “níu kéo”những sinh viên có học lực loại giỏi thi vào ngành sư phạm. Chất lượng “đầu vào” không cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng “đầu ra” của sinh viên. Một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Toán ở một trường THPT công lập trên địa bàn Tp. Vinh bộc bạch: “Với điểm trúng tuyển ở mức sát với điềm sàn như vài năm qua thì việc xuất hiện những “lứa” giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn trong những năm tới là điều có thể dự báo. Đây là một nguy cơ thực sự đối với ngành giáo dục bởi chất lượng học tập của học sinh phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giảng dạy của người thầy !”
 
Trường ĐH Vinh, mùa tuyển sinh năm 2011 hầu hết các ngành đào tạo sư phạm đều có mức điểm chuẩn NV1 sát với điểm sàn quy định

Sở dĩ trong thời gian qua, nhiều học sinh THPT có học lực xếp loại giỏi không mấy “mặn mà” với ngành sư phạm trước hết là bởi cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường đã và đang trở nên khó khăn. Đây cũng là hệ quả của việc tuyển sinh tràn lan, thiếu sự tính toán, khảo sát của các trường ĐH, CĐ bấy lâu nay. Số lượng giáo viên hiện nay đã không còn trong tình trạng thiếu trầm trọng như nhiều năm trước. Hiện tượng “bão hòa” về nhu cầu tuyển dụng giáo viên bắt nguồn từ việc “cung” vượt “cầu”. Tình trạng trên là khá phổ biến ở các vùng đồng bằng, nhất là vùng thành phố, thị xã. Sau 4 năm miệt mài học tập, ra trường, cầm trên tay tấm bằng đại học, nhiều sinh viên sư phạm cảm thấy hoang mang về tương lai của mình. Một bộ phận trong số này đã phải chuyển sang làm nghề khác, gây lãng phí không nhỏ về kinh phí đào tạo và thời gian học tập của sinh viên.

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Bên cạnh đó, mặc dù lao động sư phạm là loại hình lao động có nhiều nét đặc thù, nghề giáo viên vẫn được xem là “nghề cao quý nhất”, nhưng so với nhiều ngành nghề khác, chế độ lương bổng phụ cấp của giáo viên vẫn còn thấp. Đồng lương eo hẹp khiến nhiều giáo viên không yên tâm công tác, phải “chân trong, chân ngoài” vất vả mưu sinh. Điều này đã tác động không nhỏ đến sự định hướng của phụ huynh và việc chọn trường dự thi của học sinh. Nhất là trong thời điểm hiện nay, việc chọn trường dự thi đối với nhừng học sinh thực sự có năng lực đã trở nên thực dụng hơn.

Xác định được tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục trong thời gian tới, cần có những giải pháp tạo “sức hút” những sinh viên có học lực xếp loại giỏi ở các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng “đầu vào” của các ngành đào tạo sư phạm.

Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục có những chính sách ưu đãi đối với sinh viên học ngành sư phạm cần sớm thực hiện lộ trình tăng lương và các chế độ phụ cấp nhằm đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho giáo viên để họ yên tâm công tác. Mặt khác, việc đào tạo sinh viên sư phạm hiện nay không nên chỉ chạy theo số lượng. Ngành giáo dục cần phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát lại số lượng giáo viên hiện có, dự báo số lượng giáo viên các môn học cần bổ sung. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo cần tương đương với lượng giáo viên còn thiếu, sao cho “cung” bằng “cầu”. Cũng cần đổi mới cơ chế tuyển dụng giáo viên theo hướng công khai và công bằng, để sinh viên sư phạm sau khi ra trường, nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp. Đây không chỉ là cách để thu hút nhiều học sinh giỏi thi vào ngành sư phạm mà còn là động lực để mỗi sinh viên sư phạm yên tâm phấn đấu trong quá trình học tập của mình và trong tương lai có đội ngũ giáo viên, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.


Bùi Minh Tuấn
(Nghệ An)

Lạm phát sinh viên xếp loại khá, giỏi

Nhiều trường ĐH, CĐ công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc trên 90%, thậm chí có trường lên đến 98,6%. Nhiều người đặt câu hỏi liệu tỉ lệ “gần tuyệt đối” ấy có phản ánh đúng thực tế học tập của sinh viên?

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong lễ tốt nghiệp tháng 4-2011. Đây là trường có tỉ lệ tốt nghiệp khá, giỏi thấp, chỉ với 0,8% giỏi và 19,7% khá.
Giữa tháng 6-2011, Trường ĐH Duy Tân tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho 1.424 tân kiến trúc sư, kỹ sư, cử nhân của trường. Tại buổi lễ, TS Võ Thanh Hải - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Trong tổng số sinh viên tốt nghiệp có 103 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, 536 sinh viên đạt loại giỏi, 707 sinh viên đạt loại khá, 21 sinh viên loại trung bình khá và 57 sinh viên loại trung bình. Như vậy, số sinh viên được nhận bằng loại khá, giỏi, xuất sắc trong năm 2011 của Trường ĐH Duy Tân chiếm đến 94,5% (1.346 sinh viên).
98,6% khá, giỏi, xuất sắc
Tương tự, tại lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) được tổ chức cuối tháng 6 vừa rồi, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - hiệu trưởng nhà trường - cho biết trên 97% sinh viên của trường tốt nghiệp loại khá, giỏi trong tổng số 271 sinh viên nhận bằng tốt nghiệp.
Mỗi trường một kiểu
Giảng viên đang giảng dạy tại một số trường ĐH, CĐ thừa nhận số lượng sinh viên khá, giỏi thực tại nhiều trường “không nhiều đến mức ấy”. Trong khi đó, một giáo sư nguyên là quan chức của Bộ GD-ĐT lại cho biết thước đo tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các loại được mỗi trường thực hiện một kiểu và không theo quy chuẩn nào. “Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi có lên xuống cũng... không có ý nghĩa gì” - vị này nhận định.
Trong khi đó, dẫn đầu về tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc trong năm nay phải kể đến Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khi tỉ lệ này lên đến 98,6%. Cụ thể, trong 986 sinh viên có 9 sinh viên đạt loại xuất sắc, 236 sinh viên đạt loại giỏi (23,11%), 771 sinh viên tốt nghiệp loại khá (chiếm 75,5%) và số sinh viên tốt nghiệp loại trung bình chỉ ở mức 0,7% (8 sinh viên).
Ngoài ra, một số trường ĐH, CĐ khác cũng có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi ở mức cao như ĐH Đà Lạt (78,3%), ĐH An Giang (70,7%), ĐH Hải Phòng (70%), CĐ Công nghệ Đông Á (75%), CĐ Phương Đông Đà Nẵng (74,9%)...
Giảng viên một số trường ĐH, CĐ nhận định không thể phủ nhận sự cố gắng, nỗ lực của sinh viên và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, thạc sĩ N.C.H., giảng viên một trường ĐH công lập, thỉnh giảng tại một số trường ĐH ngoài công lập khác, đánh giá: “Qua kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tỉ lệ sinh viên giỏi thật ở các trường ĐH công lập và ngoài công lập là rất ít, số sinh viên khá cũng chỉ ở mức độ khiêm tốn. Trong khi đó, sức học thực của sinh viên đạt loại trung bình khá và trung bình luôn chiếm đa số”.
Có du di?
Nhìn từ góc độ khác, một tiến sĩ đang tham gia giảng dạy tại một số trường ĐH công lập và ngoài công lập cho rằng có sự “du di” trong việc cho điểm, đánh giá sinh viên: “Mình là giảng viên, trước khi hợp đồng giảng dạy, nhân viên nhà trường luôn dặn dò phải thế này, thế kia về điểm số, phải hạn chế đến mức thấp nhất việc đánh rớt sinh viên. Chỉ cho điểm kém khi sinh viên bỏ học quá nhiều, chứ có đi học, có làm bài thi thì cho điểm trên trung bình. Vì thương hiệu, nhiều trường vẫn áp đặt giảng viên trong việc cho điểm sinh viên”. Cũng theo giảng viên này, trong 100 bài thi của sinh viên ở một số trường, nếu “chấm thẳng tay” có hơn nửa sinh viên không đạt, nhưng nhiều giảng viên chỉ đánh rớt khoảng 10% “trong giới hạn cho phép” của trường.
Bên cạnh đó, nhiều giảng viên cũng thừa nhận đang hình thành tâm lý “ngại cho điểm kém” của một bộ phận giảng viên. “Nói chung, em nào có làm bài thi là đạt điểm trên trung bình. Mình chấm điểm kém nhiều quá, trường sẽ hỏi anh dạy thế nào mà sinh viên điểm kém. Nếu đánh rớt sinh viên nhiều quá sẽ bị trường cắt hợp đồng, nên nhiều giảng viên đành phải làm vậy” - một giảng viên phân trần.
Trong khi đó, “Khi nhận đơn xin việc, tôi không quan tâm lắm đến việc bạn đó có bằng tốt nghiệp loại gì - bà Đinh Thị Hồng Vương, giám đốc điều hành Công ty truyền thông Rossor, cho biết - Tôi chỉ quan tâm đến việc các bạn có thích nghi nhanh với môi trường làm việc, có chăm chỉ, cần cù, chịu khó học hỏi hay không mà thôi”.
Tương tự, ông Trần Minh Dũng - trưởng ban thuyền viên Tổng công ty Vận tải dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - cho biết qua kinh nghiệm làm việc ở nhiều công ty, ông nhận thấy các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến tác phong, thái độ trong công việc mà không quan trọng bằng tốt nghiệp loại ưu. Bởi, theo ông Dũng, bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc tại nhiều trường hiện nay “không thực chất lắm và đôi khi được trường tạo điều kiện”.
Là người công tác lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng, bà Nguyễn Thị Minh Tâm - giám đốc đào tạo Công ty Unity, nhận định: “Sinh viên ra trường, có bạn xếp loại trung bình, có bạn khá, giỏi nhưng các bạn thường na ná như nhau”. Bà Tâm cũng kể câu chuyện bà muốn “té xỉu” khi nhận được bản kế hoạch marketing của một sinh viên tốt nghiệp loại khá chính quy từ một trường ĐH.
Trò đánh giá thầy: “con dao hai lưỡi”!
Theo một số giảng viên, quy chế “sinh viên đánh giá giảng viên” của nhiều trường đang khiến giảng viên “rụt rè” khi chấm điểm cho sinh viên. “Sinh viên không cần biết thầy dạy hay, dở, chỉ dễ với các bạn là được. Sinh viên đánh giá giảng viên là điều tốt nhưng đôi khi là con dao hai lưỡi trong việc giảng dạy, cho điểm của giảng viên. Vì nhiều lý do, nhiều giảng viên vẫn chấm điểm “đẹp” cho sinh viên để được đánh giá tốt” - một giảng viên đưa ra ý kiến.
Theo Hà Bình
Tuổi Trẻ

24 tháng 9 2011

Thông tư 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp

THÔNG TƯ
Ban hành Quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp
       
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
          Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
          Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
          Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
          Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
          Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp.
          Điều 2.  Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2010. Thông tư này thay thế Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
          Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các các cơ quan quản lý trường, Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, thủ trưởng các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.            
--


Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ

85, Phan Đăng Lưu, P. Thới Bình, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại/fax : 0710 3 815252 - 817487
Đặng Đại Cuộc - Phòng Đào tạo - Phone: 0918391209

Tuyển sinh TCCN năm 2011

Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ
Mã trường: VH01     
(Số 85 Phan Đăng Lưu, Ninh Kiều, Cần Thơ)
Tel: (0710) 3 815.252
Website: www.ctc.edu.vn

250
250
0
0
- Tất cả các ngành xét tuyển điểm hai môn Toán, Văn lớp 12 hoặc điểm thi đại học, cao đẳng năm 2011 (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT).
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
01
60
60
0
0
Nghiệp vụ lễ tân
02
100
100
0
0
Quản trị nhà hàng
03
90
90
0
0

--

Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ

85, Phan Đăng Lưu, P. Thới Bình, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại/fax : 0710 3 815252 - 817487
Đặng Đại Cuộc - Phòng Đào tạo - Phone: 0918391209

Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ: Tổ chức thi tốt nghiệp TCCN chính quy khóa 2


PĐT – Trong các ngày 12,13,14,15 tháng 9 năm 2011 Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ tổ chức thi tốt nghiệp cho 81 học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy các chuyên ngành Lễ tân khách sạn, Hướng dẫn du lịch và Quản trị nhà hàng.
Theo chương trình đào tạo, học sinh dự thi tốt nghiệp 3 môn: Chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp và Thực hành nghề. Qua 4 ngày làm việc, công tác thi được Hội đồng thi thực hiện an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; học sinh dự thi đầy đủ, nghiêm túc chấp hành tốt nội quy phòng thi; không có trường hợp vi phạm quy chế thi.
thi thc hnh - nghip v hng dn k2
Thi thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
thi thc hnh - nghip v l tn k2
Thi thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn
thi thc hnh - nghip v nh hng k2
Thi thực hành nghiệp vụ nhà hàng
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các khóa trước tìm được việc làm đạt trên 95%, thậm chí hiện nay có nhiều học sinh được doanh nghiệp “chấm” từ khi còn đang học.
Trong năm học 2011-2012, Trường mở rộng đối tượng tuyển sinh đến học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và học sinh học xong chương trình lớp 12; mở rộng quy mô đào tạo, phối hợp với các Sở, ban, ngành của các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức các lớp ngắn hạn bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân, hướng dẫn du lịch.
Với sự tài trợ cơ sở vật chất từ Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam của Liên minh châu Âu (EU), hiện nay nhà trường đủ năng lực đào tạo các ngành nghề đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo của các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, lữ hành du lịch trên địa bàn, thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở khu vực và góp phần cùng Đồng bằng sông Cửu Long phân luồng đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT.
Hướng sắp tới nhà trường thực hiện chủ trương mở rộng ngành nghề, tạo điều kiện tốt nhất cho người học có nhiều cơ hội chọn lựa ngành học phù hợp với điều kiện bản thân và nhu cầu của thị trường lao động./.
(Đặng Đại Cuộc)

22 tháng 9 2011

Cây tự “nấu” rượu trên đỉnh Trường Sơn

22/09/2011 14:04
Không pha chế, ủ nấu như tất cả các loại rượu bình thường khác, "rượu trời" của đồng bào người Cơtu, Ve, Tà Riềng, ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) được chiết chế từ thân cây, khiến những ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.

“Rượu trời” có tên gọi khác là rượu Tà-vạt  một loại rượu có một không hai trên đỉnh Trường Sơn, được đồng bào Cơtu, Ve, ưa chuộng. Đây là một loại rượu quý không chỉ vì ngon, ngọt mà còn là loại rượu dùng để làm quà biếu, chiêu đãi khách quý, họ hàng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi.

Loại rượu lấy từ thân cây

Từ TP. Đà Nẵng, vượt hơn 100km đường rừng hiểm trở theo tuyến tỉnh lộ ĐT 604, chúng tôi đến các bản làng của đồng bào Cơtu ở huyện vùng cao Đông Giang. Bên mái nhà Gươl truyền thống, già làng Pơloong Pấc, 83 tuổi, ở làng Đhờ Rôồng, xã Tà Lu, huyện vùng cao Đông Giang đang cùng vài người bạn già trong làng tổ chức uống rượu Tà-vạt. Già Pấc bảo, loại rượu này được đồng bào Cơtu chiết chế từ thân cây, khiến chúng tôi tò mò.

Cây tự “nấu” rượu trên đỉnh Trường Sơn
Già làng Pơloong Pấc lấy rượu Tà-vạt từ ngọn cây. 

Khu vườn nhà ông Pơloong Pấc có cả hàng chục cây Tà-vạt lớn nhỏ. Theo già Pấc, vào mùa hằng năm, cây Tà-vạt đem cho gia đình ông cả hàng trăm lít rượu, chiêu đãi vào các tiệc tùng cần thiết. Rượu Tà-vạt được đồng bào Cơtu khai thác từ rất lâu đời. Loại rượu này được đục từ thân cây Tà-vạt, rồi hứng nước vào mỗi đêm. "Uống giống như bia, rất được đồng bào Cơtu ưa chuộng",  già Pấc cho biết.

Để có món rượu này người Cơtu phải leo lên tận ngọn cây,  chọn những buồng Tà-vạt quả to từ cỡ ngón tay cái trở lên, rồi cứ 3 ngày một lần, dùng cây gỗ nhỏ đập nhẹ xung quanh cuống của buồng trái độ một vài giờ. Sau 4 hoặc 5 lần đập, cắt ngang cuống buồng trái, dùng cọng cây môn nước giã dập và bịt ngay đầu mới cắt, bên ngoài bọc bằng lá rừng và buộc lại. Khi thấy mặt vết cắt nhỏ giọt nhanh, nước trong thì có thể lấy được.

Trên thân cây Tà-vạt thường được người Cơtu làm cái giàn để giúp trong việc leo trèo được dễ dàng. Đứng từ trên giàn, những đàn ông Cơtu dùng cây gỗ đập nhẹ vào buồng cây. Thỉnh thoảng dùng thân cây môn rừng chà lên cuống vừa chặt ngang (đây là nơi để hứng rượu- PV), rồi dùng can nhựa (hoặc vật đựng rượu khác) để hứng ngay trên ngọn cây. Việc chặt buồng cây Tà-vạt cũng phải đúng cách, thông thường phải chặt từ dưới lên trên trước, sau đó dùng rựa (dao) chặt lại từ trên xuống. Nếu làm không đúng thao tác, cây Tà-vạt đột nhiên không cho ra nước (rượu) (!)

"Trung bình một ngày đêm, cây ít nhất cũng cho được 5 lít rượu, cây giống tốt có khi được cả 20 lít và có thể cho rượu trong thời gian 2-3 tháng vào mùa hè, với số lượng khoảng 300 lít. Để có rượu lên men và tăng nồng độ, người Cơtu phải cho thêm vỏ cây chuồn (một loại cây gỗ rừng  PV) phơi khô vào can rượu. Tùy theo khẩu vị mà đưa vỏ cây chuồn vào hũ nhiều hay ít. Muốn rượu có nồng độ cao hơn, vị đắng, thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại. Chính vì vậy, rượu Tà-Vạt vừa có màu trắng đục như rượu nếp, nhưng lại có vị ngọt thanh như mật, chan chát nơi đầu lưỡi- già Pơloong Pấc cho biết thêm.

Ẩm thực độc đáo

Là một loại rượu quý nên cây Tà-vạt thường được đồng bào Cơtu chăm sóc, giữ gìn cẩn thận nhằm phục vụ cho việc lấy rượu vào các dịp xuân, hè hàng năm. Đối với đồng bào Cơtu ở các huyện vùng cao Quảng Nam, rượu Tà-vạt đã từ lâu trở thành đặc sản ẩm thực độc đáo, được dùng trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, tiệc tùng, 

Lặn lội tận thôn Rà Vả, xã Ating (huyện Đông Giang), chúng tôi tìm gặp già làng Bhnướch Gói, người được đồng bào Cơtu mệnh danh là Vua Tà-vạt trên đỉnh Trường Sơn. Bên trong căn nhà nhỏ, già Gói đang pha thêm vỏ chuồn vào các can rượu Tà-vạt vừa được lấy về. Rượu Tà-vạt có vị ngọt nhẹ như bia, rất dễ uống. Ngày xưa khi vùng cao chưa có tạp hóa bán rượu bia, ngoài dùng rượu cần, đồng bào thường dùng rượu Tà-vạt để uống như giải khát, chiêu đãi khách quý đến thăm. Nó trở thành loại đặc sản ẩm thực độc đáo không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng của đồng bào Cơtu này-  già Gói cho biết.

Cây tự “nấu” rượu trên đỉnh Trường Sơn
Vào dịp lễ hội buôn, cưới hỏi trên mâm cúng Giàng (thần linh) bao giờ cũng có rượu Tà-vạt. 

Theo già Bhnướch Gói, hằng năm già thu hoạch từ 1.000-1.500 lít rượu Tà-vạt từ vườn cây Tà-vạt của nhà mình. Ở cây rượu Tà-vạt, nếu người nào biết cách làm tốt, cẩn thận trong việc đập cây thì hằng năm cây Tà-Vạt sẽ cho ra nhiều rượu, đều đặn. Với nguyên tắc đó, năm nào già cũng đều làm cẩn thận, nhẹ nhàng nên thu nhiều rượu- già Gói bộc bạch. Cũng theo già Gói, ngoài việc lấy rượu để uống trong gia đình, già Gói còn bán cho nhiều nơi khác hoặc khách du lịch. Hằng năm già thu về vài triệu đồng từ việc bán rượu Tà-vạt.

Mỗi dịp hè, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước thường tìm đến nhà của ông vua Tà-vạt Bhnướch Gói để thưởng thức thứ rượu mà họ gọi là sâm banh Tà-vạt hay Bia tươi đại ngàn. Có nhiều lần, sau khi thỏa thích uống tại chỗ, những vị khách miền xuôi còn nhờ già Gói dẫn đến tận cây Tà-vạt để tận mắt chứng kiến cách chế biến rượu của già, và  cũng không quên mua “rượu trời” làm quà biếu bà con, họ hàng dưới quê cùng thưởng thức. Anh Lê Hải Tùng, một du khách ở TP Đà Nẵng, cho biết: "Nghe tiếng về rượu Tà-vạt đã lâu, nay có dịp được thưởng thức nên mình uống một trận no nê. Công nhận loại rượu này rất tuyệt vời!”.

“Thương hiệu độc quyền” của  Trường Sơn

Đối với nhiều vùng trong cả nước, rượu Tà-vạt là một loại ẩm thực (đồ uống) thuộc hạng độc quyền của vùng Trường Sơn. Bởi cây Tà-vạt chỉ mọc ở các dãy núi cao thuộc các tỉnh miền Trung, bao gồm từ Quảng Ngãi, ra đến tận Quảng Bình. Thậm chí, có nhiều nơi, rượu Tà-vạt đã trở thành một thương hiệu riêng, rất đặc trưng của đồng bào vùng cao.

Theo già làng Bhriu Prăm  nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, hiện đang sinh sống tại thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn (huyện Đông Giang), thời còn đương chức ông đã được đi đến nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ẩm thực truyền thống của các dân tộc thiểu số trên mọi miền đất nước. Nhưng đối với rượu Tà-vạt, duy chỉ có ở vùng Trường Sơn mà thôi! 

Cây Tà-vạt thường trổ buồng vào mùa xuân  hè nên mỗi năm đồng bào Cơtu chỉ được dịp thưởng thức một lần (thường kéo dài 3 tháng) vào mùa thu hoạch. Những du khách miền xa có dịp tìm đến ghé thăm  các bản của đồng bào Cơtu ở các huyện miền núi Quảng Nam, chắc chắn sẽ được đồng bào Cơtu nơi đây chiêu đãi bằng ghè rượu Tà-vạt đặc sản. Với đồng bào người Ve, rượu Tà-vạt thường được uống với món Láp truyền thống làm mồi nhậu, rất tuyệt vời.

Đến với bản làng vùng cao, đêm đêm bên ánh lửa hồng bập bùng, những điệu múa Ttung, Zază của đồng bào Cơtu với vũ điệu uốn lượn đầy quyến rũ, mê hoặc sẽ đưa du khách trở về với huyền thoại, cội nguồn. Bên ngôi nhà Gươl (nhà rông), những ché rượu cần, ghè rượu Tà-vạt được già làng đưa ra mời khách, bờ môi vít cong chiếc cần tre, nghiêng nghiêng trong giấc mơ nồng nàn, say đều theo nhịp trống chiêng rộn rã, du dương.    

Vương Hoàng (ĐS&PL)