*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

31 tháng 12 2011

Lược đồ tư duy – MindMap

Lược đồ tư duy – MindMap

Link tải MindjetMindManager Pro 8.0


1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của LĐTD theo Tony Buzan, dựa trên 3 yếu tố sau:
- Chức năng của bộ não: Các nghiên cứu về não bộ cho thấy hai bán cầu não có chức năng khác nhau: bán cầu não phải trội hơn trong một số chức năng về màu sắc, hình ảnh, biểu tượng, tưởng tưởng, nhận thức không gian; trong khi bán cầu não trái ưu thế trong những lĩnh vực khác như: logic, ngôn ngữ, số, phân tích. Do đó nếu sử dụng được càng nhiều chức năng và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của cả hai bán cầu não thì quá trình ghi nhớ và nhận thức càng hữu hiệu.
- Tâm lí học của quá trình học và ghi nhớ: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, não có thể dễ dàng nhớ được những thông tin đặc biệt sau: những thông tin ở đầu hay cuối buổi học, những thông tin mà liên hệ với những điều đã được lưu trữ trước đó trong não bộ hay là liên hệ với những điều đang được học, những thông tin nổi bật và độc nhất, những thông tin mà người đó quan tâm và những thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một trong 5 giác quan.
- Cách ghi chép: Ghi chép theo kiểu lược dòng cho chúng ta thấy rằng cách ghi chép này hoàn toàn thiếu sử dụng các chức năng của não phải như: màu sắc, hình ảnh, trí tưởng tượng, nhận thức không gian; và cách ghi chép này cũng không phù hợp với tâm lí học của việc ghi nhớ khi không sử dụng những yếu tố đặc biệt hữu hiệu cho quá trình ghi nhớ. Vì vậy, nếu chúng ta ghi chép theo kiểu lược dòng thì chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của não bộ - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin.  
Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra LĐTD để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Việc lập LĐTD giúp chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não, nhờ đó mà chúng trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng trí tuệ và sáng tạo sẽ được tăng cường.
2. Khái niệm lược đồ tư duy
LĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn; là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng.
LĐTD sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ. Cấu trúc cơ bản của LĐTD là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm. Rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba... với nhánh cấp một và cấp hai... Điều này giống như phương thức của cây trong thiên nhiên nối các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
3. Ứng dụng của lược đồ tư duy trong dạy học
3.1. Ứng dụng trong đọc sách
Đọc là tiếp thu ý của tác giả từ cuốn sách, hoặc đọc là hấp thụ được từ ngữ trong trang sách.
LĐTD về cách đọc sách sẽ giúp ta thực hiện những điều trên một cách mạch lạc, khoa học và hợp lý nhất, đảm bảo rằng những thông tin đọc được từ sách là đầy đủ. Trong LĐTD sử dụng nhiều hình ảnh bên cạnh những nội dung trọng tâm sẽ giúp ta gợi nhớ tốt hơn.
3.2. Ứng dụng trong ghi chép
Việc ghi chép bằng LĐTD sẽ giúp ta nhớ được nội dung ghi chép một cách khoa học, có trọng tâm, dễ dàng bổ sung, ghi chú, chú thích vào những nội dung khó, trọng tâm và những nội dung chưa hiểu cần tìm hiểu thêm.
Phát biểu trước đông người, đọc một bài diễn văn hoặc một bài thuyết trình, chúng ta đã thể hiện cả hai mặt: ngôn ngữ cơ thể và tinh thần. Thật khó có thể tránh khỏi những sai lầm trước người nghe. Vì thế chúng ta thấy lúng túng.
Nếu chúng ta dành thời gian để lập LĐTD về tất cả những thông tin cơ bản về bài thuyết trình trước khi quyết định cụ thể chủ đề để nói, ta sẽ thấy dễ dàng hơn để tập trung vào vấn đề chính đồng thời ta cũng thấy được những vấn đề cần chuẩn bị, những điểm cần chú ý khi trình bày để đạt hiệu quả cao nhất.
3.4. Ứng dụng trong ôn tập, thi cử
Ta có thể lập LĐTD lên kế hoạch cho việc ôn tập, chuẩn bị cho việc thi cử của mình. Lược đồ này giúp người học thấy được hình ảnh khái quát về các hoạt động trong quá trình thi cử, sự phối hợp trong kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất.
3.5. Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
Chúng ta muốn làm khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và đặc biệt là phải rèn luyện được cách làm việc tự lực, có phương pháp làm việc từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
LĐTD sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về toàn bộ quá trình nghiên cứu, từ đó giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, hợp lý và mạch lạc hơn.
3.6. Ứng dụng trong làm việc theo tổ nhóm
LĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của LĐTD và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao.
Sử dụng LĐTD giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Sử dụng LĐTD sẽ giúp các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, LĐTD tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên LĐTD của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên LĐTD.
LĐTD là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng LĐTD giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào LĐTD, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.
LĐTD cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Các nhánh chính của LĐTD đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic. Các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên. Như vậy sử dụng LĐTD trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả.
LĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
 4. Cách xây dựng lược đồ tư duy
4.1. Một số phần mềm vẽ lược đồ tư duy
Hiện nay, tư duy có sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ được coi là phong cách tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Để thiết lập LĐTD, có thể sử dụng một số phần mềm như:
Phần mềm EDraw Mind Map.
Phần mềm FreeMind.
Phần mềm MindMapper 2008.
Phần mềm Tony Buzan’s iMindMap.
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 7.0
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 8.0
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 9.0
4.2. Xây dựng lược đồ tư duy bằng MindjetMindManager Pro 8.0       
Mindjet MindManager Pro 8.0 là phần mềm được sử dụng khá rộng rãi, đây là phần mềm dành cho cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, Mindjet thích hợp với GV, HS, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu. Mindjet MindManager Pro 8.0 giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền thông tin một cách có hiệu quả. Mindjet hỗ trợ xuất ra nhiều định dạng, từ các định dạng ảnh thông dụng đến PDF, DOC, HTML, TXT, XML đến định dạng riêng của chương trình (.mmap).
Các bước lập một lược đồ tư duy bằng phần mềm
Mindjet Mind Manager Pro 8.0
 Mở ứng dụng của phần mềm:
‚ Định dạng lược đồ: có thể sử dụng một trong các mẫu lược đồ có sẵn trong thư viện của phần mềm hoặc tự thiết kế mẫu lược đồ riêng.
·  Sử dụng mẫu có sẵn: Chọn Tools/ chọn Map Templates hoặc Map Styles/ chọn một mẫu phù hợp.
·       Tự thiết kế mẫu:
ü    Format topic: Click chuột phải vào central topic, chọn Format topic:
           Thẻ Shape and Color: chọn hình dạng topic, màu đường viền và màu nền cho topic, có thể chọn nền topic bằng một bức ảnh ở mục Custom image shape.
          Thẻ Alignment: chọn kiểu căn lề cho đoạn văn bản trong topic và chọn kiểu sắp xếp vị trí giữa đoạn text và hình ảnh.
           Thẻ Size and Margins: phần margins cho phép lựa chọn khoảng cách từ các đường viền của topic đến phần nội dung của topic.
          Thẻ Subtopics Layout: Chọn kiểu bản đồ, kiểu đường liên kết giữa topic đang format với các topic liên kết trực tiếp với nó. Phần Distance between siblings dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các subtopic phụ của topic đang format.
Thẻ General Layout: phần Main Topic Line Width dùng để điều chỉnh độ rộng của đường nối giữa central topic với các subtopic của nó. Muốn đường viền topic và đường nối các topic đậm hơn thì tích vào mục Organic appearance.
       Tương tự như vậy, muốn định dạng một topic nào thì click chuột phải vào topic đó và làm tương tự như trên.
ü    Chọn nền cho lược đồ: Click chuột phải vào phần nền của lược đồ, chọn Background, sau đó chọn Assign Image from Library… và chọn một mẫu trong thư viện background của phần mềm; hoặc chọn Brackground Properties…sau đó chọn một màu nền phù hợp hoặc chọn một ảnh trong thư viện ảnh để làm nền cho lược đồ.
ƒ Xây dựng lược đồ:
·       Nhập các nội dung của LĐTD:
+Định dạng kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc như trong word
+Bỏ dấu gạch chân khi soạn thảo:
+ Chèn topic: - Vào Insert/ topic hoặc subtopic
                  - Chèn topic cấp 1: click đúp chuột trái vào vị trí cần chèn
                  - Chèn topic cùng nhánh: click chuột trái vào topic cùng cấp với topic cần chèn sau đó nhấn enter.
·       Chèn các kí hiệu, hình ảnh:
        +Chọn thẻ Map Markers để chèn các icon, hoặc chọn thẻ Home trên thanh công cụ sau đó chọn Icon Markers

+Chọn thẻ Library để chèn các hình ảnh trong thư viện ảnh của phần mềm, hoặc click chuột phải vào topic và chọn Image sau đó chọn From file… (chèn hình ảnh từ một file bất kỳ trong máy tính) hoặc chọn From Library….
+Hoặc có thể copy một bức ảnh sau đó click chuột phải vào topic cần chèn hình ảnh chọn Paste/ Paste Inside.
·       Tạo ghi chú, liên kết:
+ Click chuột phải vào topic muốn tạo ghi chú hoặc liên kết, sau đó chọn Notes (để tạo ghi chú), chọn Hyperlink (tạo liên kết với các files khác). Hoặc trong thẻ Home trên thanh công cụ chọn Notes, chọn Hyperlink.
„ Tạo liên kết với các file khác
Có thể tạo liên kết với các file khác (văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim) bằng tính năng Hyperlink tương tự trong PowerPoint.
… Trình diễn một lược đồ tư duy:
·       Chọn View/ chọn Presentation Mode.
·       Click vào dấu (-) để đóng các nhánh lại, click vào dấu (+) để mở các nhánh ra.
Click vào End Presentation để kết thúc trình chiếu.

Bộ Giáo dục công bố 12 sự kiện của năm

Vietnamnet - 12 sự kiện mà Bộ GD-ĐT điểm lại năm qua cho thấy, toàn ngành đang nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục từ mầm non cho đến ĐH. Từ việc ra nghị quyết "đổi mới căn bản toàn diện" cho đến xây dựng chiến lược, hoàn thiện các văn bản pháp quy đến chú trọng nâng chất từ bậc học mầm non, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận...hứa hẹn khởi sắc của giáo dục đào tạo năm 2012 và các năm tiếp theo. Dưới đây là các sự kiện được Bộ GD-ĐT lựa chọn công bố chiều 30/12.



Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Bình 1, xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Lê Anh Dũng
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp tổ chức một số cuộc hội thảo, làm việc với các nhà khoa học, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học để tổ chức xây dựng Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
2.Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
Với mục tiêu tổng quát là: Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; Cơ bản xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.


HS Trường Tiểu học Đồng Văn 1, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lê Anh Dũng

3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhận được sự quan tâm góp ý của toàn xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, nhiều tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lí giáo dục. Nhiều phương tiện truyền thông đã liên tục đăng tải ý kiến của các nhà giáo, cán bộ quản lý và các tầng lớp nhân dân góp ý hoàn thiện dự thảo Chiến lược.
4. Dự thảo Luật giáo dục đại học được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, góp ý và đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII.
5. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Ngành Giáo dục đã kết hợp hài hòa giữa “chống” và “xây” bằng việc tổ chức sáng tạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nhà trường nhằm xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, thiết lập trật tự, kỷ cương trong nhà trường và trong thi cử, làm chuyển biến căn bản ý thức tự giác học tập của học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết bốn năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Từ năm học 2011-2012, việc thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, trở thành hoạt động thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.  
6. Tiếp tục triển khai đổi mới quản lý giáo dục đào tạo theo hướng tăng cường phân cấp gắn với nâng cao trách nhiệm.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV), qua đó thay đổi cơ bản công tác quản lí giáo dục ở các cấp, bảo đảm phân cấp triệt để nhưng thống nhất, tập trung và thông suốt trong hệ thống.
Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục đại học theo hướng: Đổi mới việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT); Đổi mới việc mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở đào tạo (Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT và số 08/2011/TT-BGDĐT).
7. Ban hành nhiều chính sách về phát triển giáo dục đối với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cụ thể là:
Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02/11/2011, số 1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ). 
Chính sách phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo được đánh giá có tác dụng động viên người thầy. Ảnh: Lê Anh Dũng

8. Giáo dục mầm non tiếp tục được quan tâm, thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ nhà giáo (Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg và số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Trẻ em mầm non được hỗ trợ ăn trưa (Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC); Hỗ trợ cho học sinh bán trú (Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLT-BGGĐT-BTC-BKHĐT).
9. Ban hành phụ cấp thâm niên cho nhà giáo (Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ), theo đó nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
10. Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322).
Sau 10 năm thực hiện Đề án, đã có 4.590 người đi học đại học và sau đại học tại 832 cơ sở đào tạo ở 34 nước đã và đang đào tạo cho trên 150 trường đại học, cao đẳng một lực lượng đáng kể giảng viên có trình độ sau sau đại học cho các trường trọng điểm. Đội ngũ giảng viên này dần kế nhiệm công việc của lớp cán bộ trước đây, góp phần nâng cao chất lượng của các trường đại học và góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
11. Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế đạt kết quả cao, với 23/23 thí sinh dự thi đạt giải, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen.
Đặc biệt, với việc giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đội tuyển Olympic Tin học Việt Nam đứng trong tốp 15 đoàn có kết quả cao trên tổng số 82 nước và vùng lãnh thổ tham gia. Đây là kết quả cao nhất, là sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng huy chương qua 7 lần tham gia kỳ thi Olympic Tin học quốc tế.
12. Thực hiện Nghị quyết số 50/2010/QH12 của Quốc hội, Bộ giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm. Qua đó, đã đình chỉ tuyển sinh (năm 2012) 03 trường và 12 ngành thuộc 4 trường khác; cảnh báo 03 trường chưa có đất, 04 trường chưa xây dựng được cơ sở đào tạo độc lập ; quyết định xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động tuyển sinh, đào tạo đối với 4 đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài trái pháp luật.
Nguồn: Bộ GD-ĐT

Kiểm tra chất lượng, trường khai tiến sĩ đột tử

Vietnamnet-Đến năm 2013, nếu các trường không khắc phục được các điều kiện đảm bảo chất lượng thì sẽ bị xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục, thậm chí giải thể.


Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã khẳng định với báo chí như vậy tại sáng 30/12 sau khi công bố kết quả thanh tra 24 trường ĐH, CĐ và 4 cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài.


Sáng 30/12, Bộ GD-ĐT gặp gỡ báo chí trao đổi các thông tin về kết quả thanh tra việc cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Ảnh: Kiều Oanh

Ông Bằng cho biết, quá trình kiểm tra cho thấy, hầu hết các trường đã cố gắng xin đất, xây dựng cơ sở vật chất, huy động kinh phí, xây dựng lực lượng để triển khai mở ngành đào tạo sau khi được thành lập hoặc nâng cấp. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn phải khắc phụ như: Giảng viên cơ hữu nhiều trường không đạt. Có 41 ngành đào tạo không có tiến sĩ, 12 ngành không có tiến sĩ và thạc sĩ, thậm chí có ngành chưa có giảng viên cơ hữu...

Với những sai phạm từng trường đã nhận hình thức xử lý nhưng đến năm 2013, nếu các trường không khắc phục được các điều kiện đảm bảo chất lượng thì sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục. Thậm chí, còn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể.

Đình chỉ do cơ sở toàn thuê mướn
Ông Nguyễn Huy Bằng
- Kết quả kiểm tra cho thấy có nhiều trường có tỷ lệ sinh viên/giảng viên rất cao so với quy định 25 sinh viên/1 giảng viên, trong đó có cả trường công. Tuy nhiên, chỉ có 3 trường bị đình chỉ tuyển sinh. Vậy tiêu chí vi phạm đến mức độ nào thì bị đình chỉ?


Ông Nguyễn Huy Bằng: Năm 2012, có 3 trường bị đình chỉ tuyển sinh. Khi xử lý, chúng tôi không nhằm vào trường ngoài công lập. Vi phạm rơi vào trường nào thì trường đó phải chịu thôi. Các trường bị đình chỉ là do đến nay cơ sở toàn đi thuê mướn.

Đúng là có nhiều trường vi phạm ở những mức độ khác nhau nên không bị đình chỉ. Tuy nhiên, đoàn thanh tra đã có cảnh báo ngay tại trường. Mặt khác, trên cơ sở kết luận này Bộ sẽ có văn bản riêng cho từng trường có nêu các sai phạm và yêu cầu phải có biện pháp khắc phục: tuyển người, xin đất, xây trường....

- Rất nhiều trường có tỷ lệ tuyển sinh vượt quy định cho phép. Vậy quy mô năm tới có bị trừ?


Ông Nguyễn Huy Bằng: Tiêu chí chọn kiểm tra là những trường thành lập từ năm 1998 trở lại đây và trường nào cũng phải báo cáo, trường nào cũng trong "tầm ngắm" của Bộ. Tuy nhiên, sức trong thời gian vừa rồi chỉ kiểm tra được 24 trường thôi, không thể kiểm tra tất các trường trong một lúc.

Quá trình kiểm tra chúng tôi cùng Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Giáo dục ĐH căn cứ trên dữ liệu các trường báo cáo chọn cả trường tốt, trường trung bình và trường yếu. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra 24 trường chưa nói hết được bức tranh chung của giáo dục ĐH. Có những trường chưa kiểm tra, chưa có quyết định dừng tuyển sinh nhưng đáng bị dừng tuyển sinh, chúng tôi sẽ kiểm tra trong năm tới.

Có những trường tới kiểm tra thấy yếu thật. Cụ thể như Trường ĐH Hà Hoa Tiên, đến nay vẫn chưa định hình được định hướng phát triển. Có những trường như vậy nên xã hội không tin, không vào học.

Cũng có nhiều ý kiến mở trường nhiều dẫn đến cạn nguồn tuyển. Nhưng quan trọng nhất là uy tín, từng trường phải khẳng định thương hiệu của mình. Thực tế có nhiều trường tư nhưng chất lượng đào tạo tốt như ĐH Thăng Long...

Khi làm việc, lãnh đạo một số trường cũng đặt vấn đề: Tại sao Bộ chỉ phạt trường tuyển vượt còn không phạt trường tuyển không đủ? Tôi cũng đã trả lời, theo quy định thì với những trường sau 3 năm thành lập mà không tuyển được cũng sẽ giải thể. Tuy nhiên vì mục tiêu đảm bảo chất lượng chứ không phải thành tích thực hiện doanh số giao. Bộ khuyến khích các trường vì mục tiêu chất lượng thực hiện đúng quy định tỷ lệ SV/GV quy đổi hoặc thấp hơn.

Kết luận này cũng là căn cứ để xác định giao chỉ tiêu cho các trường trong năm 2012.

Không thể chấm dứt sai phạm 100%

- Khi duyệt mở ngành, mở trường đều có quy trình rất chặt nhưng vẫn lọt lưới nhiều sai phạm. Kết quả thanh tra nhiều trường, nhiều ngành bị đóng cửa. Vậy trách nhiệm của Bộ về những sai phạm này có được xem xét, thưa ông?

Năm 2012, Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ cho Thanh tra chủ trì phối với các đơn vị chức năng tiếp tục kiểm tra các trường thành lập từ năm 1998 đến nay. Số lượng trường chắc chắn sẽ nhiều hơn để nhằm chấn chỉnh nâng cao chất lượng đào tạo lên.
Ông Nguyễn Huy Bằng
: Khi chúng tôi kiểm tra các trường thì có giải thích, khi mở ngành thì có giảng viên là tiến sĩ. Nhưng kiểm tra việc thực hiện cam kết thì các trường đưa rất nhiều lý do.

Có trường đưa lý do, lúc đầu họ vào sau đó chuyển trường khác. Cũng có trường trình bày rất lâm li: Đến nay, chúng tôi không có tiến sĩ nào vì lúc mở ngành có tiến sĩ nhưng sau đó chết đột tử. Đó là lý do khách quan. Nhưng chúng tôi cho rằng có thể họ chưa thu hút được giảng viên có trình độ tiến sĩ. Bản thân các trường cũng chưa có uy tín.

- Như ông khẳng định, khâu thanh kiểm tra là công việc thường xuyên của Bộ. Vậy đợt thanh tra này khác gì so với việc thanh tra thường xuyên đó? Và đây có phải là đợt thanh tra quy mô lớn nhất từ trước đến nay?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Tôi mới được phân công về bộ phận thanh tra nên cũng chưa có khái quát có lớn hay không. Như tôi khẳng định, thanh tra trước đây đã làm tốt rồi, nhưng giờ yêu cầu cao hơn, quản lí chặt chẽ hơn nhằm mục đích nâng chất lượng.

- Vậy Bộ có những giải pháp gì để chấm dứt những sai phạm vừa liệt kê trong toàn hệ thống trong thời gian tới?


Ông Nguyễn Huy Bằng: Giải pháp để chấm dứt sai phạm là vấn đề của cả hệ thống. Ý kiến cá nhân tôi cho rằng, khó có thể chấm dứt 100%. Đây là thực tế không chỉ riêng của Việt Nam bởi pháp luật đặt ra nhưng không phải tất cả đều tự nguyện làm theo. Do đó, chấm dứt 100% thì khó, nhưng có thể giảm vi phạm.

Năm 2012, Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ cho Thanh tra chủ trì phối với các đơn vị chức năng tiếp tục kiểm tra các trường thành lập từ năm 1998 đến nay. Số lượng trường chắc chắn sẽ nhiều hơn để nhằm chấn chỉnh nâng cao chất lượng đào tạo lên.

Ông Phan Mạnh Tiến, phó Vụ trưởng Vụ GD ĐH: Việc kiểm tra này - là để giám sát các trường thực hiện các cam kết đảm bảo chất lượng. Sắp tới sẽ kiểm tra tất cả các trường. Mặc dù đưa ra quyết định xử lý đình chỉ một trường không dễ nhưng khi đã công bố các trường nằm trong vùng cảnh báo thì bản thân các trường phải tự nâng mình lên.

Không côn nhận bằng học liên kết sai

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Giáo dục (Bộ GD-ĐT): Cả 4 đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài đều vi phạm pháp luật về giáo dục Việt Nam. Cụ thể, tổ chức tuyển sinh các trình độ đào tạo không được phép như CĐ, ĐH, thạc sĩ. Đồng thời vi phạm quy định về tổ chức đào tạo các trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ tại Việt Nam.

Việc dừng đào tạo của một số cơ sở dẫn tới băn khoăn học viện đang học sẽ xử lí thế nào? Ông Bằng khẳng định: theo quy định thì chính các chủ thể đó phải có nhiệm vụ khắc phục. Tất cả các đơn vị đã thừa nhận và có hướng xử lý.

Dù là việc của họ nhưng quá trình xử lý họ cũng có trao đổi với Bộ về hướng giải quyết. Cụ thể là họ tìm các đối tác để chuyển học viên sang đó đào tạo tiếp. Cũng có ý kiến chấp nhận dừng đào tạo và hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phương án xử lý các đơn vị đưa ra Bộ thấy hợp lí.

Những học viên đã theo học chương trình liên kết không đúng quy định, đồng nghĩa với việc bằng nhận được sẽ không được công nhận.
  • Kiều Oanh (Ghi)