*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

31 tháng 12 2011

Lược đồ tư duy – MindMap

Lược đồ tư duy – MindMap

Link tải MindjetMindManager Pro 8.0


1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của LĐTD theo Tony Buzan, dựa trên 3 yếu tố sau:
- Chức năng của bộ não: Các nghiên cứu về não bộ cho thấy hai bán cầu não có chức năng khác nhau: bán cầu não phải trội hơn trong một số chức năng về màu sắc, hình ảnh, biểu tượng, tưởng tưởng, nhận thức không gian; trong khi bán cầu não trái ưu thế trong những lĩnh vực khác như: logic, ngôn ngữ, số, phân tích. Do đó nếu sử dụng được càng nhiều chức năng và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của cả hai bán cầu não thì quá trình ghi nhớ và nhận thức càng hữu hiệu.
- Tâm lí học của quá trình học và ghi nhớ: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, não có thể dễ dàng nhớ được những thông tin đặc biệt sau: những thông tin ở đầu hay cuối buổi học, những thông tin mà liên hệ với những điều đã được lưu trữ trước đó trong não bộ hay là liên hệ với những điều đang được học, những thông tin nổi bật và độc nhất, những thông tin mà người đó quan tâm và những thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một trong 5 giác quan.
- Cách ghi chép: Ghi chép theo kiểu lược dòng cho chúng ta thấy rằng cách ghi chép này hoàn toàn thiếu sử dụng các chức năng của não phải như: màu sắc, hình ảnh, trí tưởng tượng, nhận thức không gian; và cách ghi chép này cũng không phù hợp với tâm lí học của việc ghi nhớ khi không sử dụng những yếu tố đặc biệt hữu hiệu cho quá trình ghi nhớ. Vì vậy, nếu chúng ta ghi chép theo kiểu lược dòng thì chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của não bộ - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin.  
Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra LĐTD để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Việc lập LĐTD giúp chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não, nhờ đó mà chúng trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng trí tuệ và sáng tạo sẽ được tăng cường.
2. Khái niệm lược đồ tư duy
LĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn; là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng.
LĐTD sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ. Cấu trúc cơ bản của LĐTD là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm. Rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba... với nhánh cấp một và cấp hai... Điều này giống như phương thức của cây trong thiên nhiên nối các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
3. Ứng dụng của lược đồ tư duy trong dạy học
3.1. Ứng dụng trong đọc sách
Đọc là tiếp thu ý của tác giả từ cuốn sách, hoặc đọc là hấp thụ được từ ngữ trong trang sách.
LĐTD về cách đọc sách sẽ giúp ta thực hiện những điều trên một cách mạch lạc, khoa học và hợp lý nhất, đảm bảo rằng những thông tin đọc được từ sách là đầy đủ. Trong LĐTD sử dụng nhiều hình ảnh bên cạnh những nội dung trọng tâm sẽ giúp ta gợi nhớ tốt hơn.
3.2. Ứng dụng trong ghi chép
Việc ghi chép bằng LĐTD sẽ giúp ta nhớ được nội dung ghi chép một cách khoa học, có trọng tâm, dễ dàng bổ sung, ghi chú, chú thích vào những nội dung khó, trọng tâm và những nội dung chưa hiểu cần tìm hiểu thêm.
Phát biểu trước đông người, đọc một bài diễn văn hoặc một bài thuyết trình, chúng ta đã thể hiện cả hai mặt: ngôn ngữ cơ thể và tinh thần. Thật khó có thể tránh khỏi những sai lầm trước người nghe. Vì thế chúng ta thấy lúng túng.
Nếu chúng ta dành thời gian để lập LĐTD về tất cả những thông tin cơ bản về bài thuyết trình trước khi quyết định cụ thể chủ đề để nói, ta sẽ thấy dễ dàng hơn để tập trung vào vấn đề chính đồng thời ta cũng thấy được những vấn đề cần chuẩn bị, những điểm cần chú ý khi trình bày để đạt hiệu quả cao nhất.
3.4. Ứng dụng trong ôn tập, thi cử
Ta có thể lập LĐTD lên kế hoạch cho việc ôn tập, chuẩn bị cho việc thi cử của mình. Lược đồ này giúp người học thấy được hình ảnh khái quát về các hoạt động trong quá trình thi cử, sự phối hợp trong kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất.
3.5. Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
Chúng ta muốn làm khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và đặc biệt là phải rèn luyện được cách làm việc tự lực, có phương pháp làm việc từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
LĐTD sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về toàn bộ quá trình nghiên cứu, từ đó giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, hợp lý và mạch lạc hơn.
3.6. Ứng dụng trong làm việc theo tổ nhóm
LĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của LĐTD và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao.
Sử dụng LĐTD giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Sử dụng LĐTD sẽ giúp các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, LĐTD tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên LĐTD của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên LĐTD.
LĐTD là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng LĐTD giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào LĐTD, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.
LĐTD cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Các nhánh chính của LĐTD đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic. Các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên. Như vậy sử dụng LĐTD trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả.
LĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
 4. Cách xây dựng lược đồ tư duy
4.1. Một số phần mềm vẽ lược đồ tư duy
Hiện nay, tư duy có sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ được coi là phong cách tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Để thiết lập LĐTD, có thể sử dụng một số phần mềm như:
Phần mềm EDraw Mind Map.
Phần mềm FreeMind.
Phần mềm MindMapper 2008.
Phần mềm Tony Buzan’s iMindMap.
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 7.0
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 8.0
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 9.0
4.2. Xây dựng lược đồ tư duy bằng MindjetMindManager Pro 8.0       
Mindjet MindManager Pro 8.0 là phần mềm được sử dụng khá rộng rãi, đây là phần mềm dành cho cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, Mindjet thích hợp với GV, HS, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu. Mindjet MindManager Pro 8.0 giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền thông tin một cách có hiệu quả. Mindjet hỗ trợ xuất ra nhiều định dạng, từ các định dạng ảnh thông dụng đến PDF, DOC, HTML, TXT, XML đến định dạng riêng của chương trình (.mmap).
Các bước lập một lược đồ tư duy bằng phần mềm
Mindjet Mind Manager Pro 8.0
 Mở ứng dụng của phần mềm:
‚ Định dạng lược đồ: có thể sử dụng một trong các mẫu lược đồ có sẵn trong thư viện của phần mềm hoặc tự thiết kế mẫu lược đồ riêng.
·  Sử dụng mẫu có sẵn: Chọn Tools/ chọn Map Templates hoặc Map Styles/ chọn một mẫu phù hợp.
·       Tự thiết kế mẫu:
ü    Format topic: Click chuột phải vào central topic, chọn Format topic:
           Thẻ Shape and Color: chọn hình dạng topic, màu đường viền và màu nền cho topic, có thể chọn nền topic bằng một bức ảnh ở mục Custom image shape.
          Thẻ Alignment: chọn kiểu căn lề cho đoạn văn bản trong topic và chọn kiểu sắp xếp vị trí giữa đoạn text và hình ảnh.
           Thẻ Size and Margins: phần margins cho phép lựa chọn khoảng cách từ các đường viền của topic đến phần nội dung của topic.
          Thẻ Subtopics Layout: Chọn kiểu bản đồ, kiểu đường liên kết giữa topic đang format với các topic liên kết trực tiếp với nó. Phần Distance between siblings dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các subtopic phụ của topic đang format.
Thẻ General Layout: phần Main Topic Line Width dùng để điều chỉnh độ rộng của đường nối giữa central topic với các subtopic của nó. Muốn đường viền topic và đường nối các topic đậm hơn thì tích vào mục Organic appearance.
       Tương tự như vậy, muốn định dạng một topic nào thì click chuột phải vào topic đó và làm tương tự như trên.
ü    Chọn nền cho lược đồ: Click chuột phải vào phần nền của lược đồ, chọn Background, sau đó chọn Assign Image from Library… và chọn một mẫu trong thư viện background của phần mềm; hoặc chọn Brackground Properties…sau đó chọn một màu nền phù hợp hoặc chọn một ảnh trong thư viện ảnh để làm nền cho lược đồ.
ƒ Xây dựng lược đồ:
·       Nhập các nội dung của LĐTD:
+Định dạng kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc như trong word
+Bỏ dấu gạch chân khi soạn thảo:
+ Chèn topic: - Vào Insert/ topic hoặc subtopic
                  - Chèn topic cấp 1: click đúp chuột trái vào vị trí cần chèn
                  - Chèn topic cùng nhánh: click chuột trái vào topic cùng cấp với topic cần chèn sau đó nhấn enter.
·       Chèn các kí hiệu, hình ảnh:
        +Chọn thẻ Map Markers để chèn các icon, hoặc chọn thẻ Home trên thanh công cụ sau đó chọn Icon Markers

+Chọn thẻ Library để chèn các hình ảnh trong thư viện ảnh của phần mềm, hoặc click chuột phải vào topic và chọn Image sau đó chọn From file… (chèn hình ảnh từ một file bất kỳ trong máy tính) hoặc chọn From Library….
+Hoặc có thể copy một bức ảnh sau đó click chuột phải vào topic cần chèn hình ảnh chọn Paste/ Paste Inside.
·       Tạo ghi chú, liên kết:
+ Click chuột phải vào topic muốn tạo ghi chú hoặc liên kết, sau đó chọn Notes (để tạo ghi chú), chọn Hyperlink (tạo liên kết với các files khác). Hoặc trong thẻ Home trên thanh công cụ chọn Notes, chọn Hyperlink.
„ Tạo liên kết với các file khác
Có thể tạo liên kết với các file khác (văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim) bằng tính năng Hyperlink tương tự trong PowerPoint.
… Trình diễn một lược đồ tư duy:
·       Chọn View/ chọn Presentation Mode.
·       Click vào dấu (-) để đóng các nhánh lại, click vào dấu (+) để mở các nhánh ra.
Click vào End Presentation để kết thúc trình chiếu.

Không có nhận xét nào: