*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

03 tháng 8 2023

Sống cẩn thận không bao giờ là thừa!


1. Cẩn thận khi đánh giá người khác. Bạn gặp một người được mấy lần? Bạn cảm giác về họ chỉ trong lần gặp gỡ đầu tiên? Bạn biết sâu trong nội tâm một người có bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu buồn bã, bao nhiêu vấp ngã? Đừng vội phủ cho người khác một tấm áo khoác rồi cố định họ trong hình hài đó. Sai đấy!
2. Cẩn thận hành động bản thân. Suy nghĩ kĩ trước khi làm, mà làm rồi thì phải biết chịu trách nhiệm. Lớn rồi, đừng có làm gì cũng "Em tưởng... em tưởng" mãi.
3. Cẩn thận lời ăn tiếng nói, sai một li đi một dặm. Đừng để cái miệng làm khổ cái thân, vướng vào đàm tiếu thị phi, gây tổn thương người khác.
4. Cẩn thận trong chuyện tình cảm.
Yêu thì nói yêu, không yêu nói là không yêu.
Đừng vin vào cái cớ, đó là người thân thương mà nghĩ mình có thể thoải mái bày tỏ rồi cũng thoải mái làm tổn thương họ. Nên nhớ tương kính như tân!
5. Cẩn thận với chính bản thân mình. Trước khi muốn trở thành một người thành công, đẳng cấp trong xã hội, hãy làm cho tốt những điều nhỏ nhặt đi đã. Cẩn thận, có trách nhiệm với chính mình và với những người khác!
6. Cẩn thận khi bước ra ngoài xã hội. Đừng nhầm lẫn giữa lý tưởng và tham vọng. Nên nhớ, muốn cái gì cũng có cái giá của nó. Liều lĩnh, bất chấp Nhân Quả thì hậu quả ráng chịu- Biết bao người khi sa hầm sụp hố ngẩng mặt kêu trời , trời cũng ngó lơ thôi!

FB: Hương Sen Việt


Ebook (pdf) - Nghệ thuật: trộm bắt trộm!

 Link tải:

Nghệ thuật ăn trộm và bắt trộm của người xưa - Toan Ánh - 213 trang (mediafire.com)

Lòng biết ơn

 Chớ “qua cầu rút ván”…

Lòng biết ơn là một trong những giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người.
Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại. Cách nay hơn 2.000 năm, Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia và nhà hùng biện trứ danh thời La Mã cổ đại từng khẳng định: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người”.
Đối lập với lòng biết ơn là sự vô ơn. Trong văn hóa ứng xử của ông cha ta, những kẻ vô ơn bạc nghĩa luôn bị xã hội phê phán nghiêm khắc. Khi được người khác đối đãi tử tế nhưng bản thân lại đối xử trở mặt như trở bàn tay là những kẻ “ăn mật trả gừng”. Khi hưởng thụ quyền lợi nơi này nhưng lại ủng hộ, vun vén cho nơi khác là những kẻ “ăn cây táo rào cây sung”. Khi đạt được mục đích cá nhân nhưng vội quên ngay người khác giúp đỡ mình là những kẻ “được chim bẻ ná, được cá quên nơm”. Đáng khinh nhất là những kẻ vô ơn bạc nghĩa khi thể hiện thói ích kỷ cá nhân đến mức “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”...
Một người dân mà có thái độ vô ơn đã là điều đáng trách. Càng đáng phê phán hơn khi có những người từng mấy chục năm được hưởng “ăn cơm nước, hưởng lộc dân” nhưng sau khi rời nhiệm sở trở về cuộc sống đời thường lại nảy sinh tư tưởng tiền hậu bất nhất. Lợi dụng mạng xã hội chê bai đủ thứ về hiện thực đất nước qua lăng kính chỉ toàn màu đen. Có người khi đương chức, đương quyền thì giữ gìn lời ăn tiếng nói, cẩn trọng phát ngôn từng câu, từng chữ để được tiếng là “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”, nhưng khi về hưu lại biến mình thành “thông tấn xã vỉa hè” bởi ngồi ở đâu, chỗ nào cũng có thể “bàn loạn” chuyện quốc gia đại sự mà không biết giữ mồm, giữ miệng.
Cũng có người một thời sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, đồng bào trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, thì nay một phần để cho tư tưởng công thần lên ngôi, phần khác vì bị lôi kéo, kích động bởi các phần tử cơ hội chính trị nên không bảo trọng vẹn toàn lời thề kết nạp Đảng năm nào, tự biến mình trở thành “cái loa” phát ngôn cho những thông tin sai trái, lệch lạc, làm nhiễu nhương dư luận, gây phân tâm lòng người. Cách ứng xử như thế cũng là tiền hậu bất nhất và họ đang tự biến mình thành người vô ơn bạc nghĩa trước tấm lòng cao cả của cộng đồng, tổ chức và chế độ từng nuôi dưỡng, bao bọc, rèn luyện và tạo cơ hội cho họ thành danh trước khi rời vị trí công tác xã hội.
Thật ra, xã hội nào, thể chế chính trị nào cũng luôn khuyến khích, đề cao, ghi nhận những con người công tác trong bộ máy công quyền giàu lòng cống hiến, hy sinh và luôn mang trong mình văn hóa tri ân. Bởi vì suy cho cùng, thể chế chính trị là cái nôi, là bệ đỡ cho anh thành đạt thì dù đang công tác hay khi về hưu thì anh rất nên/cần ghi nhớ, biết ơn cái nơi cho mình cả danh phận cá nhân lẫn cuộc sống hạnh phúc gia đình. Dù khi rời nhiệm sở, cán bộ không còn sở hữu quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, nhưng không có nghĩa là tự mình xa rời hay lãng quên tinh thần phụng công, thủ pháp, trách nhiệm công dân và ý thức nêu gương trước quốc dân đồng bào. Có thể nói rằng, uy lực công quyền một thời đã tạo thế, tạo danh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thì khi về hưu họ ít nhiều vẫn được “thơm lây” từ cái thế, cái danh đó. Cho nên lời nói, phát ngôn, ý kiến của họ vẫn có trọng lượng nhất định. Do đó, bất cứ một sự thoái thác nào về danh vị, chức tước của mình một cách không chính đáng, không thiện chí rồi sa đà vào lối hành xử tiền hậu bất nhất sẽ vô hình trung làm giảm uy tín, thậm chí làm tiêu tan thanh danh một thời mình dày công gây dựng.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, thể hiện lòng biết ơn không chỉ đối với tổ tiên, dòng họ, gia đình, thầy cô, nhà trường, làng xóm, quê hương - nơi mình sinh ra, lớn lên, học tập; mà cần bền bỉ duy trì, thực hiện văn hóa tri ân đối với cộng đồng, đất nước, dân tộc, nhân dân - nơi mình được bao bọc, nuôi dưỡng về thể chất và tâm hồn; đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị và thể chế chính trị - nơi mình được công tác, làm việc, cống hiến, trưởng thành, có địa vị xã hội và cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc.
Khi cán bộ, đảng viên chú trọng bảo toàn nét đẹp văn hóa tri ân của bản thân ở mọi lúc, mọi nơi sẽ góp phần lan tỏa giá trị đạo đức tốt đẹp trong xã hội, đồng thời đây cũng là một cách phòng ngừa thói tiền hậu bất nhất và sự dửng dưng, vô cảm - một nguy cơ làm bào mòn tâm hồn, cốt cách của người cộng sản. Đây cũng là một cách tự phòng ngừa bản thân tránh rơi vào tình trạng “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị./.
Thiện Văn



Phim tài liệu "Những vấn đề mang tên Việt Nam".



(Từ tập 2 đến tập 5 nội dung về chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 - Đắc tô, Tân Cảnh)