*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

29 tháng 12 2012

Thịt chó, các món ăn và cách chế biến

Muốn làm bữa tiệc thịt chó cho chu đáo, cần phải sửa soạn các phương tiện từ trước cũng như mua sắm các đồ gia vị và để sẵn sàng ngay tại chỗ xả thịt.
ĐỒ DÙNG : 3 nồi nhỏ, 3 nồi vừa, 2 nồi to, 1 chảo đất, 1 chảo gang, 1 thớt to, 1 dao phay, 1 dao chặt, vỉ nướng, rơm, than củi, cối đá, rổ rá.
GIA VỊ : Riềng, mẻ, mắm tôm, nước mắm, muối, hành sống, sả, lá na, lá bí đao, lá lốt, lá mơ, lá đài bi (còn gọi là cúc tần), húng quế, lá ổi non, húng lìu, chanh ớt, vừng, đậu xanh, mỡ nước, thịt lợn nạc, mỡ lợn sống, dầu ăn.
 

1. Món dồi
Tiệc thịt chó không thể thiếu món dồi và nhựa mận.
Tất cả khúc ruột non, ruột già phải “lộn lèo” để rửa sạch sẽ bằng muối. Nhớ đừng cắt dạ dày rời cuống ruột non, vì sẽ dùng dạ dày để dồn nhân vào ruột cho dễ dàng.
Nhân dồi có những gia vị sau :
- 2 nắm lá mơ
- 2 nắm lá đài bi
- 100 gr đậu xanh rang chín, giã nát
- 1 thìa mắm tôm
- 1 thìa mẻ
- 1 chút riềng
- 1 thìa nước mắm
- 1 lít mỡ lợn sống và mỡ chó
Tất cả các gia vị trên cho vào chậu thau nhỏ trộn nhuyễn và dồi vào khúc ruột non. Nên cho vào 3,4 thìa thịt luộc để khi tuốt nhân chứa từ dạ dày xuống được trơn tru. Trước khi dồn nhân, lấy dây buộc chặt khúc cuối ruột, và buộc đầu dạ dày sau khi đã nhồi nhân xong.
Cho vào nồi luộc chín. Khoảng 30 phút sau dùng một chiếc đũa tre vót nhọn, đâm sâu vào đầu, giữa, đuôi khúc dồi, cốt ý để xả hơi làm cho nhân dồi nở, chặt. Vớt khúc dồi ra để trong rổ cho khô ráo. Trước bữa ăn, cho vào chảo chiên vàng .
Ngày nay, nhiều người không luộc mà nướng dồi trên lò than và cũng có thể nướng bằng rơm.
Thái hơi vát từng khúc dồi bằng đốt ngón tay đặt vào đĩa. Khúc dồi lớn (dạ dày) đặt sát mặt đĩa, khúc dồi nhỏ đặt ở giữa và thái tim gan đặt lên trên.

2. Món hấp hoặc luộc
Xử dụng một đùi sau để làm món thịt luộc. Luộc luôn tim gan, thịt da đầu (lóc trước), lưỡi để làm nhân tiết canh. Nồi luộc phải dùng nồi lớn, cho nhiều nước. Vì nước luộc này sẽ còn dùng cho nhiều món sẽ nói ở sau.
Luộc chừng một giờ thì chín, vớt ra để cho nguội. Riêng thịt đùi đun thêm 30 phút nữa.
Cũng có người không luộc mà hấp thịt, một nồi ba món: lớp dưới cùng là nhựa mận, sau đó đến đồi và trên cùng là thịt hấp. Dồi và thịt hấp chín trước, lấy ra rồi tiếp tục nấu món nhựa mận.
Lưu ý : Thái thịt luộc cần phải dùng con dao phay mỏng lưỡi, sắc bén. Thái mỏng và to bản. Mỗi miếng thịt luộc phải có đủ 3 thành phần : da, mỡ, thịt.

3. Món chả nướng
Lấy một đùi sau và một đùi trước, thái từng miếng nhỏ, cho vào thau và tra các gia vị sau :
- ½ bát riềng đã giã nát
- ½ bát mẻ đã nghiền nát
- 3 thìa mắm tôm
- 1 thìa nước mắm
- 3 cây sả đập dập và thái nhỏ
- 1 chút húng lìu
Trước nhất, vắt nước riềng vào thịt nướng, bóp thật kỹ cho nước riềng thấm vào từng thớ thịt, rồi lần lượt đến mẻ, mắm tôm, bã riềng. Khi tất cả gia vị đã tra xong, cũng cần pahir nhào bóp trong khoảng 5 phút nữa. Lúc đó, thịt đã ngả màu trắng ngà. Trước khi nướng thịt, cho vào 3 thìa tiết, 1 thìa mỡ lợn, 1 nắm húng quế thái nhỏ trộn đều.
Dụng cụ để nướng gồm 1 hoả lò dùng than củi, 1 vỉ nướng, 1 chiếc quạt. Than phải thật hồng. Khi nướng, một tay cầm vỉ, một tay cầm quạt. Vỉ pahir được đảo ngửa sấp liên hồi, cốt ngăn mỡ không chảy nhiều xuống lò than tránh gây ám khói vào thịt. Cần phải quạt luôn, chiều gió quạt từ trên xuống lò, cốt áp đảo ngọn lửa đừng cho cháy thịt. Khi thịt nướng vàng đều, đổ ra thau, quạt vỉ khác.
Thời gian nướng độ 30 phút.

4. Chả chiên lá na
Lóc thịt nạc ở 2 bên lườn xương sống, và ở rải rác các khớp xương khác, có thể lấy thêm thịt đùi. Cho thêm 300 gr thịt lợn nạc, băm nhuyễn cùng với gia vị : riềng, mẻ, mắm tôm mỗi thứ 1 thìa, chút muối, chút nước mắm, 5 củ hành ta.
Rửa sạch lá na, lựa lá to (nếu không sẵn lá na thì thay bằng lá lốt). Lá cần phải để cuống dài. Lấy thịt đã băm sẵn to bằng đốt ngón tay, đặt bên trên mặt lá, cuộn tròn cho tới sát cuống lá, lấy một chiếc tăm tre chọc thủng lỗ nhỏ vào giữa khúc chả, ấn cuống lá ngập vào (gói như các bà gói miếng trầu).
Khi chiên chả, cần đổ nhiều mỡ, chờ cho mỡ sôi mới cho chả vào chiên. Chả ngả màu vàng vàng thì vớt ra, chiên mẻ khác.

5. Món chả sườn
Sườn được rọc từng 2 khúc xương một, chặt từng miếng ngắn bằng đốt rưỡi ngón tay. Tra mắm tôm, riềng, mẻ, 1 thìa mỡ lợn, trộn đều cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp đun cho khô, đổ vài ba muôi nước luộc thịt, khi nào thấy sền sệt là được.

Sườn còn dùng để làm món khác nữa, món chả chìa. Món này thay vì xào thì đem nướng, ướp thêm sả, mỗi miêng chả chìa dài bằng cả 1 ngón tay út.

6. Món nhựa mận
Một đùi trước và tất cả các da thịt để làm nhựa mận như thịt bụng, lưng, cổ, xắt từng miếng nhỏ. Cách thức tra gia vị giống như món thịt nướng. Món này, ướp trong thời gian 1 tiếng. Trước khi đem lên bếp đun, cho vào 3 thìa tiết, 3 thìa mỡ lợn, trộn đều.
Khi thấy thịt xào đã khô (nhớ lấy đũa đảo liên hồi phòng thịt khê) lấy nước luộc thịt đổ vào nồi nhựa mận, đổ thừa trên mặt thịt 1 đốt ngón tay. Đun chừng hơn 1 tiếng thì nước và thịt sẽ dẻo và keo lại. Món này cần ăn nóng, vì thế phải tính thời gian cho sát.

7. Xáo ninh
Bộ xương sống được chặt rời từng đốt và các xương ống chân chặt từng khúc. Món này cũng được tra gia vị riềng mẻ, mắm tôm, nước mắm, muối.
Sử dụng nồi luộc thịt, sau khi xào xương xong, đổ vào nồi. Ninh chừng 2 tiếng thì thịt nhừ. Tuỳ theo sở thích từng nơi, có thể nấu thêm với măng tươi hoặc măng khô.
Món này cũng để chan bún. Khi múc xáo vào bát, nhớ múc luôn cả những đốt xương sống. Các khúc xương này thịt nhừ và có tuỷ, ăn rất ngon, bùi và ngọt. Món này ăn nóng về cuối bữa tiệc.

8. Món óc
Sau khi lấy cả bộ óc, trộn thêm 100 gr mỡ lợn sống, 100 gr mỡ cầy, đem băm nát với ba củ hành ta và tra nước mắm tôm, nước riềng, nước mẻ (mỗi thứ một thìa cà phê). Xếp lá bí đao thành nhiều lượt rộng bằng 2 bàn tay, đặt trên thớt, đổ óc vào giữa, gói theo hình vuông, buộc chỉ bên ngoài thành chữ thập (như gói bánh chưng).
Một bộ óc có thể làm 2 gói - nếu muốn thêm một vài gói nữa thì băm thêm 200 gr thịt nạc cầy. Gói xong, cho vào nồi nhôm, lấy nước luộc thịt đổ ngập, đậy vung kín và cho lên bếp đun, chừng 30 phút sẽ chín.
Chú ý : Món này ăn đầu tiên, nên lựa thời gian để khi thực khách vào bàn ăn thì vừa chín, ăn nóng mới ngon. Ăn luôn cả lá bí đao bọc ngoài. Lấy dao xẻ trước làm 4 phần.

9. Món tiết canh
Nhân tiết canh gồm thịt da đầu, lưỡi, thái và băm nát, cho một ít húng quế vào băm luôn. Băm xong cho nhân vào từng đĩa có lòng sâu. Mỗi đĩa tuỳ nhân nhiều hay ít,số lượng tiết cũng theo đó mà tăng giảm. Nhưng thường thường từ 3 đến 4 thìa tiết đổ thêm 5 đến 6 thìa nước lạnh (nước này là nước luộc thịt múc ra trước để cho nguội). Khi đổ nước vào tiết, cần quấy nhanh tay và đổ liền vào đĩa nhân. Chừng ½ phút thì đĩa tiết canh sẽ đông lại. Lấy 5,6 miếng gan đặt lên trên tiết canh theo hình ngôi sao.

Mấy năm gần đây, ít người dùng món tiết canh chó.
Lưu ý : Gặp khi tiết không đông, nên nếm tiết xem có mặn không, nếu tiết mặn đổ thêm chút nước lạnh quấy đều, tiết sẽ đông. Nếu nhận thấy ít nhân, có thể băm thêm một ít ruột cây chuối non, trộn lẫn với nhân thit.

10. Lòng xào
Lấy khúc ruột già, một đoạn ruột non, phổi, 1/3 buồng gan. Tra riềng, mẻ, mắm tôm đem xào khô, vớt ra.
Dùng một củ chuối non, thái từng mảng mỏng rồi xắt từng miếng dài to bằng sợi bún, xắt đến đâu ngâm ngay vào chậu nước, nước này được pha vào một thìa mẻ, giữ cho củ chuối được trắng.
Sau khi rửa sạch, cho vào chảo xào chín, đổ vào bát nước luộc thịt. Tra thêm nước mắm, muối, mẻ.

11. Món tái áp chảo
Thịt ở hai bên ngực (nằm trên 2 bộ sườn) được lóc ra để nguyên mảnh thịt như hình chữ nhật. Đặt lên mặt thớt, lấy một chiếc đũa tre vót nhọn, xâm vào khắp mảnh thịt, lấy nước riềng, nước mẻ, nước mắm tôm rưới vào mảnh thịt cho thấm, thái húng quế sát trên thịt, sau đó đem ướp độ 1 giờ sau thì áp chảo. Đặc biệt món tái áp chảo này phải dùng chảo đất. Phải cho to lửa, khi chảo đã nóng, đặt từng mảnh thịt vào chảo. Lật ngửa lật úp chừng 3 phút là chín tái.
Để nguội, gần đến giờ ăn hãy thái từng miếng nhỏ, mỏng, dài độ 4 cm. Trộn với vừng rang giã dập.

http://diendan.yeunghiahung.com

28 tháng 12 2012

Quy định việc tiếp nhận, bố trí học văn hóa bổ sung vào chương trình đào tạo TCCN (nhóm III) cho học sinh chưa tốt nghiệp THPT

- Căn cứ Công văn 9793/BGDĐT-GDCN ngày 13 tháng 9 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển sinh và đào tạo TCCN cho học sinh chưa tốt nghiệp THPT;
- Căn cứ Công văn 2472/BGDĐT-GDCN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tuyển sinh TCCN năm 2008;
- Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung TCCN;
 
QUY ĐỊNH
Ôn tập bổ sung kiến thức; thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp
văn hóa cho học sinh chưa tốt nghiệp THPT
Điều 1. Các môn văn hóa; học phần và thời lượng
     Nội dung ôn tập bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông gồm 6 môn học: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Lịch sử và Địa lý theo chương trình chuẩn bậc THPT, được bố trí thành các học phần với thời lượng như sau:
1. Ngữ văn: 300 tiết (20 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Ngữ văn 1: Chương trình lớp 10, 90 tiết (6 ĐVHT),
b) Ngữ văn 2: Chương trình lớp 11, 90 tiết (6 ĐVHT),
c) Ngữ văn 3: Chương trình lớp 12, 120 tiết (8 ĐVHT);
2. Toán: 270 tiết (18 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Toán 1: Chương trình lớp 10, 75 tiết (5 ĐVHT),
b) Toán 2: Chương trình lớp 11, 90 tiết (6 ĐVHT),
c) Toán 3: Chương trình lớp 12, 105 tiết (7 ĐVHT);
3. Vật lý: 90 tiết (6 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Vật lý 1: Chương trình lớp 10, 30 tiết (2 ĐVHT),
b) Vật lý 2: Chương trình lớp 11, 30 tiết (2 ĐVHT),
c) Vật lý 3: Chương trình lớp 12, 30 tiết (2 ĐVHT);
4. Hóa học: 90 tiết (6 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Hóa học 1: Chương trình lớp 10, 30 tiết (2 ĐVHT),
b) Hóa học 2: Chương trình lớp 11, 30 tiết (2 ĐVHT),
c) Hóa học 3: Chương trình lớp 12, 30 tiết (2 ĐVHT);
5. Lịch sử: 135 tiết (9 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Lịch sử 1: Chương trình lớp 10, 45 tiết (3 ĐVHT),
b) Lịch sử 2: Chương trình lớp 11, 45 tiết (3 ĐVHT),
c) Lịch sử 3: Chương trình lớp 12, 45 tiết (3 ĐVHT);
6. Địa lý: 135 tiết (9 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Địa lý 1: Chương trình lớp 10, 45 tiết (3 ĐVHT),
b) Địa lý 2: Chương trình lớp 11, 45 tiết (3 ĐVHT),
c) Địa lý 3: Chương trình lớp 12, 45 tiết (3 ĐVHT);
     Tổng cộng: 18 học phần, thời lượng 1020 tiết (68 ĐVHT); giảng dạy trong một năm học.
Điều 2. Đối tượng học sinh; các học phần bắt buộc, các học phần được miễn trừ.
1. Đối tượng học sinh
a) Học sinh vừa tốt nghiệp THCS, học dở dang lớp 10;
b) Học sinh học hết lớp 10 hoặc học dở dang lớp 11;
c) Học sinh học hết lớp 11 hoặc học dở dang lớp 12;
d) Học sinh học hết lớp 12 nhưng không được dự thi tốt nghiệp THPT hoặc học sinh được dự thi tốt nghiệp THPT nhưng không đỗ;
2. Các học phần bắt buộc, các học phần được miễn trừ
a) Học sinh tại Điểm a Mục 1 Điều này đăng ký và học tập 18 học phần tại Điều 1.
b) Học sinh tại Điểm b Mục 1 Điều này đăng ký và học tập các học phần tại Điều 1 nhưng có thể được miễn trừ các học phần tại Điểm a Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nếu điểm trung bình chung cả năm của học phần đó trong học bạ lớp 10 THPT ≥ 5,0 điểm.
c) Học sinh tại Điểm c Mục 1 Điều này đăng ký và học tập các học phần tại Điều 1 nhưng được miễn trừ hoàn toàn các học phần tại Điểm a Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6; có thể được miễn trừ các học phần tại Điểm b Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nếu điểm trung bình chung cả năm của học phần đó trong học bạ lớp 11 THPT ≥ 5,0 điểm.
d) Học sinh tại Điểm d Mục 1 Điều này đăng ký và học tập các học phần tại Điều 1 nhưng được miễn trừ hoàn toàn các học phần tại Điểm a, b Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6; có thể được miễn trừ các học phần tại Điểm c Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nếu điểm trung bình chung cả năm của học phần đó trong học bạ lớp 12 THPT ≥ 5,0 điểm.
đ) Các học phần không được miễn trừ học sinh phải đăng ký ôn tập, kiểm tra, thi như một học phần bình thường.
Điều 3. Giảng dạy, đánh giá học phần
1. Thời điểm học tập bổ sung kiến thức văn hóa, nội dung giảng dạy
- Học sinh thuộc Điểm a, b, c, Mục 1 Điều 2 tập trung học tập, ôn tập ngay từ năm thứ nhất của khóa học. Sau khi không còn học phần văn hóa nào có điểm dưới 5,0 sẽ bố trí vào các lớp khóa sau thuộc ngành đã đăng ký tuyển sinh đầu vào.
- Học sinh thuộc Điểm d Mục 1 Điều 2 bố trí cùng lớp với học sinh tốt nghiệp THPT, học xen kẽ văn hóa với các môn chung.
- Giáo viên được phân công ôn tập có trách nhiệm biên soạn chương trình giảng dạy, giáo trình, giáo án bám sát theo Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 chương trình chuẩn bậc THPT hiện hành. Thời lượng ôn tập được quy định bằng ¼ thời lượng học tập.
- Nội dung ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, mang tính bao quát, truyền tải được những kiến thức văn hóa cơ bản của bậc học THPT để học sinh có nền tảng kiến thức, đủ năng lực, trình độ học tập ở bậc Trung cấp.
2. Đánh giá học phần
- Học phần có từ 2-3 ĐVHT ít nhất 1 điểm thường xuyên, 1 điểm định kỳ; từ 4-5 ĐVHT ít nhất 2 điểm thường xuyên, 2 điểm định kỳ; 6 ĐVHT trở lên ít nhất 3 điểm thường xuyên, 3 điểm định kỳ. Bảng điểm theo mẫu thống nhất toàn trường.
- Cuối mỗi học kỳ nhà trường tổ chức thi kết thúc các học phần, đánh giá kết quả học tập, xét điều kiện được học tiếp, xét các chế độ khuyến khích học tập theo quy định hiện hành.
- Đối với các học phần được miễn trừ, điểm tổng kết được ghi vào bảng điểm học phần, học kỳ, năm học, toàn khóa nhưng không được tính để cấp xét học bổng và các chế độ khác.
Điều 4. Thi tốt nghiệp
1. Nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp các môn văn hóa sau khi kết thúc năm thứ nhất, gồm 03 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Hình thức thi tốt nghiệp được quy định như kỳ thi tốt nghiệp TCCN hiện hành.
2. Thời lượng ôn thi tốt nghiệp:
          Ngữ văn : 30 tiết
          Lịch sử : 25 tiết
          Địa lý : 25 tiết
3. Học sinh có điểm các môn thi tốt nghiệp THPT ≥ 5,0 trùng với môn thi tốt nghiệp tại Mục 1 Điều này được xem xét miễn thi. Học sinh được miễn thi tốt nghiệp sẽ được miễn ôn tập, học tập bổ sung kiến thức và không phụ thuộc vào kết quả học tập ghi trong học bạ lớp 12.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Sau khi học sinh trúng tuyển, Phòng đào tạo rà soát học bạ, phân loại học sinh ra từng đối tượng cụ thể. Tổ chức hồi kiểm học bạ THPT, bảng điểm thi tốt nghiệp THPT theo hồ sơ gốc.
2. Xem xét các học phần được miễn học, miễn thi và bố trí học sinh vào từng lớp học theo đúng trình độ đầu vào. Bố trí giáo viên giảng dạy theo đúng tiến độ học tập của năm học.
Các học phần học tập, ôn tập bổ sung kiến thức văn hóa
Stt
Học phần
Mã số học phần
Chương trình
ĐVHT
Tiết
Học kỳ
Số tiết học kỳ 1
Số tiết học kỳ 2
1
Ngữ văn 1
NV001
Lớp 10
6
90
1
90
 
2
Toán 1
TO001
Lớp 10
5
75
1
75
 
3
Toán 2
TO002
Lớp 11
6
90
1
90
 
4
Vật lý 1
VL001
Lớp 10
2
30
1
30
 
5
Vật lý 2
VL002
Lớp 11
2
30
1
30
 
6
Hóa học 1
HH001
Lớp 10
2
30
1
30
 
7
Hóa học 2
HH002
Lớp 11
2
30
1
30
 
8
Lịch sử 1
LS001
Lớp 10
3
45
1
45
 
9
Lịch sử 2
LS002
Lớp 11
3
45
1
45
 
10
Địa lý 1
DL001
Lớp 10
3
45
1
45
 
11
Ngữ văn 2
NV002
Lớp 11
6
90
2
 
90
12
Ngữ văn 3
NV003
Lớp 12
8
120
2
 
120
13
Toán 3
TO003
Lớp 12
7
105
2
 
105
14
Vật lý 3
VL003
Lớp 12
2
30
2
 
30
15
Hóa học 3
HH003
Lớp 12
2
30
2
 
30
16
Lịch sử 3
LS003
Lớp 12
3
45
2
 
45
17
Địa lý 2
DL002
Lớp 11
3
45
2
 
45
18
Địa lý 3
DL003
Lớp 12
3
45
2
 
45
Cộng
 
 
68
1020
 
510
510