*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

28 tháng 12 2012

Quy định việc tiếp nhận, bố trí học văn hóa bổ sung vào chương trình đào tạo TCCN (nhóm III) cho học sinh chưa tốt nghiệp THPT

- Căn cứ Công văn 9793/BGDĐT-GDCN ngày 13 tháng 9 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển sinh và đào tạo TCCN cho học sinh chưa tốt nghiệp THPT;
- Căn cứ Công văn 2472/BGDĐT-GDCN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tuyển sinh TCCN năm 2008;
- Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung TCCN;
 
QUY ĐỊNH
Ôn tập bổ sung kiến thức; thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp
văn hóa cho học sinh chưa tốt nghiệp THPT
Điều 1. Các môn văn hóa; học phần và thời lượng
     Nội dung ôn tập bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông gồm 6 môn học: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Lịch sử và Địa lý theo chương trình chuẩn bậc THPT, được bố trí thành các học phần với thời lượng như sau:
1. Ngữ văn: 300 tiết (20 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Ngữ văn 1: Chương trình lớp 10, 90 tiết (6 ĐVHT),
b) Ngữ văn 2: Chương trình lớp 11, 90 tiết (6 ĐVHT),
c) Ngữ văn 3: Chương trình lớp 12, 120 tiết (8 ĐVHT);
2. Toán: 270 tiết (18 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Toán 1: Chương trình lớp 10, 75 tiết (5 ĐVHT),
b) Toán 2: Chương trình lớp 11, 90 tiết (6 ĐVHT),
c) Toán 3: Chương trình lớp 12, 105 tiết (7 ĐVHT);
3. Vật lý: 90 tiết (6 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Vật lý 1: Chương trình lớp 10, 30 tiết (2 ĐVHT),
b) Vật lý 2: Chương trình lớp 11, 30 tiết (2 ĐVHT),
c) Vật lý 3: Chương trình lớp 12, 30 tiết (2 ĐVHT);
4. Hóa học: 90 tiết (6 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Hóa học 1: Chương trình lớp 10, 30 tiết (2 ĐVHT),
b) Hóa học 2: Chương trình lớp 11, 30 tiết (2 ĐVHT),
c) Hóa học 3: Chương trình lớp 12, 30 tiết (2 ĐVHT);
5. Lịch sử: 135 tiết (9 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Lịch sử 1: Chương trình lớp 10, 45 tiết (3 ĐVHT),
b) Lịch sử 2: Chương trình lớp 11, 45 tiết (3 ĐVHT),
c) Lịch sử 3: Chương trình lớp 12, 45 tiết (3 ĐVHT);
6. Địa lý: 135 tiết (9 đơn vị học trình) được bố trí thành 3 học phần:
a) Địa lý 1: Chương trình lớp 10, 45 tiết (3 ĐVHT),
b) Địa lý 2: Chương trình lớp 11, 45 tiết (3 ĐVHT),
c) Địa lý 3: Chương trình lớp 12, 45 tiết (3 ĐVHT);
     Tổng cộng: 18 học phần, thời lượng 1020 tiết (68 ĐVHT); giảng dạy trong một năm học.
Điều 2. Đối tượng học sinh; các học phần bắt buộc, các học phần được miễn trừ.
1. Đối tượng học sinh
a) Học sinh vừa tốt nghiệp THCS, học dở dang lớp 10;
b) Học sinh học hết lớp 10 hoặc học dở dang lớp 11;
c) Học sinh học hết lớp 11 hoặc học dở dang lớp 12;
d) Học sinh học hết lớp 12 nhưng không được dự thi tốt nghiệp THPT hoặc học sinh được dự thi tốt nghiệp THPT nhưng không đỗ;
2. Các học phần bắt buộc, các học phần được miễn trừ
a) Học sinh tại Điểm a Mục 1 Điều này đăng ký và học tập 18 học phần tại Điều 1.
b) Học sinh tại Điểm b Mục 1 Điều này đăng ký và học tập các học phần tại Điều 1 nhưng có thể được miễn trừ các học phần tại Điểm a Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nếu điểm trung bình chung cả năm của học phần đó trong học bạ lớp 10 THPT ≥ 5,0 điểm.
c) Học sinh tại Điểm c Mục 1 Điều này đăng ký và học tập các học phần tại Điều 1 nhưng được miễn trừ hoàn toàn các học phần tại Điểm a Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6; có thể được miễn trừ các học phần tại Điểm b Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nếu điểm trung bình chung cả năm của học phần đó trong học bạ lớp 11 THPT ≥ 5,0 điểm.
d) Học sinh tại Điểm d Mục 1 Điều này đăng ký và học tập các học phần tại Điều 1 nhưng được miễn trừ hoàn toàn các học phần tại Điểm a, b Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6; có thể được miễn trừ các học phần tại Điểm c Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nếu điểm trung bình chung cả năm của học phần đó trong học bạ lớp 12 THPT ≥ 5,0 điểm.
đ) Các học phần không được miễn trừ học sinh phải đăng ký ôn tập, kiểm tra, thi như một học phần bình thường.
Điều 3. Giảng dạy, đánh giá học phần
1. Thời điểm học tập bổ sung kiến thức văn hóa, nội dung giảng dạy
- Học sinh thuộc Điểm a, b, c, Mục 1 Điều 2 tập trung học tập, ôn tập ngay từ năm thứ nhất của khóa học. Sau khi không còn học phần văn hóa nào có điểm dưới 5,0 sẽ bố trí vào các lớp khóa sau thuộc ngành đã đăng ký tuyển sinh đầu vào.
- Học sinh thuộc Điểm d Mục 1 Điều 2 bố trí cùng lớp với học sinh tốt nghiệp THPT, học xen kẽ văn hóa với các môn chung.
- Giáo viên được phân công ôn tập có trách nhiệm biên soạn chương trình giảng dạy, giáo trình, giáo án bám sát theo Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 chương trình chuẩn bậc THPT hiện hành. Thời lượng ôn tập được quy định bằng ¼ thời lượng học tập.
- Nội dung ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, mang tính bao quát, truyền tải được những kiến thức văn hóa cơ bản của bậc học THPT để học sinh có nền tảng kiến thức, đủ năng lực, trình độ học tập ở bậc Trung cấp.
2. Đánh giá học phần
- Học phần có từ 2-3 ĐVHT ít nhất 1 điểm thường xuyên, 1 điểm định kỳ; từ 4-5 ĐVHT ít nhất 2 điểm thường xuyên, 2 điểm định kỳ; 6 ĐVHT trở lên ít nhất 3 điểm thường xuyên, 3 điểm định kỳ. Bảng điểm theo mẫu thống nhất toàn trường.
- Cuối mỗi học kỳ nhà trường tổ chức thi kết thúc các học phần, đánh giá kết quả học tập, xét điều kiện được học tiếp, xét các chế độ khuyến khích học tập theo quy định hiện hành.
- Đối với các học phần được miễn trừ, điểm tổng kết được ghi vào bảng điểm học phần, học kỳ, năm học, toàn khóa nhưng không được tính để cấp xét học bổng và các chế độ khác.
Điều 4. Thi tốt nghiệp
1. Nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp các môn văn hóa sau khi kết thúc năm thứ nhất, gồm 03 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Hình thức thi tốt nghiệp được quy định như kỳ thi tốt nghiệp TCCN hiện hành.
2. Thời lượng ôn thi tốt nghiệp:
          Ngữ văn : 30 tiết
          Lịch sử : 25 tiết
          Địa lý : 25 tiết
3. Học sinh có điểm các môn thi tốt nghiệp THPT ≥ 5,0 trùng với môn thi tốt nghiệp tại Mục 1 Điều này được xem xét miễn thi. Học sinh được miễn thi tốt nghiệp sẽ được miễn ôn tập, học tập bổ sung kiến thức và không phụ thuộc vào kết quả học tập ghi trong học bạ lớp 12.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Sau khi học sinh trúng tuyển, Phòng đào tạo rà soát học bạ, phân loại học sinh ra từng đối tượng cụ thể. Tổ chức hồi kiểm học bạ THPT, bảng điểm thi tốt nghiệp THPT theo hồ sơ gốc.
2. Xem xét các học phần được miễn học, miễn thi và bố trí học sinh vào từng lớp học theo đúng trình độ đầu vào. Bố trí giáo viên giảng dạy theo đúng tiến độ học tập của năm học.
Các học phần học tập, ôn tập bổ sung kiến thức văn hóa
Stt
Học phần
Mã số học phần
Chương trình
ĐVHT
Tiết
Học kỳ
Số tiết học kỳ 1
Số tiết học kỳ 2
1
Ngữ văn 1
NV001
Lớp 10
6
90
1
90
 
2
Toán 1
TO001
Lớp 10
5
75
1
75
 
3
Toán 2
TO002
Lớp 11
6
90
1
90
 
4
Vật lý 1
VL001
Lớp 10
2
30
1
30
 
5
Vật lý 2
VL002
Lớp 11
2
30
1
30
 
6
Hóa học 1
HH001
Lớp 10
2
30
1
30
 
7
Hóa học 2
HH002
Lớp 11
2
30
1
30
 
8
Lịch sử 1
LS001
Lớp 10
3
45
1
45
 
9
Lịch sử 2
LS002
Lớp 11
3
45
1
45
 
10
Địa lý 1
DL001
Lớp 10
3
45
1
45
 
11
Ngữ văn 2
NV002
Lớp 11
6
90
2
 
90
12
Ngữ văn 3
NV003
Lớp 12
8
120
2
 
120
13
Toán 3
TO003
Lớp 12
7
105
2
 
105
14
Vật lý 3
VL003
Lớp 12
2
30
2
 
30
15
Hóa học 3
HH003
Lớp 12
2
30
2
 
30
16
Lịch sử 3
LS003
Lớp 12
3
45
2
 
45
17
Địa lý 2
DL002
Lớp 11
3
45
2
 
45
18
Địa lý 3
DL003
Lớp 12
3
45
2
 
45
Cộng
 
 
68
1020
 
510
510
 
 

Không có nhận xét nào: