*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

28 tháng 5 2012

Điểm 10 trong giao tiếp công sở


1. Ân cần: Trong giao tiếp tránh tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt hoặc có vẻ mặt khó đăm đăm, bực tức. Luôn cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp;
2. Ngay ngắn: Trang phục hợp cách, không tuỳ tiện, luộm thuộm; tác phong không tỏ ra trễ nải, dặt dẹo;
Nguồn: Internet
3. Chuyên chú: Không làm việc riêng trong khi giao tiếp, nhất là chị em phụ nữ thường hay cắt móng tay, móng chân, kẻ lông mày, tô son, đánh phấn;
4. Đĩnh đạc: Không trả lời thủng thẳng, hỏi câu nào trả lời câu ấy, cách nói thiếu chủ ngữ, cộc lốc, nhát gừng;
5. Đồng cảm: Cần thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướng về người đối thoại bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm;
6. Ôn hoà: Tránh vung tay tuỳ tiện, đặc biệt là chỉ ngón tay về phía mặt đối tượng giao tiếp theo “nhịp điệu” của lời nói “đanh thép” của mình. Cần có thái độ ôn hoà;
7. Rõ ràng: Không nói quá to, kiểu nói oang oang hoặc nói quá nhiều. Tránh nói lạc đề hoặc nói quá nhỏ, kiểu lí nhí khiến người nghe phải căng tai mới nghe rõ;
8. Nhiệt tình: Thể hiện sự sẵn sàng phối hợp giúp đỡ người khác khi cần thiết, đừng tỏ ra khó khăn, ích kỷ;
9. Nhất quán: Phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất, thay đổi tuỳ tiện, chối phăng những điều đã nói ra hoặc dễ dàng hứa nhưng không làm theo lời hứa. Đó là loại người ai cũng muốn tránh xa;
10. Khiêm nhường: Tránh tranh luận khi không cần thiết, hoặc thích bộc lộ sự hiểu biết, sự khôn ngoan của mình hơn người, thích dồn đối tượng giao tiếp vào thế bí để dành phần thắng về mình.

25 tháng 5 2012

Kinh nghiệm sử dụng điện thoại


Điện thoại di động đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, cũng tạo cho người dùng những thói quen xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe.


1. Sạc điện thoại qua đêm

Nhiều người có thói quen sạc điện thoại mỗi tối trước khi đi ngủ. Việc cắm điện thoại qua đêm để máy nóng rực như lửa có thể gây hại cho điện thoại. Nếu sạc pin quá nhiều, tích điện thừa sẽ không tốt cho nguồn của máy. Hơn nữa, nhiệt lượng tỏa ra khi sạc pin quá lâu sẽ ảnh hưởng tới mainboard và các chi tiết bằng nhựa khác trong máy

 2. Không tắt chuông khi cần thiết
 

Với những hoàn cảnh như trong rạp chiếu phim hay trong cuộc họp… bạn cần phải tắt điện thoại hoặc đặt máy ở chế độ im lặng. Tuy nhiên vẫn nhiều người quên mất điều này.

3. Nói chuyện điện thoại quá to  


Nói chuyện quá to trên điện thoại là một thói quen rất xấu. Không những làm người nghe máy cảm thấy khó chịu mà còn gây ác cảm cho những người xung quanh. Một người lịch thiệp và có văn hóa luôn nói chuyện một cách nhỏ nhẹ để tránh làm phiền những người xung quanh. Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một kẻ thô lỗ thì hãy bỏ thói quen này ngay.

 4. Mở loa ngoài khi nói chuyện  


Việc những người xung quanh phải chịu đựng tiếng nói chuyện điện thoại của bạn là quá đủ, đừng bắt họ phải nghe thêm những tiếng nói bị nghẹt lại của người ở đầu dây bên kia.

5. Sử dụng điện thoại trong mưa  
 



Mọi người đều biết rằng điện thoại có thể sẽ hỏng nếu chúng ta làm rơi nó, nhưng vì một số lý do nào đó mà một số người nghĩ rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu sử dụng điện thoại dưới mưa. Hãy nhớ rằng nước và các linh kiện điện tử không thể nào cùng tồn tại.

 6. Tin nhắn trả lời chỉ có một từ  


Nội dung những tin nhắn không nên dài quá, nhưng nếu chỉ vỏn vẹn có một từ thì rất có thể người nhận sẽ hiểu nhầm ý nghĩa của nó. Một số người sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm hay không hứng thú với cuộc trò chuyện. Do đó, bạn nên nhận thức được rằng những tin nhắn gửi hay nhận đều rất quan trọng, và không nên nhắn tin chỉ có một từ duy nhất sẽ rất dễ gây hiểu lầm.

7. Không để lại tin nhắn thoại  



Để lại tin nhắn thoại là hành động chứng tỏ tầm quan trọng của cuộc gọi với bạn. Vì thế nếu bạn không thực hiện, người được gọi sẽ nghĩ rằng cuộc gọi đó chằng hề quan trọng chút nào.

8. Nói chuyện điện thoại không đúng lúc 

Hãy tưởng tượng bạn có một cuộc hẹn với bạn gái vào tối thứ 6, nhưng khi ngồi vào bàn mà bạn vẫn không ngừng nói chuyện điện thoại, cho dù người bồi bàn vẫn kiên nhẫn chờ gọi món. Hành động đó của bạn không chỉ chọc tức người bồi bàn, mà còn khiến bạn gái của bạn cảm thấy thất vọng về bạn.

9. Nhắn tin trong khi đang nói chuyện



Bạn đang có một cuộc trò chuyện sôi nổi với bạn bè và đồng nghiệp thì bỗng dưng có một người trong nhóm rút điện thoại ra và nhắn tin. Sau đó, có thể bạn sẽ phải lặp lại những gì mình vừa nói. Bạn sẽ thực sự cảm thấy phiền phức khi có ai đó không lắng nghe và làm việc riêng.

10. Mang điện thoại đến bàn ăn 

Sau một ngày dài làm việc, bạn háo hức quay trở về nhà để dùng bữa tối ngon lành cùng với gia đình. Tuy nhiên, có một thành viên quyết định ngồi vào bàn ăn cùng với môt chiếc điện thoại. Thay vì trò chuyện với các thành viên trong gia đình, người đó lại nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại để nhắn tin hay chơi điện tử. Đây là lỗi thường gặp ở trẻ em và thanh niên, thậm chí cả người lớn.

11. Sử dụng điện thoại trong khi lái xe

Có lẽ đây là điều mà ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm. Thực tế thì đã có rất nhiều các vụ tai nạn, thậm chí cả thương vong do sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Các nghiên cứu cũng cho biết những người nói chuyện điện thoại khi lái xe đôi khi thường quên mất họ định đi đâu hay định làm gì.


Còn việc nhắn tin trên màn hình cảm ứng sẽ đòi hỏi sự chú ý của bạn, khiến bạn không thể tập trung vào đường xá. Đây là 1 vấn đề nghiêm trọng và bạn không nên coi nhẹ. Nếu muốn nghe điện thoại hay nhắn tin thì bạn nên dừng hẳn xe vào lề đường trước.

(Theo VnMedia/phonearena)

05 tháng 5 2012

Cần Thơ qua ảnh


MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ CẦN THƠ NGÀY XƯA
---***---

Cảnh lũ lụt ở Cần Thơ (năm 1900)

Tiệm ăn người Hoa ở Cần Thơ (1920)

Sân chợ Cần Thơ (thời Pháp)

Dinh tỉnh Trưởng (năm 1925)

Nhà nghỉ mát Cần Thơ (năm 1925)

Nhà máy Nước và Điện (năm 1925)

Tòa án tỉnh Cần Thơ
(năm 1925)

Con kênh trước bệnh viện (năm 1925)
nay là đường Châu Văn Liêm

Nhà lồng chợ Cần Thơ xưa

Bệnh viện Cần Thơ (năm 1920)

Đường mé sông, bến tàu
(năm 1920)

Bến phà Cần Thơ trong buổi lễ đón các quan chức Pháp (năm 1900)

MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ CẦN THƠ NGÀY NAY
---***---

Cần Thơ - Vị trí, tiềm năng


Sau ngày giải phóng 30/4/1975, thống nhất 3 tỉnh, thành phố (tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ)  thành tỉnh Hậu Giang trong đó có Cần Thơ là 1 tỉnh đứng hàng thứ 3 về diện tích tự nhiên (6.126 km2) và dân số (1.827 ngàn người năm 1975) đứng hàng thứ 5 trong 9 tỉnh ĐBSCL. Nơi thực hiện vai trò trung tâm của vùng Tây nam sông hậu.




Đến khi thực hiện chia tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng với diện tích tự nhiên 2.968 km2 và dân số 1.678,2 ngàn người năm 1992, thì Cần Thơ vẫn giữ vai trò trung tâm của mình trong vịêc giao thông thuỷ bộ lớn của toàn Nam bộ. Từ Cần Thơ có thể đi tới hầu hết các điểm dân cư tập trung thuộc Nam bộ bằng đường thuỷ lẩn đường bộ. Các nhánh và cửa sông chính của Cửu Long thì đoạn qua tỉnh Cần Thơ đổ ra cửa Định An là nơi tàu thuyền vận chuyển hàng hoá thuận lợi nhứt.

Xét về vị trí địa lý kinh tế thì Cần Thơ vẫn có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế- xã hội của toàn vùng. Theo tài liệu nghiên cứu trước đây, lúc thành phố Cần Thơ còn thuộc tỉnh Cần Thơ đã được xác định “ Phát triển Cần Thơ không thể tách rời với bối cảnh chung của ĐBSCL’’ Vì Cần Thơ khi phát huy tiềm năng tự nhiên của mình không phải chỉ là khai thác các nguồn lực nằm trong giới hạn lảnh thổ của một tỉnh mà đó là thu hút và khai thác tổng hợp các nguồn lực bên ngoài thuộc toàn vùng ĐBSCL và tất cả các khu vực khác thuộc khu vực sông Mêkông, vị trí nầy không bó hẹp ở vùng mà còn có ý nghĩa quốc tế. Bên cạnh đó Cần Thơ còn là đầu cầu phía Tây nối Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ. Đây là sự gắn bó trao đổi với nhau giữa các tỉnh đồng bằng với vùng kinh tế trọng điểm TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.

Năm 2004 thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH11 của Quốc hội kỳ họp thứ 4- khoá XI về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Tỉnh Cần Thơ chia tách Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Hậu Giang. Vai trò của thành phố Cần Thơ càng được khẳng định “Là vị trí trung tâm và là đô thị lớn nhất trong hệ thống các đô thị ĐBSCL”.

Nghị quyết 21-NQ/TƯ xác định vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng và lợi thế, xây dựng thành vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, sản xuất hàng hoá lớn và tập trung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững. Đồng thời phát triển các mặt văn hoá, xã hội theo kịp mặt bằng chung của cả nước. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó đồng bào Khơmer và nhân dân vùng ngập lũ. Với  dự kiến phát triển toàn vùng, trong đó phát triển mạng lưới giao thông gắn với qui hoạch chống lũ, nâng cấp xây dựng các quốc lộ, đường N1, N2 và các tuyến trục ngang dọc quan trọng cho toàn vùng. Đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ; hoàn thành mỡ rộng nâng cấp cảng Cái Cui thành cảng quốc tế; mỡ rộng sân bay Trà Nóc, Phú Quốc trong đó sân bay Trà Nóc là sân bay quốc tế. Hình thành tứ giác phát triển  Kiên Giang- An Giang- TP Cần Thơ- Cà Mau, trong đó TP Cần Thơ là trung tâm.

Nghị Quyết 45-NQ/TƯ của Bộ Chính trị Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước “... Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại- dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội  vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước”.

Thành phố Cần Thơ với các lợi thế :

          - Thành phố Cần Thơ có vị trí chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nằm trên các trục tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là điểm giao lưu kinh tế lớn trong Tứ giác năng động thành phố Cần Thơ- Cà Mau- An Giang- Kiên Giang. Thuận lợi cho thành phố phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu công nghiệp chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp; khu công  nghiệp có công nghệ cao, khu cảng 4 biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập trung đồng bộ với nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của toàn vùng.

- Thành phố Cần Thơ có nguồn đất đai đa dạng về tài nguyên nông nghiệp có khả năng hình thành các vùng chuyên canh lớn, tạo nguồn hàng hoá chất lượng cao và tập trung, có thị trường để xuất khẩu.

- Dân số khá dồi dào về số lượng và chất lượng, năng động, là nguồn nhân lực nòng cốt cho công cuộc phát triển Thành phố và toàn vùng.

Xác định vai trò, vị trí cho thấy tiềm năng phát triển của thành phố Cần Thơ với những chương trình đề án được xây dựng trên cơ sở thực tế của một thành phố năng động, con người nhiệt tình thanh lịch mến khách thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL  góp sức người, sức của hoàn thành mục tiêu chung của thành phố đề ra.

           CỤC THỐNG KÊ CẦN THƠ

Cần Thơ qua các thời kỳ



            Theo lịch sử ghi Mạc Cửu là người Trung Quốc bất phục nhà Mãn Thanh, chạy sang Việt Nam lánh nạn, được chúa Nguyễn giao cho khai khẩn vùng Nam Kỳ (Hà Tiên) vào năm 1714. Sau khi khai khẩn xong, Ông đã dâng đất Hà Tiên và đảo Phú Quốc cho Chúa Nguyễn Phúc Chu. Đến năm 1735, Mạc Cửu qua đời, con là Mạc Thiên Tứ ( Mạc Thiên Tích) nối nghiệp cha, mở mang thêm vùng đất Hậu Giang. Năm 1739, lập 4 đạo (sau đổi lại là Huyện) là Long Xuyên(miền Cà Mau); Kiên Giang (Rạch Giá); Trấn Giang (Cần Thơ); Trấn Di (vùng Bắc Bạc Liêu).Lúc bấy giờ Trấn Giang còn là 1 vùng rừng Tràm xen lẫn rừng Đước, thú dữ tràn đầy. Sau nhiều thời kỳ thay đổi tên gọi, đến khi Pháp xâm chiếm miền Đông, rồi miền Tây Nam Kỳ, ngày 23/02/1876 đổi thành tỉnh Cần Thơ.
           
Từ khi mới hình thành với tên gọi Trấn Giang và đến nay là thành phố Cần Thơ, qua 137 năm cho thấy mối quan hệ  giữa các địa phương, từ phía Nam sông Tiền đến tận mũi Cà Mau. Về địa lý hành chính thành phố Cần Thơ mang tính rõ nét với vị trí trung tâm của Miền Tây Nam bộ.
           
Cần Thơ với khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, ít có thời tiết thất thường và thiên tai như nhiều nơi khác. Nhiệt độ cao quanh năm, tiềm năng nhiệt dồi dào. Sông Cửu Long đem lại phù sa, có nguồn thủy lưu ấm, làm cho đất đai màu mỡ và nhiều tôm cá ...  thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ. Con người Cần Thơ giàu lòng yêu nước, hiền hòa, mến khách, năng động sáng tạo tiếp thu cái mới...

             Sau khi thiết lập bộ máy cai trị và bình định Cần Thơ xong, thực dân Pháp tiến hành ngay việc khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy Cần Thơ làm trung tâm.Công việc lớn nhất là đào kinh, để biến vùng đất hoang thành ruộng lúa để lấy gạo xuất khẩu. Mở nhiều đường lộ như lộ Đông Dương 16, đường Liên tỉnh nối liền miền Tây với Sài Gòn. Nhiều đồn điền của Pháp mọc lên. Tập trung sản xuất lúa gạo chế biến xuất khẩu. Tại đồn điền, có nhà máy xay lúa, có nơi mỗi ngày xay 300 tấn lúa với 450 công nhân. Chợ Cái Răng, có nhiều kho lớn chứa gạo. Các Tỉnh miệt dưới nhất là Rạch Giá ... thường chở lúa về Cái Răng để xay xát vận chuyển về Sài Gòn, Chợ Lớn đem đi xuất khẩu. Kho chứa lúa hình thành từ năm 1911. Các chành lúa của người Hoa, ghe chài, thương lái mua lúa ở khắp các làng xa xôi mọc lên rất nhanh. Sau đó thành lập Công ty Mễ cốc miền Tây, có nhiều nhân viên cao cấp ngụy quyền tham gia. Hoạt động thương mại nơi đây rộn rịp, phát đạt, lực lượng công nhân tham gia sản xuất và người lao động tạp vụ ngày càng gia tăng.
           
Song song đó có nhiều dinh thự, công sở, công trình văn hóa xã hội, kinh tế, thương mại được hình thành rất sớm. Tòa án Cần Thơ trở thành tòa Đại hình (thượng thẩm) cho khu vực miền Tây. Bệnh viện Cần Thơ được xem như bệnh viện khu vực, bến cảng, cầu tàu, bến xe, bến phà Cần Thơ; Cái Vồn (1914-1918). Năm 1921, Trường Trung học Cần Thơ (College de Cantho) được thành lập ( nay là Trường Châu Văn Liêm), học sinh các Tỉnh miền Tây đều về đây học tập. Nhiều trí thức có tên tuổi  xuất thân từ trường nầy và nhiều người đã tham gia cách mạng, giữ vị trí Lãnh đạo.

1.Nói về tinh thần yêu nước của nhân dân Trấn Giang nay là Cần Thơ dưới thời nhà Nguyễn và thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ nhất. Được thể hiện như sau :

            -Năm 1772, nhân dân Trấn Giang đã đánh đuổi quân Xiêm từ chiếm Hà Tiên kéo đến Trấn Giang, buộc chúng phải chạy dài.
            -Năm 1776, đồng bào ta phối hợp với quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Ánh chạy ra biển và chạy ra Côn Nôn.
            - Ông Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Nguyễn Thần Hiến, Lê Quang Chiêu, Đinh Sâm ... là những nhà yêu nước, đứng lên chống thực dân Pháp.
            -Trường ‘ Bà Đồ’ (1833-1910) chùa Nam Nhã Đường là nơi liên lạc các nhà yêu nước, bàn luận văn chương, thi phú và thời sự đất nước.
            -Năm 1906, Hội khuyến học Cần Thơ do ông Nguyễn Văn Thơm làm Hội Trưởng, nhằm đào tạo nhân tài, có tinh thần yêu nước thương dân. Ông Thơm kêu gọi người Việt Nam đứng lên ‘tranh thương’ với người nước ngoài. Đến năm 1943, Hội khuyến học nầy do bác sĩ Lê văn Ngôn làm Hội trưởng, tiếp tục sự nghiệp của ông Thơm.
            - Năm 1910, chiếu bóng câm đã xuất hiện ở Cần Thơ. Rạp hát Thầy Ký (chỗ Phong Dinh Tiểu Lầu) là rạp đầu tiên chiếu phim câm và diễn hát bội. Kế đó là rạp ‘Casino’ (nay là rạp Thanh Bình ) và hiện tại đây đang xây dựng lại thành trung tâm Điện Ảnh của TP. Cần Thơ.
            - Năm 1911, nhà in đầu tiên ở Cần Thơ do 1 số người Việt cùng 1 Luật sư người Pháp (Gallois Mon Brun) lập ra.
            - Năm 1912, tuần báo Pháp ngữ ‘Le Courrỉe De L’Oúet (tạm dịch Người đưa thơ miền Tây) do Luật sư Gallois Mon Brun  sáng lập, chủ bút là Ông Võ Văn Thơm. Cũng năm 1912, ‘ An Hà nhựt báo’ do Võ văn Thơm làm chủ nhiệm, tập hợp nhiều nhà yêu nước vào ban biên tập.
            - Năm 1916 tại thị trấn Thốt Nốt đã ra đời đoàn cải lương ‘ Tập ích ban’ do ông Vương Có sáng lập, ông Nguyễn Trọng Quyền (sinh năm 1978) bút danh ‘Mộc Quán’ soạn giả và đạo diễn. Các nghệ sĩ tên tuổi : Bảy Nhiều, Ba vân, Năm Châu, Phùng Há... đều trưởng thành tại đoàn nầy. Ông ‘ Mộc Quán’ đã sáng tác gần 80 kịch bản cho các đại ban : Tập ích ban, Huỳnh Kỷ, Tân Tân... Đa số các vỡ tuồng đều có thu vào đĩa hát, có vỡ thành mẫu mực dùng để dạy ở trường nghệ thuật sân khấu Trung Ương như ‘ Phụng Nghi Đình’ (1939).
            - Năm 1920, ông Võ Văn Thơm đứng ra thành lập trường ‘ Trung học Tư Thục Võ văn’ tranh giành với ngoại kiều trong lĩnh vực đào tạo nhân tài cho đất nước. Và  con rể  ông tiếp tục sự nghiệp giáo dục của Ông lấy tên trường  ‘Trung Tiểu học Võ Văn’ được nhân dân tính nhiệm tồn tại đến năm 1975.
            - Năm 1924, các hãng xe đò ‘Trần Đắc’, ‘Vạn Lợi’, Cao Văn Trạng... chạy đường Cần Thơ – Sài Gòn, Cần Thơ nam vang và đi các Tỉnh miền Tây Nam Bộ, xuất hiện sớm ở miền Tây.
            - Hãng Rượu Limonat (limo-nade) sản xuất các loại nước ngọt, giải khát .
            - Năm 1929, Hãng ‘ gạch ngói Phú Hữu’ là công ty cổ phần do ông Hồ Văn Cẩm thành lập, sau đó bán lại cho ông Nguyễn Thanh Cường. Năm 1931, 1932 ‘Tuilerie De Phú Hữu’ phát triển mạnh, sản phẩm đạt chất lượng cao (giải nhất tại cuộc đấu xảo Mac-xây (Marseille của Pháp). Đây là hãng gạch ngói trang bị máy móc hiện đại đầu tiên ở Nam Kỳ, tồn tại đến năm 1946.
            - Năm 1930, Trần Đắc Nghĩa lập đại ban ‘ Trần Đắc’ gánh hát cải lương lớn quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi : Phùng Há, Tư Chơi, Bảy Nhiều, Năm Châu, Tư Út, Ba Liên, Tư Anh, Trần Hữu Trang... thường diễn tại rạp Trần Đắc (Tây Đô ngày nay) và lưu diễn khắp cả Nam Kỳ và cả Trung, Bắc Kỳ.
            2. Quá trình hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam đến Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công ở Cần Thơ.
            Từ năm 1926, đã có hàng ngàn học sinh, giáo viên trường ‘Trung Học Cần Thơ’ mitting để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh và tuần hành qua đường phố. Nhiều cơ sở cách mạng đã hình thành ở thị xã Cần Thơ, làm nơi liên lạc và phổ biến sách báo cách mạng từ Pháp chuyển về. Sau đó lan rộng ra ở nhiều làng, thị trấn, thị tứ trong tỉnh.
            Đầu năm 1927, chín thanh niên yêu nước hầu hết là học sinh trường Trung Học Cần Thơ do ông Lê văn So làm trưởng đoàn sang Quãng Châu (Trung Quốc) dự lớp chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Ít tháng sau một đoàn nữa tiếp tục sang học.
            Tháng 8/1928, Tỉnh Bộ ‘ Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội’ được thành lập, có Trần Ngọc Quế làm Bí Thư, Ung Văn Khiêm, Bùi văn Sinh, Lê Văn So. Trụ sở gần cầu Tham Tướng và tiệm giày Hồng Đức (nay là 38 Ngô quyền -Cần Thơ) có tờ báo ‘Lao Động’ in bằng xu xoa.
            Châu Văn Liêm (1902-1930) quê ở Ô Môn – Cần Thơ học sinh trường ‘ collège de Cantho’ vào thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1927, có chân trong Kỳ ủy Nam Kỳ, là 1 trong 3 đại biểu Nam Kỳ dự Đại hội toàn quốc Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Hong Kong (01/05/1929) là Ủy viên ban chấp hành Trung ương Tổng bộ VNTNCMĐCH, được bầu trong ban trù bị thành lập Đảng.
            Khi thành lập An Nam cộng sản Đảng (1929) Châu văn Liêm được bầu làm Bí Thư. Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng, đi dự hội nghị thống nhất các Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, lấy tên là ‘Đảng
Cộng sản Việt Nam’ tại Cửu Long (Hong Kong) từ ngày 03 đến ngày 07/02/1930.
Sau đó Quốc tế Cộng sản đề nghị đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.
            Sau khi về nước hợp nhất các Đảng Cộng Sản ở Nam Kỳ, lập Kỳ ủy lâm thời do Ngô Gia Tự làm Bí Thư. Châu Văn Liêm xin được phụ trách tỉnh Gia Định và Chợ Lớn. Ngày 04/06/1930 trong 1 cuộc đấu tranh của trên 10 vạn người vùng Đức Hòa (Chợ Lớn) đòi hoãn thuế do Châu Văn Liêm chỉ đạo, địch đã bắn chết 2 người trong đó có Châu Văn Liêm. Đồng chí đã hy sinh lúc 28 tuổi (1902-1930).
            Phan Ngọc Hiển chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai vào tối 12 rạng ngày 13/12/1940 giành thắng lợi. Sau đó trở về đất liền để phối hợp với đơn vị khác đánh chiếm Năm Căn, nhưng vì về trễ kế hoạch hợp đồng không thực hiện được.
Đoàn khởi nghĩa chuyển sang đánh đồn Kiềm Lam Tân Ân ở thủ Tam Giang (gần Cửa Sông Bồ Đề) thu được vũ khí. Đoàn trở về Rạch Gốc để mở đường rừng về làng Tân Hưng Tây gặp lãnh đạo. Hơn 1 tuần lễ bị địch bao vây trong rừng sình lầy, sáng ngày 22/12/1940 đoàn nghĩa quân bị địch bắt tại bãi Khai Long, làng Viên An. Tòa Án binh của Pháp kêu án tử hình 10 chiến sĩ Hòn Khoai trong đó có Phan Ngọc Hiển và đem bắn tại sân banh Cà Mau vào sáng 12/07/1941.
            Cần Thơ là nơi đóng cơ quan của Đặc Ủy Hậu Giang (tức Liên Tỉnh Ủy miền Tây Nam Kỳ) An Nam cộng sản Đảng (tháng 09/1929) do Ung Văn Khiêm làm Bí Thư, trụ sở tại nhà số 34/7 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ hiện nay. Và khi thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)Đặc Ủy Hậu Giang vẫn đặt tại đây, do Hà Huy Giáp làm Bí Thư, sau đó dời về Sa Đéc.
            Từ khi có ĐCSVN thống nhất lãnh đạo, phong trào đấu tranh đi vào nề nếp và mở rộng ra cả thành thị và nông thôn, đấu tranh có hiệu quả hơn, đem lại thắng lợi lớn hơn như :
            - Phong trào Đông Dương đại hội từ tháng 7 đến tháng 10/1936, Đảng đẩy mạnh hoạt động công khai, thu thập nguyện vọng của nhân dân, đòi cải cách chế độ cai trị ở Đông Dương ... để báo cáo với phái đoàn Quốc hội Pháp sang Đông Dương điều tra tình hình.
            - Cuộc Mitting lớn nhất ngày 14/07/1939 tại rạp hát Casino Cần Thơ.
            - Nhân ngày Quốc Khánh Pháp, Đảng chủ trương mở nhiều cuộc mitting công khai, để phát động quần chúng đấu tranh chống địch.
            Sài Gòn và các nơi khác ở Nam Kỳ, địch không cho họp mitting. Chỉ riêng ở Cần Thơ, nhờ áp lực đấu tranh của quần chúng và khôn khéo của cán bộ ta (Dương Bạch Mai là Hội đồng thành phố Sài Gòn, có quen biết tên Tỉnh Trưởng) tên Tỉnh Trưởng đành phải chấp thuận nhưng tìm mọi cách phá, trì hoãn. Quần chúng các Quận và tại Tỉnh lỵ kéo đến khoảng 4.000 người. Rạp Casino chỉ chứa 1.000, số còn lại 3.000, tập họp vào hàng ngũ đứng ngoài đường phố nghe diễn thuyết qua loa phóng thanh. Tỉnh trưởng người Pháp buộc lòng đến dự mitting. Ông Nguyễn Ngươn Hạnh được bầu làm chủ tịch danh dự cuộc lễ. 10 diễn giả phát biểu về cuộc cách mạng tư sản Pháp ngày 14/07/1789 ; về vai trò của công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên học sinh, sinh viên, phụ nữ, và đề nghị võ trang cho nhân dân để phòng thủ Đông dương trước hoạ phát xít Nhật. Quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt, mitting kết thúc bằng 1 kiến nghị do chủ tịch danh dự trao tận tay tên Tỉnh trưởng, bài quốc ca Pháp và bài Quốc tế ca được cất lên kết thúc cuộc mittinh. Cuộc mitting có tiếng vang lớn, lan ra các tỉnh bạn.
            - Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) tại thị xã Cần Thơ do bị lộ địch đối phó nên cuộc khởi nghĩa không thành. Ở các huyện Cầu Kè, Trà Ôn, Châu Thành nhiều cuộc nổi dậy mảnh liệt. Riêng cuộc khởi nghĩa làng Phú Hữu (quận Châu Thành) nghĩa quân phá Nhà việc, thiêu huỷ sổ sách, giấy nợ, bắt cai lính, thu súng, họp mitting quần chúng hoan nghinh thắng lợi.
            Sau Nhật đảo chánh Pháp (09/03/1945), Xứ Uỷ Nam Kỳ ‘Tiền Phong’ ( còn gọi là Vịêt Minh mới) được thành lập, chuẩn bị cho khởi nghĩa sắp tới. Song song đó vẫn tồn tại Ban cán sự Xứ Uỷ Nam Kỳ ‘ giải phóng’ (còn gọi là Việt Minh cũ) có hệ thống đến liên tỉnh và tỉnh : 2 nhóm nầy tổ chức và hoạt động song song.
            Tại Cần Thơ, Xứ Uỷ Nam Kỳ và Liên tỉnh uỷ ‘Tiền Phong’ cử đảng viên lấy danh nghĩa ‘ cựu chánh trị phạm’ gặp Huỳnh Phú Sổ lãnh tụ Hoà Hảo, đề nghị cùng liên minh lo việc nước. Huỳnh Phú Sổ đồng ý và nhờ ta giáo dục chính trị cho tín đồ. Đồng chí Văn Cừ được cử đi Châu Đốc, Long xuyên, Cần Thơ tuyên truyền chương trình Việt Minh trong tín đồ Hoà Hảo.
            Ngày 20/03/1945, Giáo sư Phạm Văn Bạch và luật sư Nguyễn Văn Tây ‘cựu chánh trị phạm’ triệu tập hội nghị nhân sĩ, trí thức Tây Đô tại Cần Thơ để bàn nhiệm vụ trước thời cuộc hiện nay. Có 25 người có vị trí trong xã hội đến dự. Phan Lương Hiền du học sinh ở Pháp là địa chủ tư sản, đồng thời là Chánh phối sự đạo Cao Đài thuộc phái minh chơn đạo đề nghị : ‘phải tìm cho được Đảng Cộng Sản Đông Dương, mới làm nên sự nghiệp giành độc lập tự do...’ Hội nghị nhất trí cao và chuẩn bị lực lượng cách mạng.
            Lúc nầy, Thanh niên Tiền Phong hoạt động rất mạnh, hăng hái luyện tập quân sự, hát các bài ca yêu nước. Ngày 15/07/1945, Thanh niên Tiền Phong miền Tây mở đại hội tại sân vận động Cửu Long (Cần Thơ) khoảng 20.000 người đến dự, có cả lực lượng Hoà Hảo trang bị vũ khí thô sơ tham dự.
            Khi nhận được lệnh khởi nghĩa, Tỉnh Ủy Cần Thơ vừa cử cán bộ đi Sài Gòn rút kinh nghiệm, vừa lập Uỷ ban giải phóng dân tộc (19/08/1945), có 9 uỷ viên do Trần Ngọc Quế làm Chủ tịch, Huỳnh Phú Mậu (Hoà Hảo) làm Phó chủ tịch, Trần Văn Khéo (TNTP) làm Tổng Thư Ký.
            Sáng 26/08/1945 hơn 20vạn  người tập họp tại  sân vận động Cửu Long, hô vang các khẩu hiệu ‘ Việt Nam độc lập muôn năm’ ‘chánh quyền về tay nhân dân’... Uỷ ban giải phóng dân tộc  lên lễ đài ra mắt nhân dân, Huỳnh Phan Hộ thay mặt UBGPDT tỉnh đọc Hiệu Triệu.
            Cuộc biểu tình tuần hành khắp đường phố và tập trung tại dinh Xã Tây (sau nầy cơ quan UBND.TP Cần Thơ đóng tại đây). Tên Tỉnh trưởng Liêu Văn Tàu lo sợ từ trước đã nhanh chóng ra lệnh giải tán chính quyền bù nhìn trong tỉnh và xin cho được làm nhiệm vụ công dân.
            Một số lãnh tụ trong đạo Hoà Hảo có mưu đồ nắm quyền cai trị các tỉnh miền Tây, sau khi không gây được bạo loạn ở Châu Đốc, Long Xuyên. Chúng chuẩn bị cướp chánh quyền ở Cần Thơ, huy động đông đảo tín đồ trang bị gậy gộc, cây roi ... với danh nghĩa đi rước ‘ Đức Thầy’. Ta nắm được kế hoạch  nên chủ động đối phó ngay. Liên tỉnh Uỷ điều động lực lượng vũ trang tỉnh bạn phối hợp ở 3 cánh quân Cái Vồn, Bình Thuỷ, Cái Răng. Ngày 09/09/1945, khoảng 15.000 tín đồ tiến vào nội thành, khi quân ta nổ súng vào xe hơi chỗ 2 tên cầm đầu... các cánh quân khác đồng loạt nổ súng ... các tín đồ hoảng loạn bỏ chạy . Ta bắt 3 tên cầm đầu, Toà án nhân dân xử tử hình 3 tên nầy, miễn tố số tín đồ nhẹ dạ, dễ tin. Một sự hợp đồng giữa Cần Thơ và các tỉnh bạn trong dẹp trừ bạo loạn đã thành công.
            Rước tù chính trị từ Côn Đảo về Cần Thơ. Sau khi đoàn thứ nhất rước tù chính trị từ Côn Đảo về Sóc Trăng vào ngày 23/09/1945 với số lượng 1.800 đồng chí. Một tuần lễ sau, ngày 30/09/1945 đoàn thứ hai chở tù chính trị chạy về thẳng Cần Thơ khoảng 200 người. Chung cả hai đoàn là 2.000 người. Các đồng chí quê ở miền Trung và miền Bắc tình nguyện ở lại Nam Bộ kháng chiến. Sau khi được Trung ương chấp thuận, Xứ Uỷ Nam Bộ bố trí phân công số cán bộ nầy.
            3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đất nước ta lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở Cần Thơ ( từ tháng 10/1945 đến 30/04/1975).
             Kháng chiến Nam Bộ bắt đầu từ 23/09/1945 quân dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn  chiến đấu anh dũng thực hiện tiêu thổ kháng chiến, bao vây, kiềm chân địch trong nội thành ngót 1 tháng. Pháp nhờ quân chi viện nên tiến chiếm các tỉnh miền Đông, miền Trung nam bộ. Ngày 30/10/1945 quân Pháp tái chiếm Cần Thơ. Được sự hổ trợ của các tỉnh bạn và người dân Cần Thơ với tinh thần yêu nứơc đã đánh nhiều trận gây tổn thất cho địch với khoảng thời gian hơn 2 tháng. Trong đó trận hoá trang kỳ tập đánh vào chỉ huy sở của Pháp ở Cái Răng (trận Lê Bình ngày 12/11/1945) diệt 1 số địch làm bị thương tên chỉ huy trận Tầm Vu I ( tháng 1/1946) diệt tên đại tá Dessert chỉ huy khu vực miền Tây, là sĩ quan cao cấp của Pháp bị diệt đầu tiên ở Việt Nam. Trận Tầm Vu IV (tháng 4/4948) ta diệt nhiều địch thu 1 đại bác 105 ly của địch, là cây đại bác chiến lợi phẩm đầu tiên ở Việt Nam. Cũng ở Cần Thơ, đội biệt động ta đã diệt tên tỉnh trưởng của ngụy giữa ban ngày tại toà bố        và bắt sống  Tỉnh trưởng tên An Be Tình sau đó thả ra, gây ảnh hưởng tốt cho kháng chiến.
            Khi Hiệp Định GiơNeo 1954 được ký kết tại thị trấn Phụng Hiệp (Cần Thơ) trụ sở của Uỷ Ban Liên Hiệp đình chiến Nam Bộ đóng tại đây. Đồng chí Phạm Hùng trưởng đoàn, Phạm Trọng Tuệ phó đoàn.
            Đến thời kỳ chống Mỹ, Thị xã Cần Thơ sau đổi thành Thành phố Cần Thơ, là trọng điểm số 1 của Liên tỉnh uỷ (sau là Khu uỷ Tây Nam Bộ). Đến 1972, Thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc Khu  uỷ (coi như 1 đơn vị Tỉnh)

          Cần Thơ là Tỉnh có lực lượng võ trang sớm nhất ở Tây Nam Bộ ( lúc đó mang danh nghĩa lực lượng giáo phái chống Mỹ - Diệm – tháng 5/1955) .Trong Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968) lực lượng vũ trang của Quân khu III và Tỉnh Cần Thơ tấn công vào nội thành gây cho địch nhiều tổn thất, pháo kích sân bay và chặn đánh địch trên quốc lộ 4 ( nay là quốc lộ 1).

            Năm 1973, Khi Hiệp Định Pari có hiệu lực, dưới sự chỉ đạo của Khu Uỷ Tây Nam Bộ, Tỉnh Cần Thơ và các tỉnh trong khu kiên quyết đánh trả lại địch lấn chiếm phá hoại Hiệp Định Pari , tại khu trù mật Vị Thanh- Hoả Lựu địch với ý đồ đánh phá căn cứ U Minh, ngăn chặn bộ đội ta tiến vào vùng 4 chiến thuật của ngụy ở thành phố Cần Thơ, nơi đây quân và dân ta đã đánh tan 75 tiểu đoàn của Nguỵ.

            Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dù không có lực lượng quân Tổng trù bị của Trung ương chi viện, thành phố Cần Thơ trọng điểm số 1 của khu Tây Nam Bộ, đã tự giải phóng, đập tan hậu cứ khu vùng 4 chiến thuật (vùng chiến thuật cuối cùng và quyết tử thủ của Mỹ - ngụy) làm tan rã quân đoàn 4 của ngụy và hệ thống ngụy quyền, cùng 1 ngày với Sài Gòn (ngày 30/04/1975) Việc giải phóng Thành Phố Cần Thơ, đồng nghĩa với đánh tan vùng 4 chiến thuật và quân đoàn 4 của ngụy, đã thúc đẩy các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng giải phóng vào ngày 30/04/1975, làm cho cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam được tiến hành mau lẹ và ít đổ máu.

            4. Sau giải phóng, tháng 03/1976 Trung ương  họp nhất 3 đơn vị : Tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.

            Đến năm 1992, Tỉnh Hậu Giang tách ra làm 2 tỉnh : Cần Thơ (gồm cả thành phố Cần Thơ) và Tỉnh Sóc Trăng.

            Năm 2004, Trung ương tách Tỉnh Cần Thơ thành 02 đơn vị : TP Cần Thơ ( trực thuộc trung ương) và Tỉnh Hậu Giang.
Dù Thành phố Cần Thơ mang tên gì thì vai trò, vị trí  vẫn là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ không thay đổi, TP luôn ổn định và  phát triển. Đó là sự khẳng định.
Nhìn lại quá trình đi lên của thành phố Cần Thơ, từ huyện Trấn Giang đến tỉnh Cần Thơ và đến thành phố trực thuộc Trung ương, mối quan hệ khắng khít với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long luôn luôn phát triển theo chiều tiến bộ, và vị trí trung tâm của thành phố Cần Thơ ngày càng được củng cố và nâng cao. Sắp tới đây, thành phố Cần Thơ phấn đấu nâng lên thành phố loại 1, thì mối quan hệ với vùng đồng bằng sông Cửu Long lại  được nâng lên với tầm cao mới,  góp phần đưa nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo kịp với các khu vực khác của cả nước.
NGUYỄN VĂN LƯU ( Năm Bình)