*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

05 tháng 5 2012

Cần Thơ - Vị trí, tiềm năng


Sau ngày giải phóng 30/4/1975, thống nhất 3 tỉnh, thành phố (tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ)  thành tỉnh Hậu Giang trong đó có Cần Thơ là 1 tỉnh đứng hàng thứ 3 về diện tích tự nhiên (6.126 km2) và dân số (1.827 ngàn người năm 1975) đứng hàng thứ 5 trong 9 tỉnh ĐBSCL. Nơi thực hiện vai trò trung tâm của vùng Tây nam sông hậu.




Đến khi thực hiện chia tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng với diện tích tự nhiên 2.968 km2 và dân số 1.678,2 ngàn người năm 1992, thì Cần Thơ vẫn giữ vai trò trung tâm của mình trong vịêc giao thông thuỷ bộ lớn của toàn Nam bộ. Từ Cần Thơ có thể đi tới hầu hết các điểm dân cư tập trung thuộc Nam bộ bằng đường thuỷ lẩn đường bộ. Các nhánh và cửa sông chính của Cửu Long thì đoạn qua tỉnh Cần Thơ đổ ra cửa Định An là nơi tàu thuyền vận chuyển hàng hoá thuận lợi nhứt.

Xét về vị trí địa lý kinh tế thì Cần Thơ vẫn có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế- xã hội của toàn vùng. Theo tài liệu nghiên cứu trước đây, lúc thành phố Cần Thơ còn thuộc tỉnh Cần Thơ đã được xác định “ Phát triển Cần Thơ không thể tách rời với bối cảnh chung của ĐBSCL’’ Vì Cần Thơ khi phát huy tiềm năng tự nhiên của mình không phải chỉ là khai thác các nguồn lực nằm trong giới hạn lảnh thổ của một tỉnh mà đó là thu hút và khai thác tổng hợp các nguồn lực bên ngoài thuộc toàn vùng ĐBSCL và tất cả các khu vực khác thuộc khu vực sông Mêkông, vị trí nầy không bó hẹp ở vùng mà còn có ý nghĩa quốc tế. Bên cạnh đó Cần Thơ còn là đầu cầu phía Tây nối Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ. Đây là sự gắn bó trao đổi với nhau giữa các tỉnh đồng bằng với vùng kinh tế trọng điểm TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.

Năm 2004 thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH11 của Quốc hội kỳ họp thứ 4- khoá XI về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Tỉnh Cần Thơ chia tách Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Hậu Giang. Vai trò của thành phố Cần Thơ càng được khẳng định “Là vị trí trung tâm và là đô thị lớn nhất trong hệ thống các đô thị ĐBSCL”.

Nghị quyết 21-NQ/TƯ xác định vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng và lợi thế, xây dựng thành vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, sản xuất hàng hoá lớn và tập trung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững. Đồng thời phát triển các mặt văn hoá, xã hội theo kịp mặt bằng chung của cả nước. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó đồng bào Khơmer và nhân dân vùng ngập lũ. Với  dự kiến phát triển toàn vùng, trong đó phát triển mạng lưới giao thông gắn với qui hoạch chống lũ, nâng cấp xây dựng các quốc lộ, đường N1, N2 và các tuyến trục ngang dọc quan trọng cho toàn vùng. Đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ; hoàn thành mỡ rộng nâng cấp cảng Cái Cui thành cảng quốc tế; mỡ rộng sân bay Trà Nóc, Phú Quốc trong đó sân bay Trà Nóc là sân bay quốc tế. Hình thành tứ giác phát triển  Kiên Giang- An Giang- TP Cần Thơ- Cà Mau, trong đó TP Cần Thơ là trung tâm.

Nghị Quyết 45-NQ/TƯ của Bộ Chính trị Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước “... Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại- dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội  vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước”.

Thành phố Cần Thơ với các lợi thế :

          - Thành phố Cần Thơ có vị trí chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nằm trên các trục tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là điểm giao lưu kinh tế lớn trong Tứ giác năng động thành phố Cần Thơ- Cà Mau- An Giang- Kiên Giang. Thuận lợi cho thành phố phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu công nghiệp chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp; khu công  nghiệp có công nghệ cao, khu cảng 4 biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập trung đồng bộ với nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của toàn vùng.

- Thành phố Cần Thơ có nguồn đất đai đa dạng về tài nguyên nông nghiệp có khả năng hình thành các vùng chuyên canh lớn, tạo nguồn hàng hoá chất lượng cao và tập trung, có thị trường để xuất khẩu.

- Dân số khá dồi dào về số lượng và chất lượng, năng động, là nguồn nhân lực nòng cốt cho công cuộc phát triển Thành phố và toàn vùng.

Xác định vai trò, vị trí cho thấy tiềm năng phát triển của thành phố Cần Thơ với những chương trình đề án được xây dựng trên cơ sở thực tế của một thành phố năng động, con người nhiệt tình thanh lịch mến khách thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL  góp sức người, sức của hoàn thành mục tiêu chung của thành phố đề ra.

           CỤC THỐNG KÊ CẦN THƠ

Không có nhận xét nào: