*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

31 tháng 7 2009

Sách trắc nghiệm Hóa học

Kiểm tra, đánh giá có vai trò, chức năng rất quan trọng trong dạy học Hoá học. Nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học nhằm đạt kết quả dạy học cao hơn, đồng thời xác nhận thành quả dạy học của thầy và trò. Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, trong đó kiểm tra trắc nghiệm khách quan đang được quan tâm sử dụng.
Trắc nghiệm khách quan được quan tâm bởi một số lí do sau:
- Việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và khách quan hơn so với bài luận đề.
- Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ của người học được phát biểu rõ ràng hơn là trong các bài luận đề.
- Khi làm một bài thi trắc nghiệm, hầu hết thời gian học sinh dùng để đọc và suy nghĩ. Có thể tự kiểm tra, đánh giá kiến thức.
- Tránh được việc học tủ, học lệch. Cung cấp một lượng thông tin phản hồi lớn, làm cơ sở cho việc điều chỉnh kế hoạch dạy học.Dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tổ chức thi, chấm bài một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.


Nội dung gồm hai phần:
Phần thứ nhất : Gồm các câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo nhiều hình thức như: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm đúng, sai, trắc nghiệm điền khuyết. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm bao trùm các kiến thức cơ bản về hoá học ở phổ thông có mở rộng nâng cao và gắn với thực tiễn.
Phần thứ hai: Hướng dẫn giải và đáp số.

Chúng tôi hy vọng rằng bộ sách sẽ bổ ích cho các em học sinh và các thầy, cô giáo dạy học hoá học.Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng bộ sách chắc chắn không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong và chân thành cảm ơn các ý kiến góp ý của các bạn đọc, nhất là các thầy, cô giáo và các em học sinh để sách được hoàn chỉnh trong lần tái bản sau, nếu có.
Link download (pdf): http://tinyurl.com/kppwuh

Các tác giả

29 tháng 7 2009

Các trạng thái oxi hóa của Cu, Ag, Au

Với Cu và Au mặc dù phân lớp d đã được điền đầy đủ, nhưng cấu trúc chưa phải là hoàn toàn bền vững,do đó nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái (n-1)d9ns1p1.Kết quả tạo ra 3 electron độc thân ,như vậy có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3e tham gia vào quá trình hình thành liên kết.
Trạng thái oxi hóa +1 đặc biệt bền đối với Ag và một phần đối với Cu , điều này phù hợp với năng lượng ion hoá thứ nhất của Ag bé hơn Cu rất bé hơn Au và liên quan đến độ bền tương đối của cấu hình e 4d10 , một cấu hình e đã được hình thành ở Pd một nguyên tố đứng trước Ag trong chu kỳ.
Trạng thái oxi hóa +3 đặc trưng hơn với Au, điều này cũng phù hợp với tổng năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ hai, thứ ba của Au bé nhất so với các nguyên tố trong nhóm.
Trạng thái oxi hóa +2 đặc trưng đối với Cu điều này phù hợp với tổng năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ hai của Cu bé nhất .
* Trong tự nhiên , đồng tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất sunfua lẫn với các kim loại khác; quan trọng là quặng Cancopirit (CuFeS2) , Cancozin (Cu2S) , Cuprit (Cu2O) , Malachit (Cu2(OH)2CO3) , Tenorit (CuO).
* Trong tự nhiên,bạc tồn tại ở dạng khoáng Acgentit (Ag2S) hỗn hợp với quặng chì, ngoài ra còn có quặng Naumanit (Ag2Se) , Prustit (Ag2AsS3)
* Trong tự nhiên , vàng thường gặp ở dạng khoáng calaverit (AuTe2) , sinvanit (AgAuTe4) hoặc petxit (Ag3AuTe2).
* Tuy nhiên dạng thông thường hơn gặp trong tự nhiên là (Au, Ag, Cu ) tự do ở trong cát , trong các nham thạch.
* (Au, Ag, Cu ) còn có trong nước biển có : ( 3.10-3mg Cu2+ ; 3.10-4mg Ag+ ; 4.10-6mg Au3+ ) trong 1 lit nước biển.
* Trong cơ thể sinh vật : 2.10-4 % Cu
* Cu có 11 đồng vị 58Cu ® 68Cu
Có 2 đồng vị bền trong tự nhiên: 63Cu (69,1%) và 65Cu (30,9%)
* Ag có 19 đồng vị 102Ag ® 115Ag
Có 2 đồng vị bền trong tự nhiên: 107Ag(51,35%) và 109Ag (48,65%)
* Au có 22 đồng vị 183Au ® 204Au
Chỉ có 1 đồng vị bền trong tự nhiên: 197Au (100%)
* Cả 3 kim loại đều cấu tạo tinh thể mạng lập phương tâm diện
Cu Ag Au
a = 3,6147A0 a = 4,0861A0 a = 4,0786A0
Các kim loại nhóm IB là các kim loại kém hoạt động hoá học vì: Lớp vỏ 18 electron chắn electron s với hạt nhân kém hiệu quả hơn so với 8 electron bền của khí hiếm ,làm tăng mạnh năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố Cu, Ag, Au.

Tổng hợp

Từ tính của các chất


*Nghịch từ: Một chất không có electron độc thân nào là chất nghịch từ. Momen từ của từng electron bị huỷ hoàn toàn khi electron này ghép đôi. Tính chất nghịch từ thể hiện: Khi đặt một chất vào từ trường ngoài, từ trường ngoài có khuynh hướng đẩy các chất đó ra khỏi từ trường, Nói khác đi, chất nghịch từ cản đường sức của từ trường ngoài.
Vậy : Không có e độc thận thì nghịch từ.
*Thuận từ: Chất thuận từ để cho đường sức của từ trường ngoài đi qua,từ trường ngoài có khuynh hướng hút chúng vào từ trường. Như vậy các nguyên tử, phân tử hay ion bất kì có các electron độc thân thì bản thân phân tử có sẵn momen từ, khi được đặt vào từ trường ngoài thì các momen từ phân tử có khuynh hướng định hướng cùng chiều với momen từ của từ trường ngoài vì thế bị từ trường ngoài hút. Ví dụ: Một số ion của các NTCT. Các electron độc thân này trong các ion của chất rắn không có tác dụng tương hỗ với nhau.
Vậy có e độc thân thì thuận từ (bị nam châm hút)

Chất thuận từ bị nam châm hút. Momen từ của một chất thuận từ tỉ lệ thuận với cường độ từ trường bên ngoài (tác dụng vào chất nghiên cứu) và tỷ lệ thuận với số electron độc thân. Nếu tách từ trường ngoài ra khỏi hệ nghiên cứu, momen từ của từng nguyên tử hay ion trở lại các hướng bất kỳ như trước, vì vậy chất ở dạng vĩ mô không còn từ tính nữa.

*Sắt từ : một chất có tính thuận từ gấp nhiều lần tính thuận từ bình thường gọi là sắt từ. Tính sắt từ có ở Fe, Co, Ni và hợp chất của nó.
Vậy sắt từ có tính thuận từ gấp nhiều lần hơn so với bình thường.
Tính sắt từ thể hiện ở một số chất rắn. Trong chất rắn sắt từ, các tiểu phân mang từ tính, chẳng hạn các nguyên tử hay ion của các NTCT có tác dụng tương hỗ với nhau do sự xen phủ các obitan. Qua đó các electron của một tiểu phân xác định bị ảnh hưởng do sự định hướng của các electron lân cận. Trạng thái bền nhất (năng lượng thấp nhất) sẽ đạt được khi spin của các electron trong các tiểu phân khác nhau (trung tâm khác nhau) sắp xếp cùng hướng. Từ tính của chất sắt từ mạnh hơn từ tính của chất thuận từ rất nhiều vì momen từ của các tiểu phân chất sắt từ rất dễ dàng hướng theo từ trường bên ngoài. Khi tách mẫu thí nghiệm khỏi từ trường ngoài momen từ vẫn tồn tại.
Tổng hợp

Tạo ComboBox trên Blogger

Việc nhúng một ComboBox để liên kết nhanh tới các đối tượng khác nhau sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian thiết kế và không gian hiển thị trên giao diện Blogger.

Đăng nhập vào quyền quản trị tài khoản > Chọn Layout > Page Elements: trên bố cục của Blog nhấp nút Add a page elements (hay Add a Gadget) ở cột bên phải để bắt đầu lựa chọn đưa vào các đối tượng nhúng . Trong cửa sổ Add a Gadget nhấp chọn nút HTML/JavaScript để nhúng vào mã nguồn sau :

Dùng OpenDNS để truy cập vào các trang bị VNPT chặn

Blogger.com, một dịch vụ blog miễn phí của Google hiện nay đã bị chặn đứng bởi VNPT. Những người sử dụng dịch vụ blog của Blogger.com không thể đăng nhập vào tài khoản của mình được. Vì thế hôm nay, tôi đưa gia giải pháp đơn giản này mong giúp được phần nào cho những người sử dụng Blogger.com.Nếu bạn đang dùng hệ điều hành Windows XP thì làm theo hướng dẫn sau:
1. Chọn Control Panel từ Start menu.
2. Click Network Connections từ Control Panel.
3. Chọn biểu tượng kết nối Network Connections window.Chọn LAN hoặc High-Speed Internet
4. Click vào Properties.
5. Chọn Internet Protocol (TCP/IP) và click Properties.
6. Chọn Use the following DNS server addresses
-Preferred DNS server address for Open DNS is:• 208.67.222.222
-Alternate DNS server address for Open DNS is:• 208.67.220.2207.
-Click OK.
8. Restart.
Sau khi đã thiết lập DNS server xong rồi, bạn truy cập vào welcome.opendns.com để kiểm tra xem đã thiết lập đúng chưa. Nếu được cấu hình đúng thì bạn sẽ thấy xuất hiện thông báo chào mừng đến với OpenDNS.Hy vọng bài viết này đem lại hiệu quả cho các blogger đang gặp trở ngại truy cập vào blogger.com cũng như các trang khác nhanh hơn cách thông thường.

Nguồn : Internet

Thủ thuật cơ bản : xóa đường viền của ảnh


Thực ra bình thường trong blog, nếu ta muốn post ảnh, thì chỉ cần đặt trong thẻ img src="{link ảnh}"/ thì mặc định nó sẽ không có đường viền bao quanh ảnh. Khi muốn tạo đường viền bao quanh ảnh thì ta chỉ cần thêm thuộc tính border vào là xong.Ví dụ: img src="{link ảnh}" border="1"/Tuy nhiên đối với 1 số template, mặc dù ta không gán thuộc tính border cho ảnh, nhưng ảnh post ra vẫn có dường viền bao quanh. Bạn cố gắng thêm thuộc tính border="0" vào để làm mất border của ảnh nhưng vẫn không có tác dụng. Điều này là do CSS trong tempate của bạn đã mặc định sẵn thuộc tính này. Như vậy chỉ còn cách vào CSS gỡ bỏ thuộc tính này mà thôi.Mình đã test thử với blog của mình, trong CSS đã mặc định thuộc tính ảnh không có đường viền nên dù mình có gán border ="3" hay mấy đi nữa thì vẫn không xuất hiện border khi xuất bản bài viết.

Dưới đây là cách khác phục:

1. Đăng nhập vào blog

2. Vào bố cục (Layout)

3. Vào chỉnh sửa Code HTML (Edit Code HTML) (không cần chọn mở rộng tiện ích)

4. Tìm đọan code CSS sau (hoặc tương tự) :

.post img {padding:4px;border:1px solid $bordercolor; }

- Với thuộc tính CSS của ảnh trên, ảnh post ra sẽ được mặc định có đường viền, và được padding (thụt vào) từ 4 cạnh là 5px. Đọan CSS này thích hợp cho việc tạo các ảnh kiểu tạp chí, trông cũng khá ấn tượng.

- Và đọan code border:1px solid $bordercolor; chính là code tạo đường viền bao quanh ảnh. Xóa chúng đi nếu bạn không muốn xuất hiện đường viền này, và như vậy nó sẽ trông như thế này:

.post img {padding:4px;}

5. Save template của bạn lại.

Như vậy đã xong.Chúc các bạn thành công.

(fandung.blogspot)

28 tháng 7 2009

"Lò bát quái" Chí Hoà - Những chuyện sau cửa ngục (phần kết)


Hơn 6h sáng, giờ làm lễ đã đến, mọi người xếp hàng trước bàn thờ Bác. Chị Hồng Nhật được ban tổ chức giao cho điều khiển lễ truy điệu. Chị Hồng Nhật đứng yên nhìn mọi người và khi thấy mọi người đã sẵn sàng thì bỗng dưng hai chân chị run bần bật tưởng chừng đứng không vững, nhưng rồi nỗi khổ đau, sự đè nén vì lòng thương Bác như thổi bùng thêm sức mạnh cho chị. Hít một hơi dài căng lồng ngực, chị hô: "Nghiêm! Chào cờ chào".
Tiếng hát Quốc ca đồng loạt cất cao vang động cả toàn khu "lò bát quái". Sau đó chị Năm Bắc đại diện ban Tổ chức và ban lãnh đạo phòng đọc điếu văn: "Thưa chị em thân mến! Hôm nay cùng với cả nước, toàn thể chị em chúng ta tại nhà giam Chí Hòa vô cùng đau đớn vĩnh biệt Bác Hồ vô cùng kính yêu. Bác là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu. Bác là vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại của Đảng và Nhà nước ta. Là vị Cha Già của cả dân tộc Việt Nam. Tổn thất này vô cùng lớn lao khiến cho mỗi chúng ta đau buốt con tim, không ngăn giọt lệ. Bác đi, thế là chúng con ở miền Nam không còn được mong gặp Người ngày miền Nam độc lập thống nhất...".
Tiếp theo bài điếu văn đã nêu lại lịch sử hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rồi trong điếu văn có đoạn viết: "Bác của chúng ta là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam thống nhất. Chúng con mãi mãi ghi nhớ tấm lòng thiết tha của Bác đối với miền Nam. “Miền Nam ở trong trái tim tôi”. “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Bác còn là hiện thân của đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, của tác phong khiêm tốn giản dị. Bác đã ra đi nhưng Người còn để lại muôn vàn tình thương yêu đối với đồng bào, đồng chí là hình ảnh mẫu mực của người Cộng sản Việt Nam... Bác sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam trong câu ca dao: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ”.
Hôm nay chúng ta vô cùng đau xót hướng về Bác trong lúc cả nước còn đang tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chưa thực hiện được lòng mong ước thiết tha của Người. Nhân dân miền Nam đi trước về sau còn đang sống trong cảnh đau thương tang tóc dưới chế độ Mỹ - ngụy. Cả miền Nam còn hơn 200.000 tù chính trị đang bị địch giết dần mòn trong cuộc sống khổ cực, và bị đày đọa, tra tấn dã man. Nhưng chúng ta quyết không sợ. Biến đau thương thành hành động cách mạng, chống địch đàn áp khủng bố, đày đọa cuộc sống tù nhân. Chúng ta phải sống, phải chiến đấu noi gương Bác Hồ vĩ đại, cho đến một ngày mai "Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
Trong giờ phút đau thương này, chị em trong nhà lao Chí Hòa chúng ta nguyện đoàn kết, thương yêu nhau hơn bao giờ hết. Chúng con xin hứa với Bác sẽ giữ mãi trong tim mình lời thề chung thủy sắt son với Đảng, với Cách mạng dù bị địch tra tấn dã man cũng kiên quyết không đầu hàng, kiên quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp thắng lợi của cách mạng.
Chúng con xin hứa với Bác nguyện ra sức học tập và làm theo gương, theo những lời dạy vàng ngọc của Bác, quyết tâm phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tác phong để xứng đáng là những chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân độc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, để xứng đáng là phụ nữ Việt Nam: "Anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang", xứng đáng là con cháu của Bác Hồ vĩ đại".
Lễ truy điệu Bác Hồ ở phòng OB4 khám Chí Hoà.


Sau bài điếu văn của chị Năm Bắc đọc là bắt đầu phát tang và mặc niệm. Má Tám Dễ là người lớn tuổi nhất trong phòng đi chít khăn tang cho từng người. Chít khăn tang xong thì phút mặc niệm bắt đầu. Chị Hồng Nhật là người được giao hát bài Hồn tử sĩ. Chị hát mà nước mắt cứ chảy ròng ròng... Dứt bài hát, chị em ôm lấy nhau thành một khối và khóc òa lên.
Sau lễ truy điệu, chị em bàn bạc với nhau đưa ra chương trình hành động làm sao cho xứng đáng với Bác trong những ngày này. Chị em đã làm rất nhiều việc như viết bích báo, làm thơ, kể chuyện về Bác... miễn sao là bày tỏ được tấm lòng của mình đối với Bác. Chuyện được chị em kể nhiều nhất là về tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam, với các cháu thiếu niên nhi đồng. Chị Nguyễn Thị Sàn, tức chị Chín Xà đã làm một bài thơ với tiêu đề "Bác Hồ bất diệt" trong đó có đoạn như sau:
"Nhớ thương Bác, quyết noi gương BácLàm đúng theo lời dạy của NgườiHy sinh phấn đấu trọn đờiTrước sau như một, vẹn lời thủy chung.Dù sống cảnh lao lung, xiềng xíchDù kẻ thù bưng bít gắt gaoDù cho đổ giọt máu đàoBảy ngày giữ trọn mái đầu tang Cha...Bác Hồ ơi lệ huyết chan hòaHướng về miền Bắc thiết thaHướng về miền Bắc nhớ cha muôn đời".
Trong hai ngày đầu, chị em tổ chức lễ truy điệu và sinh hoạt tưởng nhớ Bác Hồ rầm rộ. Bọn địch rất lúng túng và không biết cách đối phó thế nào, chúng biết rất rõ rằng nếu như chúng đụng vào bàn thờ Bác lúc này thì sẽ làm "nổ tung thùng thuốc súng" đang được chị em chất chứa trong lòng bởi lòng thương Bác và nỗi căm thù lũ giặc tàn ác.


Báo CAND

24 tháng 7 2009

Bom khói có màu ở dạng đơn giản


Tạo một cụm mây khói có màu và dày đặc Bom khói cổ điển là một "công trình" tuyệt vời trong gia đình hay phòng thí nghiệm, tạo ra nhiều khói nhưng an toàn, với ngọn lửa màu tím đỏ. Nếu bạn muốn có tí màu sắc, và một số hình dạng đặc thù từ những gì bạn tạo ra, Bạn có thể làm một quả bom khói với "mây" cuồn cuộn bay cùng màu sắc khá sặc sỡ. Công việc này cũng khá dễ và đủ đảm bảo an toàn, để có thể thực hiện tại nhà. Nhưng với yêu cầu là phải có người lớn để giám sát mọi thứ nhé!
Vật liệu:
_ 60 gam (3 muỗng xúp) kali nitrat (có bán dưới dạng phân bón tại các quầy cung cấp đồ làm vườn)
_ 40 gam (2 muỗng xúp) đường_ Một muỗng cà phê bột sođa _ 60 gam (3 muỗng xúp) bột màu hữu cơ (có thể tìm thấy ở tiệm giặt quần áo hay quầy đồ chơi thủ công)_ Ống các-tông (tốt nhất là cống đựng nước đá (mới sử dụng lần đầu), hoặc bạn cũng có thể dùng lõi giấy vệ sinh, hoặc một phần cắt ra từ ống khăn tắm, hay chính xác hơn là một cuồn giấy ống) _ Dây băng _ Viết _ Kíp nổ pháo hoa (trong vũ khí, đầu pháo, hay trong một cửa hàng đồ chơi, hoặc lấy từ một cái pháo hoa) _ Quả bóng vải _ Cái xoong
Tạo hỗn hợp bom khói có màu:Trộn 60 gam kali nitrat với 40 gam đường trong một cái xoong, trên ngọn lửa nóng.
1. Tỉ lệ tốt nhất của hai thứ này là 3:2, vì thế, nếu không có cân, bạn có thể sử dụng 3 muỗng xúp cho kali nitrat và 2 muỗng xúp đối với đường (nếu bạn thấy cần phải có sự chính xác cao)
2. Đường sẽ đổi thành màu nâu đỏ. Khuấy liên tục cho đến khi trông nó giống như bơ đậu phộng.
3. Lấy hỗn hợp ra khỏi lửa
4. Trộn vào đó một muỗng đầy bột sođa (tốt nhất là nên dùng muỗng cà phê). Bột sođa có tác dụng làm giảm sự cháy khi quả bom khói được kích nổ.
5. Thêm ba muỗng xúp đầy bột màu hữu cơ. Màu xanh và cam sẽ cho ra kết quả tốt hơn những màu khác. Trộn hỗn hợp thật kĩ.
6. Lắp bom khói trong khi hỗn hợp còn nóng và hơi sệt.
Lắp bom khói:
1. Đổ hỗn hợp bom khói còn nóng vào ống các-tông.
2. Ghim một cây viết hoặc viết chì vào giữa hỗn hợp (Không nhất thiết phải ghim sâu đến tận đáy, mà nên làm sao để cây viết có thể đứng vững được trong hỗn hợp). Bạn cũng có thể dùng một vật khác để thay thế, nhưng hình trụ sẽ hoạt động ổn hơn.
3. Để cho hỗn hợp cứng lại (mất khoảng một giờ)
4. Lấy cây viết ra.
5. Nhét vào đó kíp nổ của pháo hoa. Bọc thêm một mảnh bóng vải để nhét chặt kíp nổ vào bên trong quả bom khói. Phải chắc chắn rằng kíp nổ vẫn còn nhô ra ở ngoài ống để bạn có thể đốt nó.
6. Quấn quả bom khói lại bằng dây băng. Buộc chặt ở phía trên và phía dưới của ống. Nhưng phải chừa lại những chỗ đã khoét và không cần quấn ở kíp nổ.
7. Nào, bây giờ….Chạy ra ngoài và đốt quả bom khói của bạn đi!
(Cảnh báo : Không được thí nghiệm trong nhà, không cho trẻ em đến gần)
Dương Lưu soạn dịch (Theo Chemistry About) hoahocvietnam.com

Cố NGND.GS Nguyễn Thạc Cát, nhà hoá học tài đức vẹn toàn


Thầy làm việc hết mình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học cho tận tuổi 90. Suốt hơn 56 năm công tác, trải qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ, Thầy đã dày công vun đắp, đặt nền móng để phát triển ngành Hóa học nói chung và ngành Hoá phân tích ở nước ta; đồng thời Thầy đã kiên tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho đất nước.

Đúng 2 giờ ngày 10/7/2002 (tức ngày 1/6 năm Nhâm Ngọ) NGND.GS Nguyễn Thạc Cát đã qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội hưởng thọ 90 tuổi. Tất cả bà con thân thích trong họ hàng, gia đình, các bạn bè và học trò cũ của Thầy đến vô cùng thương tiếc, tôn vinh tài đức cống hiến của Thầy cho ngành Hoá học và sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước:
Toàn vẹn chữ tài trọn chữ tâm
Suốt đời Thầy tự học chuyên cần
Khoan dung độ lượng, say sáng tạo
Rạng danh khoa học đất Hồng Lam.
Thầy sinh ngày 3/12/1913 tại quê hương Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình nhà Nho hiếu học, khi được đi học ở trường Albert Sarraut - Hà Nội, Thầy là người có chí lớn, quyết tâm học tập giỏi để chứng tỏ “học sinh Việt Nam có trí, thông minh chẳng thua gì học sinh Pháp”.
Là một học sinh giỏi, có đầu óc tư duy Toán học, sau khi tốt nghiệp tú tài vào năm 1933, Thầy theo học ngành Luật tại trường Đại học Đông Dương vì lúc đó ngành Khoa học tự nhiên chưa mở. Sau đó Thầy bỏ học vì ngành Luật không phù hợp với sở trường và nguyện vọng của mình, đành đi dạy tư để kiếm sống và chờ thời.
Năm 1941, khi trường Đại học Đông Dương bắt đầu mở ngành Khoa học tự nhiên, Thầy theo học khoá đầu tiên và tốt nghiệp cử nhân khoa học vào tháng 8/1945, đúng vào lúc cuộc cách mạng của dân tộc thành công rực rỡ.
Thầy hăng hái hiến dâng tri thức ngành Hoá học làm việc tại Sở khoáng chất, mới tiếp quân từ tay bọn Nhật, rồi gắn bó suốt cuộc đời với ngành Hoá học và đào tạo cán bộ khoa học cho đất nước ta.
Tháng 12/1946, nghe theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, Thầy đã cùng các nhà tri thức yêu nước khác hăng hái rời Hà Nội, hành quân lên Việt Bắc. Trên chiến khu, núi rừng Việt Bắc, Thầy tham gia nhiều công tác khác nhau góp phần vào cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược Pháp, tham gia giảng dạy ở trường Trung học kháng chiến Việt Bắc, Trưởng ban học vụ Bộ Giáo dục.
Năm 1954, cùng đoàn quân trùng điệp trở về giải phóng thủ đô Hà Nội, Thầy về tiếp quản trường đại học, Thầy tiếp tục cùng các đồng nghiệp xây dựng ngành Hoá học Việt Nam, tìm tòi phương hướng, nội dung và phương pháp đào tạo những cán bộ chuyên môn ngành Hoá phân tích.
Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, Thầy trở thành vị Phó Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Hóa học trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, nay là trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN. Từ đó Thầy liên tục công tác tại trường với nhiều công trình khoa học có giá trị lớn, đồng thời góp phần đào tạo nhiều nhà khoa học cho đất nước.
Cuộc đời NGND.GS Nguyễn Thạc Cát tượng trưng cho một bản lĩnh quyết tâm học tập, tự đào tạo, tự nghiên cứu để thành một giáo sư đại học, một nhà khoa học đầu đàn.
Tháng 8/1945, tốt nghiệp trường Đại học Đông Dương, Thầy phấn khởi tham gia cách mạng và kháng chiến chống Pháp, dạy trường Trung học kháng chiến Việt Bắc. Thầy tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ để tham gia giảng dạy trường khoa học cơ bản và trường Sư phạm cao cấp Trung ương. Ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Hoá học ở trường đại học, trong tay Thầy không có một giáo trình nào ngoài mấy quyển sách giáo khoa bằng tiếng Pháp, tiếng Anh mà Thầy tìm đọc ở thư viện ở khu học xá thuộc Nam Ninh (Trung Quốc), Thầy khổ công đọc sách, nghiền ngẫm, chọn lọc những tri thức cơ bản, hiện đại, trao đổi thêm với đồng nghiệp để xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình phục vụ cho việc đào tạo cán bộ khoa học của đất nước. Nắm vững phương châm học kết hợp với hành, lý thuyết kết hợp với thực tiễn, Thầy đã dựa vào giáo trình những vấn đề hiện đại của ngành Hoá học kết hợp với những vấn đề cần thiết của thực tế Việt Nam để giảng dạy.
Năm 1956, là giảng viên, Phó chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Hóa học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thầy đã dành thời gian khảo sát ở Liên Xô để tìm tòi phương thức, cách thức đào tạo đại học ở trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Matxcơva). Nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của đại học nước ngoài, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, Thầy đã nỗ lực tư duy khoa học cao và sự tận tụy hết mình để đề xuất được những phương pháp dạy học ở đại học nói chung và các phương pháp dạy Hóa học ở trường đại học nói riêng.
Trong giảng dạy ở đại học, Thầy chú trọng truyền đạt, trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy các vấn đề khoa học, cách thức nắm bắt các quy luật và vận dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống. Trong thời gian làm lãnh đạo Khoa Hóa Thầy luôn suy nghĩ đổi mới chương trình giảng dạy, đưa việc giảng dạy cơ sở lý thuyết của Hoá học lên dạy ở năm đầu, giúp sinh viên nắm vững các quy luật về Hoá học, từ đó vận dụng vào học tập các chuyên ngành cụ thể như: Vô cơ, Hữu cơ, Phân tích, Kỹ thuật...
Năm 1962, Trường ĐHTH Hà Nội thành lập được 6 năm, chương trình Hóa học năm thứ tư là các môn chuyên đề hẹp và sâu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Thầy lại một mình vừa xây dựng chương trình vừa giảng dạy cả 4 chuyên đề chính. Dưới sự dẫn dắt của Thầy, bộ môn Hoá phân tích phát triển mạnh về số lượng và chất lượng: bộ môn vững mạnh, có đầy đủ các chuyên đề hiện đại, với 7 chuyên ngành hẹp do 16 giảng viên phụ trách. Giảng viên hầu hết là tiến sĩ khoa học và tiến sĩ do GS. Nguyễn Thạc Cát đào tạo nên.
Được trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của Thầy về phương pháp tự học và tự bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, tôi ghi nhớ mãi lời dạy của Thầy để tự mình học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng truyền đạt những ý kiến đó cho sinh viên đại học và học viên sau đại học qua 2 bộ môn tôi giảng dạy: Phương pháp dạy học đại học và Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
Thầy dạy: “Theo suy nghĩ và kinh nghiệm dạy học và nghiên cứu khoa học của tôi, muốn tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học có hiệu quả, ta phải dựa vào sức mình là chính, huy động hết nghị lực và khả năng của mình trước khi sử dụng sự hỗ trợ của bên ngoài. Do hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, do trình độ khoa học và giáo dục đào tạo của ta còn hạn chế nên ta phải tìm ra một cách thức tối ưu để vươn lên đạt trình độ cao. Đó là cách thức hướng dẫn sinh viên biết nỗ lực tư duy theo chiều sâu, lấy phương pháp toán học làm phương pháp đòn bẩy để chuyển tải nội dung tri thức khoa học của loài người, biến thành trình độ tri thức bên trong của cá nhân người học.”
Thầy giáo phải hướng dẫn cho sinh viên biết sử dụng nhiều loại tư duy, biết tiến hành thành thạo các thao tác tư duy để tư duy một cách chính xác, nhạy bén, linh hoạt, nhiều chiều, hiệu quả, tối ưu trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của Thầy, để phát triển khoa học và kinh tế của đất nước, Thầy nỗ lực tìm tòi, phát huy tư duy sáng tạo của mình, cố gắng tìm được cách thức giải quyết đơn giản nhất, nhạy bén nhất, hiệu quả nhất. Chẳng hạn khi nghiên cứu giải các bài toán cân bằng trong dung dịch, Thầy đã đề ra phương pháp viết phương trình từ sản phẩm ở trạng thái cân bằng và bài toán giải trở thành đơn giản, ngắn gọn và rất tổng quát. Cách giải này đã được các nhà Hoá phân tích của Pháp, Hà Lan, Liên Xô công nhận.
Thầy là giáo sư đầu tiên nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên, cán bộ khai phá về Hóa học các nguyên tố đất hiếm ở nước ta.
Thầy là người đầu tiên đóng góp tích cực và sáng tạo cho việc chuẩn hóa thuật ngữ Hóa học. Thầy cùng tham gia biên soạn bộ “Từ điển tiếng Việt”, “Từ điển Bách khoa”, chủ biên và biên soạn nhiều loại từ điển Hóa học...
Thầy đã dành nhiều thời gian, công sức vào việc đặt nền móng ban đầu cho môn Hóa học ở trường phổ thông của nước ta.
NGND.GS Nguyễn Thạc Cát với cương vị là Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Phân tích Hóa, Lý và Sinh học Việt Nam trong thời gian dài, đã đóng góp nhiều thành tích cho nền khoa học nước nhà.
Trong bài báo Nhân dân số 12590 tháng 11/1998, nhà báo Lâm Thao đã viết: “Bản thân thầy Cát là một tấm gương suốt đời tự học, luôn luôn vươn tới và luôn luôn xứng đáng ở vị trí của một nhà khoa học đầu đàn”.
“... Chữ tâm và chữ tài phải chăng dây là cái cốt lõi trong con người làm khoa học và con người nhà giáo của GS. Nguyễn Thạc Cát”.
Đúng như thế, hoạt động khoa học và giảng dạy đại học của Thầy rất phong phú, rất vẻ vang. Cuộc sống riêng tư của Thầy rất giản dị, đạm bạc mà bao la tình người. Căn phòng nhỏ xếp đầy sách báo, chiếc giường để nghỉ ngơi, cái bàn đơn sơ để thầy làm việc đã từng là nơi Thầy đã mở cửa, dang tay tiếp các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các sinh viên đến trao đổi công tác khoa học, giáo dục. Đôi mắt sáng, vầng trán cao rộng suy tư của Thầy, lời nói rõ ràng và dịu dàng của Thầy đã để lại ấn tượng không bao giờ phai mờ trong tâm khảm chúng tôi - những sinh viên cũ, những bạn đồng nghiệp, những cán bộ khoa học đã có dịp được tiếp xúc với Thầy. Thầy giáo Trần Tử Hiếu, GS.TS Khoa Hóa học trường ĐHKHTN - ĐHQGHN, trong bài “Người xây dựng và vun trồng ngành Hoá phân tích nước ta” [ĐHQGHN số 137, tháng 7/2002] đã viết về Thầy Cát:
“... Đất lành chim đậu”, câu tục ngữ này đúng hoàn toàn với tập thể bộ môn Hóa phân tích, bởi lẽ những ai về công tác tại bộ môn đều quyến luyến, đoàn kết xung quanh Thầy Cát; cho nên dù họ đi công tác hay học tập ở đâu nhưng cuối cùng họ lại mong muốn trở về bộ môn công tác, bởi lẽ họ biết rằng ở đó có Thầy Cát của họ, một người thầy đức độ, nêu gương sáng cho họ trong việc làm, thương yêu nâng đỡ họ, đưa họ bước lên những bước cao trong khoa học. Họ đều biết rằng: Ngày nay họ làm được một điều gì đó cũng là công lao chỉ bảo của Thầy, họ học được phương pháp làm việc và tinh thần tự lực và cách tư duy khoa học của Thầy.
Thầy mở rộng lòng bao dung độ lượng, vui vẻ lạc quan đối với mọi người, động viên sinh viên, cán bộ học tập tốt, nghiên cứu khoa học nghiêm túc để đáp ứng yêu cầu chuyên môn và phục vụ đất nước.
Thầy coi niềm vui hạnh phúc lớn lao là được đào tạo lớp thanh niên trở thành những cán bộ khoa học cho sự phát triển ngành Hóa học Việt Nam. Thầy đã cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho niềm hạnh phúc đó. Thật là cảm động và biết ơn Thầy khi đã ở tuổi 80, 90 Thầy vẫn dốc tâm huyết tham gia đào tạo đại học, sau đại học, hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho các đề tài nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên môn với từng cán bộ trong tổ bộ môn.
Tôn vinh Thầy, nhiều cán bộ, sinh viên cũ của Thầy đều chung một ấn tượng sâu sắc: Trí tuệ của GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thạc Cát thật lớn lao, tầm nhìn và phong cách tư duy của Thầy thật rộng lớn và nhạy bén. Nhưng điều lớn lao nhất mà mọi người cũng như thế hệ sinh viên phải noi theo: Thầy là một nhà giáo, một nhà hóa học tài đức vẹn toàn! Nhà nước đã phong học hàm Giáo sư cho Thầy năm 1980, Nhà giáo Nhân dân năm 1988, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1985 và nhiều huân chương các loại.
Thầy làm việc hết mình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học cho tận tuổi 90. Suốt hơn 56 năm công tác, trải qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ, Thầy đã dày công vun đắp, đặt nền móng để phát triển ngành Hóa học nói chung và ngành Hoá phân tích ở nước ta; đồng thời Thầy đã kiên tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho đất nước.
Tưởng niệm Thầy - NGND.GS Nguyễn Thạc Cát, chúng em những học trò cũ của Thầy xin noi gương đức độ, khoan dung, yêu thương của Thầy; tinh thần tận tụy, tự lực học tập, nghiên cứu khoa học, phong cách tư duy sáng tạo của Thầy, phấn đấu trở thành người công dân tốt, cán bộ khoa học vững vàng để phụng sự tổ quốc Việt Nam quang vinh.


PGS. TS. Nguyễn Như An Trường ĐHSP Hà Nội [Bản tin ĐHQGHN số 169, 3/2005]

Giải chi tiết một số bài tập trong đề thi ĐH-CĐ 2009


Tài liệu giải chi tiết một số bài tập trong đề thi đại học vừa qua (dạng pdf) được sưu tầm. Post rồi nhưng hôm nay post lại xem. Click vào link sau để tải về xem : http://tinyurl.com/my5342
Có cần trao đổi thêm vui lòng để lại nhận xét (comment).

Cám ơn tác giả đã chia sẻ.

Định luật bảo toàn khối lượng (tt)


II. Bài tập


1. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. m có giá trị là :
A. 2,66

B. 22,6

C. 26,6

D. 6,26
2. Hòa tan 10,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 1,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị là:
A. 33,45

B. 33,25
C. 32,99

D. 35,58
3. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H­2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được gam muối khan. Khối lượng muối khan thu được là :
A. 1,71 gam

B. 17,1 gam
C. 3,42 gam

D. 34,2 gam
4. Trộn 5,4 gam Al với 6,0 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,24 gam

B. 9,40 gam
C. 10,20 gam

D. 11,40 gam
5. Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là
A. 2 gam

B. 2,4 gam
C. 3,92 gam

D. 1,96 gam6. Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A. 3,81 gam

B. 4,81 gam
C. 5,21 gam

D. 4,8 gam
7. Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là
A. 7,4 gam

B. 4,9 gam
C. 9,8 gam

D. 23 gam
8. Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: bị oxi hóa hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
- Phần 2: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan.
1. Giá trị của V là
A. 2,24 lít

B. 0,112 lít
C. 5,6 lít

D. 0,224 lít
2. Giá trị của m là
A. 1,58 gam

B. 15,8 gam
C. 2,54 gam

D. 25,4 gam
9. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
A. 35,5 gam.

B. 45,5 gam.
C. 55,5 gam.

D. 65,5 gam

Còn tiếp ...

Định luật bảo toàn khối lượng



I. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng

Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.
Cho phản ứng A + B ® C + DTa có: mA + mB = mC + mD
- Hệ quả 1: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, mS là tổng khối lượng các chất sau phản ứng. Dù cho phản ứng xảy ra vừa đủ hay có chất dư, hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì vẫn có mS = mT.
- Hệ quả 2: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp chất (như oxit, hiđroxit, muối) thì ta luôn có:
Khối lượng hợp chất = khối lượng kim loại + khối lượng anion.
- Hệ quả 3: Khi cation kim loại thay đổi anion tạo ra hợp chất mới, sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation.
- Hệ quả 4: Tổng khối lượng của một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của nguyên tố đó sau phản ứng.
- Hệ quả 5: Trong phản ứng khử oxit kim loại bằng CO, H2, Al
+ Chất khử lấy oxi của oxit tạo ra CO2, H2O, Al2O3. Biết số mol CO, H2, Al tham gia phản ứng hoặc số mol CO2, H­2O, Al2O3 tạo ra, ta tính được lượng oxi trong oxit (hay hỗn hợp oxit) và suy ra lượng kim loại (hay hỗn hợp kim loại).
+ Khi khử oxit kim, CO hoặc H2 lấy oxi ra khỏi oxit. Khi đó ta có:
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu hoặc khối lượng kim loại thu được sau phản ứng.

23 tháng 7 2009

Cacbohydrat


Tiếp theo chúng tôi giới thiệu các câu hỏi trắc nghiệm phần Cacbohydrat đến các bạn. Click vào liên kết sau để tải về (download) : ttp://tinyurl.com/lrv4zk

Tài liệu do thầy Bằng cung cấp. Có gì góp ý xin các bạn comment. Thanks

22 tháng 7 2009

K12 chuẩn bị bước vào năm học mới



Ngày 22/07/2009 các tổ chuyên môn Trường THPT Ngã Sáu họp phiên họp chuyên môn đầu tiên phân công các công việc nhằm chuẩn bị cho năm học mới. Năm học này việc giảng dạy của môn Hóa hơi khó khăn do 2 giáo viên đi học, tuy nhiên ban giám hiệu đã sắp sếp ổn thỏa, phân công công việc cho các giáo viên ở nhà. Tình hình học sinh không được khả quan hơn năm trước, nhất là mặt bằng chung của K10 mới vào. Ngày 21/07/2009 Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn đã họp bàn tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học và đã có một số chủ ý tích cực, có sự đồng thuận cao cho năm học này. Dự kiến ngày 03/08/2009 K12 sẽ bắt đầu nhập học đồng loạt theo chủ trương của tỉnh.

Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh?


Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao có hiện tượng đó?Đó chính là màn kịch giữa sắt và nước. Ở nhiệt độ cao, sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxit sắt từ (Fe3O4) lấp lánh màu lam.
3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2
Không nên coi thường lớp áo màu lam này của sắt, chính nó là tấm màng bảo vệ sắt làm cho sắt không bị gỉ và bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxyt (nhiệt độ từ 40 đến 150 độ C). Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, phân bố đều đặn trên bề mặt vật phẩm, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, sau đó lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dàu nóng mấy phút. Nhờ đó các chi tiết sẽ được khoác một tấm áo màu lam, người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn, sau khi nhúng dầu, xà phòng, còn có thể cho vào dầu máy (dầu máy số 10) ngâm 5 phút. Các bạn nhìn kỹ các kim chỉ trên đồng hồ đo ở các cỗ máy có màu lam đen óng ánh, giây cót đồng hồ cũng có mày lam đen đều được khoác một tấm áo như nhau.

Lý Khôi biên soạn hoahocvietnam.com

Bài tập Este-Lipit


Để chào đón năm học mới 2009-2010, chúng tôi giới thiệu với các bạn một số bài tập chương este-lipit trong chương trình lớp 12. Các bài tập này ở dạng trắc nghiệm được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là nguồn từ thầy Phạm Ngọc Bằng (ĐHSP Hà Nội).

Click vào link sau và chọn tải về (download) để xem dạng file pdf : http://tinyurl.com/ku3q82

Điểm hay của phần bài tập này là được tổng hợp theo mức độ từ thấp đến cao, phù hợp với mọi trình độ học sinh ôn thi tốt nghiệp hoặc đại học.

Crocodile Chemistry - Phòng thí nghiệm hóa học ảo



Hóa học là một môn rất hay với nhiều phản ứng vui nhộn và cũng không kém phần nguy hiểm. Nhưng trên lớp học thời gian được tự tay thực hành cũng như xem các giáo viên làm thí nghiệm thì không nhiều. Vì vậy, một phòng thí nghiệm ảo tại nhà là cần thiết cho các bạn học sinh được làm thí nghiệm để nắm vững kiến thức đã học.
• Sau khi kích hoạt file CrocChem.exe để kích hoạt chương trình thì bạn chọn Symbols để thấy các chất hiện dưới dạng kí hiệu. Crocodile Chemistry có giao diện rất trực quan và dễ sử dụng. Trên thanh Toolbar là phần để bạn lựa chọn những nhóm hóa chất mà bạn muốn sử dụng để làm thí nghiệm, gồm những nhóm chất như: kim loại, axit, một số muối thuộc nhiều gốc khác nhau, hợp chất hữu cơ, chất khí, công cụ thí nghiệm, nước và biểu đồ nhiệt độ theo thời gian của thí nghiệm. Ở thanh Information Toolbar là phần hiện thị những thông tin về lọ hóa chất bạn đang chọn như: phương trình phản ứng, thành phần, khối lượng và trạng thái của các chất đó.


• Cách lấy hóa chất: Bạn nhấp vào nhóm hóa chất ở trên, sau đó sẽ có một dãy các chất có trong nhóm đó hiện ở bên trái. Bạn tiếp tục nhấp vào hóa chất muốn lấy rồi di chuyển chuột ra ngoài “phòng thí nghiệm”. Ngoài ra, bạn còn có thể lấy hóa chất theo khối lượng, thể tích hay trạng thái tùy ý bằng cách lựa chọn ở phía trên dãy hóa chất. • Cách tạo phản ứng giữa các chất: Bạn chọn một hóa chất đặt ở trên “bàn”, sau đó lựa chọn tiếp chất thứ hai mang lại đúng vị trí của lọ thứ nhất, rồi bấm chuột trái, lập tức hóa chất trong lọ thứ hai sẽ được đổ vào lọ thứ nhất . Ngoài ra, bạn còn có thể xoay lọ hóa chất thứ hai để đổ vào lọ thứ nhất. Cứ như vậy bạn có thể hòa nhiều chất khác nhau vào cùng một lọ. Sau khi trộn, nếu có phản ứng xảy ra bạn sẽ thấy những hiện tượng bên trong lọ. Bạn xem ở phần Information Toolbar để biết phương trình phản ứng xảy ra. Những phản ứng xảy ra trong chương trình này rất vui nhộn, có cả các phản ứng nổ. Ví dụ, khi bạn đổ nước vào lọ chứa bột Natri (Na) thì một “cú” nổ sẽ xảy ra ngay lập tức. • Sau khi làm xong một phản ứng thì bạn có thể lưu lại bằng cách vào File > Save để xem lại sau này. Chương trình Crocodile Chemistry còn có điều thú vị đang chớ bạn khám phá!
Xem thêm và download phiên bản dùng thử tại đây .

L.Thành & M.Thu (Trường THPT Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu)
hoahocvietnam.com

16 tháng 7 2009

Điều chế Metan từ Natri Axetat

Hình : Bò thải ra một lượng lớn khí metan
-Chuẩn bị :
+Vôi tôi xút : Trộn vôi sống nhuyễn (tán nhỏ) với với dung dịch NaOH bão hòa theo tỉ lệ 2 : 1 (theo khối lượng), đun nóng trong bát sứ đến khi hơi nước bay hết và hỗn hợp nóng chảy. Để nguội, tán nhỏ và cho vào bình hút ẩm để dùng dần.
+Natri axetat khan : Tinh thể Natri axetat CH3COOH.3H2O đun nóng trong bát sứ cho hơi nước bay đi (không còn sôi), để nguội thu được Natri axetat khan.
-Thực hiện : Trộn Natri axetat khan với vôi tôi xút theo tỉ lệ 2 : 3 về khối lượng rồi cho vào đầy ¼ ống nghiệm lớn. Lắp ống nghiệm (hơi nghiêng miệng bình xuống) theo hình vẽ sau :
(1)
Đun nhẹ đều cả ống nghiệm, sau đó đun mạnh vào một chỗ. Không thu khí ngay mà chờ đến khoảng 2 phút sau mới thu khí metan.
Chú ý :
-Tán nhỏ vôi tôi xút phải thận trọng tránh vây vào da, quần áo bằng cách có miếng bìa đục lỗ luồn vào chày giã để che miệng cối.
-Đun thật nóng phản ứng mới xảy ra. Trước khi bỏ đèn ra phải rút ống dẫn khí tránh khí tràn vào ống nghiệm..
-Khi không có điều kiện làm thí nghiệm, cho học sinh thu khí metan từ bùn ao, dù không tinh khiết nhưng vẫn sử dụng tốt.

Kế hoạch hè (theo CV số 743/SGDĐT-GDTrH)


1. Tổ chức ôn tập chuẩn bị khảo sát chất lượng đầu năm

-Biên soạn và thống nhất đề cương ôn tập trong từng tổ viên (gồm nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản qui định trong chương trình giáo dục phổ thông học kỳ II năm học trước, đặc biệt các kiến thức, kỹ năng giúp học sinh học chương trình của lớp tiếp theo) để tổ chức ôn tập hoặc hướng dẫn học sinh tự ôn tập trong hè (dành cho những học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên) nhằm giúp cho những học sinh này sớm khắc phục được tình trạng mất kiến thức căn bản, đủ sức tiếp thu kiến thức mới trong năm học 2009-2010, chuẩn bị tốt cho kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học.

2. Dạy học tự chọn năm học 2009-2010

-Cuộc : K11, K12

-Phong : K10, K12

3. Công tác bồi dưỡng hè

Tuyết : học CNTT

4. Thiết bị đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm
- Tổ bộ môn đối chiếu giữa yêu cầu tối thiểu về sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm qui định trong chương trình theo từng khối lớp so với số lượng hiện có của trường để đề xuất với lãnh đạo mua sắm bổ sung.
- Bổ sung đáp ứng yêu cầu tối thiểu về sách, thiết bị dạy học, thực hành thí nghiệm được qui định trong phân phối chương trình.

5. Kế hoạch, thời gian năm học 2009-2010 (dự kiến)

a) Đối với khối lớp 12
- Từ ngày 27/7 đến 31/7/2009: Tập trung học sinh, ổn định lớp, ôn tập, phổ biến nội qui.

- Bắt đầu học kỳ I vào ngày 03/8/2009 (Tuần 01 PPCT), kết thúc học kỳ I chậm nhất 12/12/2009.

- Khảo sát chất lượng đầu năm học từ ngày 7/9 đến ngày 12/9/2009.

- Kiểm tra học kỳ I: từ ngày 07/12/2009 đến 12/12/2009 (có hướng dẫn sau).

- Bắt đầu học kỳ II: từ ngày 21/12/2009 (Tuần 20 PPCT).

- Kiểm tra học kỳ II: từ ngày 12/4/2010 đến 17/4/2010 (có hướng dẫn sau).

- Hoàn thành chương trình khối lớp 12 muộn nhất 10/4/2010.

- Tổ chức thi thử kỳ thi tốt nghiệp THPT trung tuần tháng 5/2010: (có lịch riêng).

b) Các khối lớp khác

- Từ ngày 10/8 đến 15/8/2009: Tập trung học sinh, ổn định lớp, phổ biến nội qui.

- Bắt đầu học kỳ I vào ngày 17/8/2009 (Tuần 01 PPCT), kết thúc học kỳ I chậm nhất 30/12/2009.

- Kiểm tra chất lượng đầu năm: Từ ngày 14/9 đến ngày 19/9/2009.

- Kiểm tra học kỳ I: từ ngày 14/12/2009 đến 19/12/2009 (có hướng dẫn sau).

- Bắt đầu học kỳ II: vào ngày 28/12/2009 (Tuần 20 PPCT).

- Kiểm tra học kỳ II: từ ngày 5/5 đến ngày 15/5/2010.

- Kết thúc năm học chậm nhất là ngày 29/5/2010.

c) Nghỉ tết Nguyên Đán: Từ ngày 10/2/2010 đến ngày 17/2/2010 (27/12 năm Kỷ Sửu đến 04/01 năm Canh Dần).

Cuộc săn lùng vĩ đại các nguyên tố hoá học


Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của một đất nước đã từng là một siêu cường trong thế kỷ XX. Trong đó có sự sụp đổ của một nền khoa học có uy tín vào bậc nhất thế giới. Các nhà khoa học bị rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Thu nhập hàng tháng không bằng tiền uống cafe buổi sáng của các nhà khoa học tại các nước tư bản phát triển. Trong tình cảnh ấy, 10 năm sau khi Liên Xô tan rã, nhiều nhà khoa học chân chính không chỉ vẫn đứng vững mà đã làm nên những phát minh vĩ đại, mở ra những trang mới trong sự phát triển văn minh nhân loại. Câu chuyện sau đây của IU. Ô-ga-nhe-si-an, Viện sỹ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga, Nhóm trưởng một nhóm các nhà nghiên cứu vật lý hạt nhân Nga, kể về lịch sử của một trong những phát minh đó của các nhà vật lý làm việc tại Viện nghiên cứu hạt nhân liên hợp Đúp-na.
*****
Tại một khu vực ngoại ô thủ đô Mat-cơ-va cảnh vật đẹp như tranh vẽ của nước Nga có hai thành phố khoa học nổi tiếng trên toàn thế giới. Một là thành phố mang tên nhà khoa học vũ trụ vĩ đại người Nga Côrôlốp, người đã có vai trò quyết định trong thiết kế chế tạo các con tàu vũ trụ đầu tiên của nhân loại. Thành phố thứ hai là Đúp-na, tại đây có một trung tâm khoa học độc nhất vô nhị trên thế giới - Viện nghiên cứu hạt nhân liên hợp, trong đó tụ họp các nhà khoa học kiệt xuất từ 18 nước trên thế giới đến làm việc. Được biết, dưới thời chính quyền xô viết, các nhà khoa học ở đây được sống theo "chế độ cộng sản", nghĩa là "cần cái gì thì có cái ấy". Có thể nói không chút phóng đại rằng Đúp-na là thành phố của các phát minh khoa học.
Theo nhận xét của Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga Vla-đi-mia Ca-đư-sep-xki, Giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân liên hợp, thì Đúpna là một thành phố duy nhất ở Nga mà tên gọi đã được dùng để đặt tên cho một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ep. Tháng 8 năm 1987, tại một phiên họp toàn thể của Hiệp hội quốc tế các nhà hóa học tinh vi và hoá học ứng dụng đã thông qua quyết định đặt tên Đúp-na cho nguyên tố hoá học có số thứ tự nguyên tử số 105 trong hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ep. Từ đó, nguyên tố số 105 có tên "Đupnhi", khẳng định đóng góp của Viện nghiên cứu hạt nhân liên hợp trong việc phát minh ra nguyên tố này và những đóng góp khác trong việc tổng hợp các nguyên tố hoá học siêu nặng về sau này mà bài viết sẽ chia sẻ thông tin cùng bạn đọc.
Viện nghiên cứu hạt nhân liên hợp ở Đúp-na có một sức sống phi thường. Bằng mọi giá, chúng tôi vẫn duy trì các công trình nghiên cứu khoa học ở đây luôn ở trình độ cao nhất của thế giới. Chúng tôi vẫn tham gia vào các dự án và các thí nghiệm quy mô lớn bên ngoài phạm vi Đúp-na, duy trì các mối quan hệ mới với các đối tác truyền thống và thu hút các nhà nghiên cứu mới đến làm việc tại đây. Chính vì thế mà Viện chúng tôi vẫn tồn tại và phát triển. Trong 10 năm gần đây, hàng năm, ở Đúp-na tiến hành 60 hội nghị và hội thảo khoa học khác nhau, trong đó có các hội thảo quốc tế. Nếu muốn khoa học phát triển ở tầm cỡ thế giới thì cần phải tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài, trước hết từ các nước kinh tế phát triển. Bằng cách đó, ở Đúp-na đang thực hiện các đề án mà nếu chỉ mỗi mình chúng tôi tự làm thì không đủ tiền của.
Như mọi người đều biết, một trong những phát minh rực rỡ nhất của nền khoa học Nga là Định luật tuần hoàn và Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học mang tên Men-đê-lê-ep. Hiện nay, hệ thống tuần hoàn đang trải qua một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, có thể nói là sự hồi sinh lần thứ hai. Chúng tôi đang đạt được những kết quả cực kỳ lớn lao và đã được toàn thể cộng đồng khoa học thế giới công nhận. Trong thời đại hiện nay, thật không đơn giản một chút nào nếu muốn thu được một kết quả phi thường, hơn nữa lại là một kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Là một người tham gia nghiên cứu chế tạo máy gia tốc hạt, tôi biết rằng phải bỏ ra khối lượng tiền của khổng lồ và phải vượt qua biết bao khó khăn phức tạp mới có thể đạt được kết quả. Vì lẽ đó, các nhà khoa học Đúp-na thật đáng được trân trọng. Các phát minh của họ không chỉ là những thành tựu vĩ đại mà còn mở cửa vào tương lai và chúng ta đang là những người chứng kiến những thành tựu kiệt xuất trong lĩnh vực này. Hiện nay, tại phòng thí nghiệm của chúng tôi đang diễn ra cuộc săn lùng nguyên tố hoá học số 118 ở giai đoạn quyết định nhất. Các nhà khoa học rất bận rộn. Họ chỉ trở về nhà vào lúc gần nửa đêm và sáng tinh mơ đã có mặt tại phòng làm việc.
Có thể nói, lịch sử cuộc săn lùng này gắn bó máu thịt với số phận và cuộc đời tôi. Mọi việc bắt đầu từ chuyện học tập tại trường Đại học Vật lý kỹ thuật Mat-xcơ-va. Tôi sinh ra ở thành phố Rô-xtốp bên bờ sông Đông - một con sông đẹp và thơ mộng được mệnh danh là "Con sông êm đềm" của nước Nga, và sau đó lớn lên ở Ac-mê-nia- một nước cộng hoà trong Liên bang Xô-viết trước đây.
Theo truyền thống gia đình, tôi mơ ước trở thành kiến trúc sư. Nhưng bạn bè của tôi học cùng trường phổ thông hồi đó muốn tôi trở thành nhà vật lý. Cái "mốt" thời đó là các nhà vật lý đang được trân trọng và đánh giá cao. Bạn bè của tôi rủ nhau đến học ở Mat-xcơ-va và tôi cùng đi với họ để thử sức mình. Tôi được tặng thưởng Huân chương vàng do kết quả thi tối đa hai môn vật lý và toán học vào trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mat-xcơ-va,Viện vật lý kỹ thuật và Viện nghiên cứu vật lý Mat-xcơ-va. Cũng trong thời gian đó, bắt đầu có các kỳ thi tuyển vào trường Đại học kiến trúc Mat-xcơ-va. Tôi cũng nộp bức vẽ và đơn của mình, rồi đến Viện nghiên vật lý kỹ thuật Mat-xcơ-va lấy lại hồ sơ nhưng ở đó họ cho tôi biết đã quá muộn, hồ sơ của tôi đã nằm ở Uỷ ban an ninh quốc gia để thẩm tra trong vòng 2-3 tháng. Không biết làm gì hơn, tôi buộc phải bắt đầu học tập ở Viện vật lý kỹ thuật Mat-xcơ-va. Nhưng số phận của tôi chưa được định đoạt ở đó. Tôi vẫn mơ tưởng về ngành kiến trúc. Đôi khi tôi đến làm việc cho vui ở một người bạn của tôi là kiến trúc sư, giúp anh ta hoàn thành nốt nội dung các đề án và bản vẽ chi tiết. Đó là những công việc vụn vặt nhàm chán mà ngay cả các kiến trúc sư cũng không thích làm.
Thế rồi bỗng nhiên anh bạn kiến trúc sư đề nghị tôi tham gia vào cuộc thi thiết kế một tượng đài kỷ niệm nhân dịp sát nhập nước Cộng hoà U-crai-na vào với nước Nga. Đây là một cuộc thi rất nghiêm túc và tất cả các dự án đều phải được giữ bí mật trong khi chấm. Tôi rất ngạc nhiên là bản thiết kế của chúng tôi đã vượt qua tất cả các vòng đầu và được lọt vào vòng chung kết. Lúc đó chúng tôi lại bàn về chuyện học hành ở trường Đại học kiến trúc. Ông hiệu trưởng trường này sẵn sàng nhận tôi vào học thẳng từ năm thứ 2. Như vậy, chúng tôi đang đứng trước ngưỡng cửa của những chiến công vinh quang trong lĩnh vực kiến trúc.
Nhưng mọi việc lại không suôn sẻ như vậy. Người ta quyết định không xây dựng tượng đài kỷ niệm nữa và mọi kế hoạch thế là đổ vỡ. Tôi trở lại học ở Viện vật lý kỹ thuật Mat-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được phân công công tác ở Đúp-na, nhưng tôi đã phải từ chối vì vợ. Cô ấy vừa tốt nghiệp nhạc viện, nhưng thời đó thì làm gì có cơ sở âm nhạc nào ở Đúp-na để cô ấy làm việc. Thế là tôi được bổ nhiệm công tác ở Viện nghiên cứu mang tên Cuôc-cha-tốp, người được coi là "cha đẻ bom nguyên tử" của Liên Xô trước đây. Lúc đầu tôi đến gặp giáo sư But-ke. Ông ra cho tôi một đề thi về vật lý và bảo tôi phải giải xong trong một tiếng rưỡi. Tôi đã hoàn thành bài thi và ông hài lòng nhận tôi vào làm việc, nhưng hồi đó ở chỗ ông chưa có "ghế trống". Thế là tôi lại được chuyển đến gặp một trưởng phòng thí nghiệm khác. Đó là nhà vật lý kiệt xuất G. Phơ-le-rốp. Khác với giáo sư But-ke, ông không hỏi tôi bất kỳ một câu nào liên quan đến vật lý, nhưng lại quan tâm đến những chuyện như sở thích thể thao và các nỗi đam mê khác của tôi. Hồi đó tôi rất thích chơi bóng rổ, bóng chuyền và đi xem các phòng triển lãm nghệ thuật. Ông còn hỏi tôi về hoàn cảnh gia đình và ông nói nếu tôi làm việc ở chỗ ông thì sẽ không tránh khỏi phải làm việc ở Đúp-na, vì phòng thí nghiệm của ông sắp chuyển tới đó. Tuy nhiên ông cho biết, vào bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể ra đi và ở lại Mat-xcơ-va.
Câu chuyện giữa tôi và G. Phơ-le-rốp diễn ra giản dị và thân thiện. Đó là năm 1956, trong Viện đã xây dựng xong máy gia tốc hạt mà tôi sẽ phải làm việc trên đó. Vào thời điểm này ở Nga có hai sự kiện gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Sự kiện thứ nhất là việc bắt đầu xây dựng kênh đào Mat-xcơ-va -Vôn-ga. Sự kiện thứ hai là xây dựng xong máy gia tốc hạt đầu tiên. Việc xây dựng kênh đào Mat-xcơ-va là một sự kiện có tầm cỡ quốc tế. Như mọi người đều biết, đã có một kiệt tác ôpêra "Aida" do nhạc sỹ thiên tài Giô-gie-pe Véc-đi sáng tác nhân dịp kỷ niệm khánh thành kênh đào Xuy-ê. Còn khi đón chào kênh đào Mat-xcơ-va-Vôn-ga cũng đã có bài thơ "Hai con chim đại bàng" nói về hai lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Xô-viết. Đó là Lê-nin và Xta-lin. Tượng đài của hai người được xây dựng ở đầu nguồn của con kênh vĩ đại này. ở trường phổ thông Xô-viết trước đây, tất cả các học sinh đều biết thuộc lòng bài thơ này. Trong khi đó thì việc khánh thành máy gia tốc hạt lại được tiến hành trong một bức màn bí mật.
Trở lại với thời đoạn tôi đến phòng thí nghiệm vật lý của G. Phơ-le-rốp. Chúng ta đều biết rằng không phải ngẫu nhiên G. Phơ-le-rốp quay trở lại với khoa học vật lý. Trong thời gian chiến tranh giữ nước vĩ đại, trung uý G. Phơ-le-rốp đã từng viết một bức thư gửi Xta-lin đề nghị Bộ Tổng chỉ huy tối cao xúc tiến nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. Sau đó, chính G. Phơ-le-rốp đã từng tham gia vào quá trình thiết kế chế tạo bom nguyên tử. Thế mà bỗng nhiên ông lại chuyển sang đam mê về vật lý. Thật ra điều đó không có gì đang ngạc nhiên. Có một số người ở Liên Xô cho rằng các nhà vật lý của chúng ta sau khi thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và vũ khí nhiệt hạch đã bị cái gọi là "hội chứng nguyên tử". Họ tỏ ra hối hận. Nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Ngay sau chiến tranh, các nhà khoa học Xô-viết phải giải quyết một nhiệm vụ vô cùng phức tạp là chế tạo thành công vũ khí nguyên tử để đối phó với Mỹ trong cuộc "chiến tranh lạnh". Chúng ta không nên quên rằng, ở Liên Xô vũ khí nguyên tử đã được nghiên cứu ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Tôi đã từng học ở trong trường đại học với những người bạn lớn hơn tôi 5 tuổi. Họ là những chiến sĩ vừa từ mặt trận trở về. Họ hiểu hơn ai hết rằng để tránh chiến tranh thì đất nước Xô-viết phải mạnh. Nhà nước Xô-viết đã đầu tư một khối lượng tiền của và nhân tài vô cùng lớn vào công cuộc chế tạo vũ khí hạt nhân. Tôi không được biết các con số chính thức nhưng theo những thông tin tôi có được, trong hai năm, Nhà nước Xô-viết đã phải huy động toàn bộ tiền của dự trữ trong ngân khố quốc gia để chế tạo "lá chắn nguyên tử". Có thể nói, toàn bộ đất nước Xô-viết đã ký tên vào dự án vĩ đại này.
Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, các nhà khoa học lại quay trở về với các công trình nghiên cứu khoa học thuần tuý, trong đó có G. Phơ-le-rốp. Lúc này chúng tôi nghiên cứu về các iôn nặng. Vì sao phải nghiên cứu chúng? Tôi thấy G. Phơ-le-rốp có một nhãn quan đặc biệt nhạy cảm, tinh tế và xuyên suốt thời đại. Tôi đã nhiều lần được mắt thấy tai nghe, đôi khi G. Phơ-le-rốp không cần đi sâu vào bản chất của vấn đề nhưng ông vẫn định hướng công việc phát triển hết sức chính xác. Ban đầu chúng tôi nghiên cứu tìm kiếm, tổng hợp các nguyên tố mới, gọi là siêu urani, mà có thể sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với nguyên tố urani trong các vụ nổ hạt nhân vừa tiến hành thành công cuối những năm 1940. Nguyên tố siêu urani đầu tiên là plutoni. Chúng tôi tạo ra plutoni trong các lò phản ứng hạt nhân. Cần phải nói thêm rằng G. Phơ-le-rốp là một chuyên gia bậc thầy trong việc thiết kế chế tạo lò phản ứng. Ông đã có nhiều đóng góp kiệt xuất trong việc giải quyết vấn đề này.
Chúng ta hãy quay trở lại với các nguyên tố siêu urani. Xét về mặt khoa học, thì nguyên tố phóng xạ càng nặng, khối lượng tới hạn để xẩy ra phản ứng nổ nguyên tử càng nhỏ. Tôi nhớ lại, chính vì lý do này đã có người cho rằng có thể tạo ra bom nguyên tử có kích thước nhỏ bằng đầu kim! Quả thật như vậy. Các viên đạn urani đã được các nhà khoa học viễn tưởng đề cập đến, thậm chí ở Mỹ đã có hai bộ phim về chủ đề này. Thật ra, lần theo các bậc thang nguyên tố hoá học, chúng ta có thể đi đến vô cùng. Các nhà khoa học vật lý đã phát minh ra hết nguyên tố này đến nguyên tố khác trong các lò phản ứng, nhưng sau đó họ nhận thấy sau nguyên tố thứ 100 thì không thể đi theo hướng đó. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra điều này và họ đi trước chúng ta. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, nhà vật lý E. Phec-mi lần đầu tiên đã làm thí nghiệm đưa nguyên tố urani vào vùng phóng xạ của lò phản ứng để thu được các nguyên tố siêu urani. Bằng cách đó, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra các nguyên tố có số thứ tự từ số 92 đến số 100 trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Họ bắt đầu xây dựng các lò phản ứng lớn trước Liên Xô.
Việc tổng hợp các nguyên tố mới sau số thứ tự 100 bỗng nhiên bị vấp phải khó khăn không thể vượt qua được. Thế là các nhà hoá học và vật lý Mỹ quyết định chế tạo các nguyên tố mới trong các vụ nổ hạt nhân. Lý do là trong vụ nổ đó có dòng các hạt nơtơron cực mạnh, tương đương với dòng nơtơron thu được trong lò phản ứng hoạt động suốt 25 năm liền! Đó chính là "các thí nghiệm vật lý" mà chúng ta thường nghe nói đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nội dung của chúng được giữ bí mật tuyệt đối cả ở Mỹ và Liên Xô. Tôi chưa được biết có bao nhiêu vụ nổ ở Liên Xô, nhưng người Mỹ công bố họ đã tiến hành 5 vụ nổ hạt nhân để tổng hợp một nguyên tố mới, nhưng hy vọng đó của các nhà khoa học Mỹ đã thất bại.
Thế là, hai nhà vật lý hàng đầu của Nga G. Phơ-le-rốp và E. Cuốc-cha-tốp cùng nhau thảo luận về vấn đề này để nghĩ cách giải quyết. Từ đó đã nảy sinh ra một ý tưởng sáng tạo độc đáo mà cho đến hôm nay vẫn là cơ sở khoa học cho các công trình nghiên cứu có tầm cỡ thế kỷ của chúng ta. Bản chất của ý tưởng này có thể diễn giải đơn giản như sau. Trong lò phản ứng nguyên tử, hạt nhân urani "bắt cóc" các nơtơron, lần lượt từ nơtơron này đến nơtơron khác. Bằng cách đó, chúng biến thành các hạt nhân nặng hơn và cuối cùng tạo ra nguyên tố mới. Tuy nhiên, sau nguyên tố số 100 thì quá trình " bắt cóc" đó không còn tác dụng. Nếu nguyên tố đó được sinh ra thì nó cũng chỉ tồn tại trong một thời gian quá ngắn ngủi và không kịp "bắt cóc" các nơtơron tiếp theo. Đó là nguyên nhân thất bại của các nhà khoa học Mỹ. Vì thế, ý tưởng khoa học mới của G. Phơ-le-rốp và E. Cuốc-cha-tốp là không "vỗ béo" các hạt nhân theo lối "bắt cóc" một cách chậm chạp các nơtơron, mà "chộp" ngay cả một khối lượng rất lớn nơtơron và proton. Nói cách khác là dùng một hạt nhân này bắn vào một hạt nhân khác giống như các viên đạn được bắn ra từ nòng pháo. Không thể làm được điều đó trong các lò phản ứng bởi vì chúng không thể gia tốc hạt nhân đến tốc độ gần bằng 1/10 tốc độ ánh sáng, nghĩa là khoảng 30.000 km/s ! Tốc độ đó chỉ có thể tạo được trong các máy gia tốc hạt. Ngay từ xa xưa, các nhà giả thuật kim đã muốn tạo ra các nguyên tố mới bằng cách gia công cơ và nhiệt. Vì thế, họ đã dùng búa để rèn và tác động bằng phương pháp hoá học. Nhưng họ không biết được khối năng lượng đó lớn tới mức nào. Chỉ đến thế kỷ XX chúng ta mới biết tường tận về quá trình này. Như vậy, chúng ta học cách tạo ra các nguyên tố mới.
Ngày nay, kỹ thuật các máy gia tốc hạt có thể cho chúng ta tăng tốc các hạt vật chất nặng. Lần đầu tiên trên thế giới các thí nghiệm tương tự đã được tiến hành tại Viện năng lượng nguyên tử mang tên Cuốc-cha-tốp. Đó thực sự là phương pháp điều chế các nguyên tố mới theo một nguyên lý hoàn toàn mới. Bạn hãy tưởng tượng xem, cùng một lúc chúng ta bắn phá một khối lượng rất lớn các nơtơron và hạt nhân nguyên tử. Lấy hạt nhân cacbon làm thí dụ. Hạt nhân này có 6 proton và 6 nơtơron. Chúng ta gia tốc hạt nhân cacbon và dùng nó làm "viên đạn" bắn vào hạt nhân urani để kết thành một hạt nhân mới. Lúc đó chuyện gì sẽ xẩy ra ? Chúng tôi đã khám phá ra những điều bí ẩn bên trong quá trình này mà cơ sở khoa học của nó là những quy luật vật lý và khả năng của các máy gia tốc hạt. Đối với nhiều người, cách làm đó là không tưởng. Ngay cả Viện sĩ Lep Ac-xi-mô-vich, vốn là một người có uy tín rất lớn trong vật lý thực nghiệm, cũng đã từng nói với tôi và G. Phơ-le-rốp: "Các bạn định cho hai đoàn tàu đâm nhau để tạo ra một đoàn tàu mới?!". Ông cho rằng chúng tôi chỉ thu được những mảnh vỡ. Hồi đó, viện sĩ Lep Ac-xi-mô-vich đang nghiên cứu những vấn đề tương tự trong việc tổng hợp nhiệt hạch. Về sau, chúng tôi thấy rõ qua thực nghiệm rằng viện sĩ Lep Ac-xi-mô-vich chỉ đúng một phần và chỉ đúng trong trường hợp nếu làm thí nghiệm này một cách thô thiển là cho va chạm trực tiếp. Kết quả sẽ hoàn toàn khác nếu chúng ta cho một hạt nhân này "đổ bộ nhẹ nhàng" vào hạt nhân khác. Vấn đề then chốt là phải vượt qua hàng rào ngăn cản ban đầu của các lực đẩy giữa các hạt nhân và rồi sau đó các lực khác trong hạt nhân mục tiêu sẽ tự "bắt cóc" hạt nhân lạ. Lúc đó, chúng ta sẽ nhận được một hạt nhân mới có khả năng sống sót trong một khoảng thời gian nào đó mà không bị phân rã ngay. Nó cần phải được "làm lạnh" bằng cách bỏ bớt một số nơtơron và lúc đó chúng ta thu được nguyên tố mới bền vững. Đó chính là cách mà hiện nay chúng tôi đang làm. Nói theo thuật ngữ khoa học, thì đó là phản ứng hạt nhân dưới tác động của các iôn nặng, hay nói cách khác ngắn ngọn hơn là "phản ứng hoà nhập". Bằng cách này, chúng tôi đã thu được các nguyên tố hoá học mang số thứ tự số 101, số 102, số 103, số 104, số 105. Chính nguyên tố số 105 này đã được mang tên Đúp-na để công nhận thành tựu tuyệt vời và đóng góp vĩ đại của các nhà vật lý Nga làm việc tại Trung tâm Khoa học quốc tế ở thành phố khoa học này.
Tháng 9/1984, Uỷ ban của Hiệp hội quốc tế các nhà hoá học tinh vi và hoá học đã đưa ra đề nghị xác định ưu tiên trong việc phát minh ra các nguyên tố hoá học mới và quy tắc đặt tên cho các nguyên tố đó. Uỷ ban đã xem xét các đề nghị về tên gọi các nguyên tố mới và thống nhất quyết định vẫn tiếp tục đặt tên gọi các nguyên tố theo tên các nhà khoa học có đóng góp lớn, theo địa danh và tính chất của các nguyên tố. Nhưng không lấy tên các nhà khoa học đang sống đặt tên cho các nguyên tố hoá học mới được phát hiện.

Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh



Cuộc chiến Việt Nam (dùng theo cách nói của người Mỹ, Vietnam war) kéo dài 14 năm trời từ 1961 đến 1975. Trong thời gian đó, ngoài số lượng vũ khí và đạn dược khổng lồ, quân đội Mỹ còn sử dụng đến hóa chất như là một vũ khí chiến tranh trong suốt 10 năm từ 1961 đến 1971. Trước Việt Nam, hóa chất cũng được Mỹ và Anh sử dụng trong Thế chiến thứ hai, và Anh trong cuộc chiến chống du kích quân ở Mã Lai vào thập niên 1950s; nhưng chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh, hóa chất được sử dụng lâu dài như ở Việt Nam.
Trong những câu hỏi liên quan chiến dịch sử dụng hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam mà dư luận thế giới thường đặt ra là có phải đó là một cuộc chiến tranh hóa học, và việc sử dụng độc chất như thế có hợp pháp hay không. Trong đơn kiện các công ti sản xuất và cung cấp hóa chất cho quân đội Mỹ trong thời chiến, trong số 12 tội phạm mà luật sư đại diện cho phía nguyên đơn (Hội nạn nhân độc chất da cam tại Việt Nam) truy tố có một số tội như Tội phạm Chiến tranh (War Crime), Tội phạm chống lại nhân loại (Crimes Against Humanity), và Tra tấn (Torture).
Đây không phải là những viện lý mới, vì ngay trong lúc chiến dịch Ranch Hand xịt hóa chất vào thập niên 1960s đang ở đỉnh cao, giới khoa học và khoa bảng Mỹ đã khẳng định rằng việc sử dụng độc chất một cách có chủ tâm và hậu quả tàn phá môi sinh là một tội phạm chống lại nhân loại (crime against humanity). Lúc đó, nhà toán học lừng danh Bertrand Russell cũng tố cáo thẳng thắn rằng quân đội Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, qua việc sử dụng hóa chất có khả năng gây ra ung thư trong con người. Phản ứng của chính phủ Mỹ lúc đó cũng có thể đoán được: họ cho rằng đó không phải là một cuộc chiến hóa học, và những hóa chất mà họ dùng không nằm trong danh sách vũ khí hóa học. Vậy chúng ta thử xét qua vài sự thật xem phản ứng của chính phủ Mỹ có đúng với thực tế và có lý hay không.
Chiến tranh hóa học?
Báo cáo của Liên hiệp quốc viết năm 1969 định nghĩa các tác nhân chiến tranh hóa học (chemical warfare agents) là “… những hóa chất – dù là khí, chất lỏng hay chất đặc – có thể sử dụng vì ảnh hưởng độc hại của chúng trên con người, thú vật và thực vật.”
Qui ước về Vũ khí hóa học (The Chemical Weapons Convention) định nghĩa vũ khí hóa học không chỉ bao gồm những độc chất nhưng còn kể cả đạn dược và thiết bị sử dụng để phân tán độc chất nữa. Độc chất được định nghĩa bao gồm “ ... bất cứ hóa chất nào có tác hại đến sự sống của con người, và gây ra tử vong, thương tật cho con người và thú vật.”
Dioxins được xem là một trong những độc chất nguy hiểm nhất trong các hóa chất do con người tạo ra và biết đến. Năm 1997, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer) cũng phân loại dioxins là một độc chất có khả năng gây ra ung thư cho con người. Tưởng cần nhắc lại là trước đây, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency, EPA, Mỹ) chỉ phân loại dioxin như là một chất "có thể gây ra ung thư". Nhưng trong một báo cáo khoa học mật được đệ trình lên Quốc hội Mỹ, các nhà nghiên cứu Mỹ đã khẳng định rằng dioxin gây ra nhiều ung thư trong con người, kể cả ung thư máu và ung thư phổi. Họ cũng đề nghị EPA phân loại lại dioxin là độc chất số một, tức độc hại nhất trong các hóa chất.
Đô đốc Elmo Zumwalt từng là một sĩ quan hải quân cấp đại úy trong thời tham chiến tại Việt Nam. Ông có một đứa con trai qua đời năm 1988, mà ông tin rằng nguyên nhân là vì ông từng chịu ảnh hưởng độc chất da cam trong thời chiến. Trong một tài liệu giải mật ông soạn thảo và đệ trình lên Quốc hội Mỹ vào năm 1988, ông có trích dẫn một phát biểu quan trọng của Tiến sĩ James R. Clary thuộc cơ quan nghiên cứu vũ khí hóa học (Chemical Weapons Branch) trực thuộc Airforce Armament Development Laboratory (Florida) cho biết giới quân sự Mỹ đã biết hóa chất mà họ sử dụng trong chiến dịch khai hoang ở Việt Nam có nồng độ độc hại cao hơn nồng độ bình thường. Tiến sĩ Clary viết [tạm dịch]: “Lúc chúng tôi (các nhà khoa học quân đội) khởi xướng chương trình khai hoang vào thập niên 1960s, chúng tôi biết tiềm năng độc hại của chất dioxin chứa trong hóa chất diệt cỏ. Chúng tôi còn biết rằng công thức mà giới quân sự dùng có nồng độ dioxin cao hơn nồng độ mà giới dân sự dùng, vì chi phí rẻ và thời gian sản xuất ngắn. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng trên kẻ thù, không ai trong chúng tôi quan tâm thái quá. Chúng tôi không bao giờ nghĩ là quân đội chúng ta lại bị nhiễm độc chất. Và, nếu chúng tôi nghĩ đến tình huống này, chúng tôi mong muốn chính phủ chúng ta giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm độc chất.”
Cho đến nay, qua hàng trăm nghiên cứu khoa học và lâm sàng, người ta có thể kết luận rằng dioxin, một thành phần hóa học độc hại nhất của chất màu da cam, là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư, ban clor, bệnh tiểu đường, một số dị tật bẩm sinh như chứng nứt đốt sống, và có tác hại đến hệ thống nội tiết và hệ thống miễn dịch.
Do đó, chiến dịch dùng hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam có thể xem là một cuộc chiến tranh hóa học, bởi vì dioxin hay độc chất da cam là những hóa chất có khả năng gây tác hại đến con người và môi trường. Tháng Tư năm 2002, một cuộc hội thảo khoa học tại Đại học Yale, qui tụ nhiều nhà khoa học môi trường hàng đầu trên thế giới, họ xem xét và đánh giá những bằng chứng nghiên cứu khoa học mới nhất, và đi đến kết luận rằng Mỹ đã tiến hành một “cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại.”
Chiến dịch phi pháp?
Câu hỏi chiến dịch dùng độc chất trong chiến tranh có phải là phi pháp hay không có thể trả lời bằng những sự thật sau đây. Qui ước Hague (còn gọi là Hague Convention) năm 1907 cấm dùng “độc chất và vũ khí tẩm độc chất” trong các cuộc xung đột quân sự.
Nghị định Geneva năm 1925 đặt ngoài vòng pháp luật việc sử dụng bất cứ chất lỏng, vật liệu, hay công cụ nào chứa độc chất trong chiến tranh. Do đó, dựa vào nguyên lý của hai qui ước quốc tế này, hành động đầu độc cây cỏ, tiêu hủy mùa màng và hủy hoại môi sinh có thể xem là vi phạm công pháp quốc tế.
Nhưng lập trường của Mỹ, trước cũng như sau cuộc chiến Việt Nam, là Nghị định Geneva không áp dụng cho chất độc màu da cam, vì họ cho rằng độc chất da cam chỉ là “thuốc diệt cỏ”. Tuy nhiên, năm 1969, Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhóm họp và ra nghị quyết khẳng định rằng Nghị định Geneva năm 1925 áp dụng cho tất cả các loại vũ khí, kể cả vũ khí hóa học và độc chất màu da cam. Vì thế, có thể nói chiến dịch dùng dioxin trong chiến tranh là một vi phạm công pháp quốc tế. Có lẽ nhận thức được sự nghiêm trọng này, năm 1975 Tổng thống Gerald Ford kí sắc lệnh sô 11850 rằng Mỹ sẽ không là quốc gia đầu tiên dùng thuốc diệt cỏ trong chiến tranh.
Có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lýt hóa chất xuống đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là độc chất màu da cam, 27% là hóa chất màu trắng, 8,7% hóa chất màu xanh, và 0,6% hóa chất màu tím. Tất cả các hóa chất này đều có chứa dioxin, một độc chất nguy hiểm nhất mà con người biết đến. Tổng số lượng dioxin được xịt xuống Việt Nam khoảng 370 kílô. (Tưởng cần nói thêm là ở Ý, chỉ 20 kílô dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm trời). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2.63 triệu ha. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
Trách nhiệm?
Cho đến nay, có thể nói rằng vấn đề dioxin vẫn còn là một “di sản” lớn nhất sau cuộc chiến Việt Nam. Ấy thế mà mỗi khi Chính phủ Mỹ được yêu cầu nên có trách nhiệm trước tình trạng nhiễm dioxin ở Việt Nam, họ lại thoái thác bằng cách đòi hỏi bằng chứng. Thái độ đòi bằng chứng này thật khó hiểu, bởi vì trong thực tế Chính phủ Mỹ tuyên bố đồng ý bồi thường cho các cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam nếu họ bị ảnh hưởng dioxin. Bằng chứng về mối liên hệ giữa bệnh tật và dioxin được đúc kết từ nhiều nghiên cứu trên cựu quân nhân Mỹ và từ những người không dính dáng gì đến cuộc chiến Việt Nam. Nếu Mỹ chấp nhận những bằng chứng gián tiếp nhưng có cơ sở khoa học như thế thì hà cớ gì họ lại yêu cầu bằng chứng từ phía Việt Nam?
Tính đến nay, chất màu da cam và dioxin do Mỹ rải xuống Việt Nam đã qua một thời gian gần 40 năm. Sau hơn 10 năm, lượng dioxin còn tồn tại trong con người trên dưới 50%. Kết quả nghiên cứu trong giới cựu quân nhân Mỹ và ở Ý cho thấy người bị nhiễm dioxin chết sớm. Do đó, có thể nói rằng đã có nhiều nạn nhân người Việt chết trong thời gian dài đó có ít nhiều liên quan hay chịu ảnh hưởng chất màu da cam. Nói một cách khác, nhiều “đối tượng lý tưởng” nhất, hay nạn nhân trực tiếp của dioxin và chất độc màu da cam khả tín nhất không còn nữa. Những nạn nhân hay đối tượng còn sống ngày nay có thể chỉ là nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai.
Người Mỹ không nên phủi tay hay đòi hỏi “bằng chứng”, bởi vì như đề cập trên, có bằng chứng cho thấy trước khi xịt chất màu da cam xuống Việt Nam, họ đã biết được chất này là độc hại, nhưng vì lúc đó họ coi người Việt là kẻ thù nên họ không quan tâm gì đến mạng sống của người Việt. Đúng như Tiến sĩ Dwernynchuk (công ty Hartfield Consultants của Canada) nói rất rõ ràng rằng không cần phải có thêm nghiên cứu; vấn đề cần thiết trước mắt là xoa dịu và bảo vệ nạn nhân độc chất da cam.
Trong khoảng 10 năm qua, Chính phủ Mỹ tiêu ra hơn 350 triệu Mỹ kim để đi tìm những hài cốt lính Mỹ đã mất tích trong thời chiến ở Việt Nam. Còn nạn nhân độc chất da cam thì họ không màng đến, thậm chí còn tìm cách cố chối tránh vấn đề. Thực là một nghịch lý: Trong khi Chính phủ Mỹ tiêu tiền như nước để đi tìm những bóng ma, nhưng lại muốn sao lãng nạn nhân đang sống ngay trước mắt họ.
Công lý là bản chất của sự tồn tại của con người. Ngay cả những tên phạm tội ác chiến tranh kinh tởm nhất cũng là những người tin vào công lý khi họ đứng trước pháp đình biện minh cho việc làm của họ. Đồng bào Việt Nam đang chờ công lý từ phía những người tạo ra thảm nạn độc chất da cam trong cuộc chiến.




Nguyễn Văn Tuấn (http://www.ykhoanet.com/)

Điều kiện đổi mới phương pháp dạy học


Ba thành tố cơ bản của giáo dục là mục tiêu, nội dung và phương pháp có thể được mở rộng bao gồm cả phương tiện, tổ chức và đánh giá ; nhất là khi điều kiện giáo dục đang trên đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Sự liên kết các thành tố ấy chính là những điều kiện để thành tố phương pháp đổi mới. (12)
Trong thực tế giảng dạy, muốn đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu giáo dục được đổi mới, nội dung giáo dục đổi mới, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và phương thức đánh giá giáo dục phải đáp ứng yêu cầu đổi mới.
1/- Về mục tiêu đào tạo, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta đã được thể chế hóa qua Điều lệ nhà trường. Mục tiêu chiến lược con người đã được khẳng định, không phải là con người khoa bảng từ chương mà là con người toàn diện, năng động.
2/- Về nội dung giáo dục, dù chưa thể hiện được yêu cầu đổi mới triệt để, nhưng với việc xây dựng bộ sách giáo khoa mới từ lớp Một đến lớp 12 xuyên suốt theo hướng mở, giảm lý thuyết, tăng thực hành là một sự đổi mới cần thiết cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
3/- Về phương tiện dạy học, phương tiện bao gồm cả môi trường dạy học và thiết bị dạy học. Môi trường giáo dục bao gồm từ gia đình đến xã hội và trường học ; thiết bị dạy học bao gồm thiết bị nghe nhìn minh họa đến các thiết bị thực hành cho học sinh.
4/- Tổ chức giáo dục là hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường bao gồm sĩ số lớp học, hình thức học tập nửa ngày hay cả ngày, quản lý mở hay khép kín, có ngoại khóa hay chỉ có chính khóa, kế hoạch giáo dục phân bổ giữa lý thuyết và thực hành …
5/- Đánh giá giáo dục, bao gồm phương thức thi cử đánh giá học sinh và đánh giá giáo viên. Tùy theo tiêu chí chuẩn mực và hình thức đánh giá mà quyết định hình thức dạy học hay nói đúng hơn là quyết định phương pháp dạy học.
Và điều kiện quan trọng hơn cả là chủ thể dạy học, người giáo viên sẽ quyết định phương pháp dạy học. Để thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải giỏi chuyên môn và rành nghiệp vụ :
- Về chuyên môn, giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kỹ năng cần truyền đạt đến học sinh để thiết kế, dẫn dắt học sinh. Sự dẫn đắt ấy chắc chắn phải đi từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ nông đến sâu đúng qui luật của nhận thức.
- Về nghiệp vụ, giáo viên phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn từng học sinh trong lớp học tập, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự học thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học.

"Miệng nói, tay làm, giúp các chú là tốt hơn..."


Cưa cây phải để hở mạch

Đầu năm 1953, ông Cải cùng nhiều thanh niên quê Thanh Hóa được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – bí danh của Chủ tịch Phủ – Thủ tướng phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang.
Cuối năm đó, một đêm cả vùng bị cơn lốc mạnh làm đổ nhiều cây chắn ngang đường. Đội được lệnh phân làm nhiều tổ đi giải tỏa các con đường mòn khi trời sáng.
Tổ ông Cải có 6 người: Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tước, Phạm Văn Chi và Nguyễn Văn Sách. Anh em chia từng cặp, đang chăm chú cưa từng đoạn cây thì bỗng thấy Bác đi ngựa cùng bốn người nữa đi tới.
Anh em vội đứng lên chào Bác, luống cuống quên cả việc đang làm. Bác xuống ngựa, rồi tiến tới chỗ mọi người đang bối rối. Bác bảo: "Các chú chào Bác xong lại tiếp tục công việc, khẩn trương lên chứ, sao còn đứng đấy".
Bấy giờ ai nấy mới vội chạy về vị trí đang làm, cầm cưa. Nhưng luống cuống cưa mắc kẹt, kéo đẩy đều không được. Bác bảo cặp cưa Cải – Quang: "Các chú phải một chân giữ cây, một chân đè lên thân cây hai bên cho nó hở mạch thì cưa mới nhanh được:.
Bác nhìn sang cặp Tước – Chi, lưỡi cưa cũng đang mắc kẹt giữa thân cây dài vắt qua đường. Người nói vui, thân mật: "Mấy chú này chắc chưa quen cầm cưa. Cây này dài, đè chân lên mạch càng ngậm chặt, các chú phải kê đỡ dưới mạch hoặc một người nâng mạch cưa lên".
Một người đi cùng Bác cũng đứng hướng dẫn thêm. Anh vừa nói, vừa chỉ tay ra hiệu. Bác đến bên vỗ vai: "Chú nói đúng. Nhưng miệng nói tay làm giúp các chú cho nhanh, càng đúng hơn".
Mọi người cùng cười vui vẻ và Bác cũng giúp một tay dọn dẹp rất nhanh một lối đi nhỏ.


May mà Bác ra sớm


Tác phong làm việc của Bác Hồ rất sâu sát và đặc biệt, giao việc cho ai, dù tin vẫn phải kiểm tra.
Lần ấy, hè năm 1957, Bác tiếp Đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn. Ông Trần Quý Kiên – Phó Văn phòng được Chánh văn phòng Phan Mỹ giao nhiệm vụ trực tiếp bày bàn ghế để Chủ tịch nước tiếp khách.
Ông Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp ghế hai bên. Trước 8 giờ 15 phút, Bác ra xem liền hỏi: - Chú Mỹ, chú Kiên đâu? Anh em nhớn nhác nhìn nhau, vội tìm hai ông. Bác chỉ dãy bàn vội hỏi:
- Các chú quên rồi sao? Hôm nay Bác tiếp khách hoa quả. Bày chữ T thế này khách đến họ lại tưởng ăn tiệc mặn…
Nói rồi, Bác tự tay ra hiệu mọi người xúm vào kê lại bàn ghế hình chữ U để khách ngồi quanh. Vừa bày lại xong, nhìn ra cổng Phủ Chủ tịch, đoàn xe khách từ từ tiến vào sân.


Tinh thần thế là tốt


Năm 1962, trên khắp miền Bắc, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh. Đâu đâu cũng nêu cao khẩu hiệu tất cả để phục vụ nông nghiệp.
Chi đoàn Thanh niên cơ quan đề xuất, được Chánh Văn phòng Phan Mỹ ủng hộ, anh em xây một lò đúc lưỡi cày 51 ở phía sau đình Hội đồng (nay là phòng họp lớn của Chính phủ).
Hôm khai lò, anh em không ngờ Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem. Bác hỏi đoàn viên đứng lò Nguyễn Văn Nuôi: "Các chú đúc được bao nhiều lưỡi cày rồi?"
- Dạ thưa Bác, chúng cháu mới đúc thử 10 chiếc ạ!
Bác lại hỏi: Thế các chú đúc ra định đem bán hay làm gì?
Cả Bác cháu cùng cười ồ lên. Anh em chưa ai nghĩ ra nên trả lời Bác như thế nào thì Chánh Văn phòng Phan Mỹ đỡ lời: "Thưa Bác, chi đoàn báo cáo là lưỡi cày đúc được sẽ đem tặng các hợp tác xã làm ăn giỏi ạ".
Bác khen: Làm được cày 51 là “Tất cả cho nông nghiệp". Tinh thần của việc làm như thế là tốt…


Theo Trịnh Tố Long - Tiền Phong

Nhớ người cha thân yêu


Sau chiến dịch Điện Phủ toàn thắng ngày 7 tháng 5 năm 1945, tôi và một số đồng chí thuộc E98 – F316 được cấp trên cho đi làm nhiệm vụ “đặc biệt”. Ai cũng hồi hộp. Đến khi cấp trên tuyên bố: “Các đồng chí được vinh dự lớn, bổ sung làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung Ương và Bác Hồ” thì lòng tôi vỡ òa sung sướng...
Tiếp quản Thủ đô ngày 10 tháng 10 năm 1954, ngày 11-10-1954 anh em chúng tôi trong trang phục gọn gàng, súng đạn sẵn sàng tiến quân vào Hà Nội nhận nhiệm vụ cao quí mới. Những ngày đầu, cơ quan Trung ương đóng tại nhà thương Đồn Thủy (nay là Quân y viện 108), về sau chuyển về khu Ba Đình.
Năm đó Bác rất khỏe và đi đứng nhanh nhẹn, ánh mắt Bác thật ấm áp trìu mến. Thường ngày Bác hay mặc bộ bà ba màu nâu và đi dép cao su. Lúc rảnh rỗi, Bác tập trung anh em cảnh vệ lại, bằng giọng nói rõ ràng và ấm áp, Bác chỉ bảo cho chúng tôi biết phong tục tập quán riêng của đồng bào Hà Nội, cách đi đứng và những việc thông thường rất cần thiết như vào nhà tắm, nhà vệ sinh, uốn nắn chúng tôi từng lời ăn tiếng nói…
Với tấm lòng yêu mến lãnh tụ, nhân dân trong nước và kiều bào nước ngoài thường hay tặng Bác những món quà đặc biệt quí hiếm. Một lần, có người dân chài lặn lội từ miền biển lên, biếu Bác mấy cân bong bóng cá. Bác giao cho đồng chí Cẩn mang đến tặng đơn vị chúng tôi. Bác còn cẩn thận nhờ đồng chí Cẩn, là người lo cơm nước cho Bác chế biến để anh em chúng tôi được thưởng thức đặc sản.
Một lần khác, có tiền nhuận bút từ Liên Xô (cũ) gởi về, Bác đem đến tặng đại đội chúng tôi trước lễ Quốc Khánh 2-9 khoảng hai, ba tháng. Bác dặn: “Nhiều no ít đủ, Bác không có nhiều tiền cho các chú. Số tiền này, các chú mua con giống tăng gia thêm để đến ngày Quốc Khánh các chú có đủ thịt, cá, rau mà liên hoan cùng nhau”.
Ngày lễ lớn những năm đầu tiếp quản Thủ đô, nhân dân Hà Nội và các cơ quan đoàn thể tham dự mit tinh thả bồ câu trắng tung bay rợp trời, tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Hàng đàn bồ câu trắng ở lại quanh lễ đài, quanh nhà khách Chủ tịch và quanh nhà Bác ở. Đất lành chim đậu, Bác rất vui. Những lúc rảnh rỗi, Bác thường cho bồ câu ăn. Vậy mà có một vài đồng chí bộ đội vô ý thức bắt bồ câu làm thịt. Bác không vui, phê bình thật nhẹ nhàng, thấm thía: “Nhân dân thả bồ câu để cầu nguyện hòa bình, sao các chú nỡ giết thịt?”.
Nhớ một ngày hè, Bác dạo quanh vườn bắt gặp tổ 3 người chúng tôi là anh Hạnh, anh Thái và tôi đang trèo cây hái nhãn. Sợ quá, tưởng Bác sẽ quở trách, ai ngờ Bác vui vẻ dặn dò: “Hái nhãn ăn cũng được nhưng phải hết sức cẩn thận, kẻo ngã thì khốn”.
Những việc làm của Bác, những lời của Bác dạy bảo chúng tôi chỉ là những chuyện thông thường, rất giản dị nhưng đã làm chúng tôi nhớ mãi như những điều thiêng liêng, bởi những điều đó xuất phát từ tình thương bao la của Bác, thắm đượm tình cảm của Bác – như tình cảm một người cha dành cho những đứa con thân yêu của mình.
Những lần đại tiệc, tiếp khách nước ngoài, Bác đều dặn dò bộ phân giao tế nhớ để phần cho bộ đội bảo vệ. Những hôm có đoàn ca kịch hoặc chiếu phim, ngoài những người đang làm nhiệm vụ còn tất cả chúng tôi đều được quây quần quanh Bác cùng xem. Một lần đoàn kinh kịch của Trung Quốc biểu diễn tích xưa có vai các tướng đấu kiếm với nhau, buổi biểu diễn kết thúc, các đại sứ nước ngoài đua nhau tặng hoa cho vị tướng đóng vai thắng trận. Riêng Bác, Bác tặng hoa cho viên tướng đóng vai thua trận. Bác cười vui: “Ăn cho đều, kêu cho khắp, phải động viên họ để lần sau đánh thắng chứ”.
Có lần đoàn tuồng Ái Liên biểu diễn phục vụ cơ quan Chính phủ vở Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, diễn viên trình diễn xuất sắc làm rung động lòng người, khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Xong buổi diễn Bác có vẻ không được vui, Người bước lên sân khấu và đọc mấy vần thơ:
“Lương Sơn Bá – Chúc Anh ĐàiChữ tình nên trọng, chữ tài nên thươngLão già dở dở ương ương.Làm đôi anh chị dở duyên không thànhĐánh cho phong kiến tan tành,Cho trăm ngàn Sơn Bá – Anh Đài thành đôi”
Bác dạy chúng tôi những bài học thật tế nhị, trong lúc chờ phim, chúng tôi quây quần bên Bác vui văn nghệ, một cô gái xung phong hát bằng tiếng nước ngoài, Bác đề nghị: “Người mình nên hát tiếng mình thì Bác và các chú ở đây mới hiểu, mới hay chứ”. Lại một đồng chí bộ đội xung phong: “Tôi ra đây hát mừng Cụ Hồ sống lâu muôn tuổi”, Bác bảo: “Chú hát bài khác, bài này cũ lắm rồi!”.
Có một đêm chiếu phim ở Liên Xô (cũ) không có người thuyết minh chính, một cán bộ học ở Nga về có lẽ chưa quen nên dịch nghe không được rõ. Bác cười bảo để Bác thuyết minh cho. Chúng tôi lắng nghe từng đoạn, từng ý, Bác dịch thật mạch lạc, gãy gọn, dễ hiểu… Ở Bác, điều gì cũng thật giản dị, và hình như điều gì Bác cũng có thể làm được!...
HOÀNG VĂN HIỂN

Sản xuất Nylon từ nông nghiệp


Nylon - loại sợi tổng hợp chiếm vị trí thứ hai trên thế giới đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng để sản xuất Nylon đã kéo theo nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường! Vấn đề đặt ra là tìm được phương pháp mới sạch sẽ hơn để sản xuất Nylon ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Axit Adipic là một trong những mục tiêu nhắm tới vì nó là nguyên liệu chính của Nylon.
Bởi vậy, các nhà hoá học đã giành cho nó sự quan tâm đặc biệt, tại một phòng thí nghiệm đã được sản xuất nylon từ loại đường phong phú nhất trong tự nhiên: D- glucoza. Hai nhà hoá học Karen Draths và John thuộc trường đại học Purdue bang Indiana, Mỹ, hi vọng rằng phương pháp này sẽ được triển khai để thay thế các quy trình gây ô nhiễm vừa tốn năng lượng đang dùng để sản xuất Axit Adipic. Phương pháp truyền thống ra đời cách đây gần một thế kỉ và đến nay vẫn áp dụng đi từ benzen, một hoá chất gây ung thư lấy từ nguồn nguyên liệu hóa thạch không tái sinh là dầu mỏ.
Việc chuyển hoá benzen thành Axit Adipic đòi hỏi nhiệt độ cao và áp suất cao. Khâu cuối cùng của quá trình nhiều giai đoạn có sự tham gia của Axit Nitric tạo ra khí nhà kính Nitơ oxit (N2O). Trong bảng xếp hạng về ô nhiễm N2O trong khí quyển thì ngành sản xuất Axit Adipic chiếm tới 10%.
Nhưng D- glucoza ở đâu ra? Thật đơn giản, dễ kiếm và nhiều vô kể. Đó là các phế liệu nông nghiệp dưới dạng Xenluloza. Hai nhà khoa học vừa nói trên đã chỉ ra một con đường mới dùng Enzym để chuyển hoá D- glucoza thành Axit Muconic. Chất này sẽ phản ứng với Hydro để tạo thành Axit Adipic. Để chuyển hóa D-glucoza thành Axit Muconic, Draths và John đã kết hợp hai xúc tác sinh học phỏng theo cả quá trình của thiên nhiên.
Quá trình thứ nhất: biến D- glucoza thành các axit amin như Phenialamin,Tiroxin và Tritophan(cả ba đều chứa vòng benzen). Một tác động tự nhiên dẫn dắt các axit amin này qua hợp chất trung gian là axit 3- Dehidro- Sikimic (DHS), hai nhà bác học này coi phân tử trên là chìa khóa để tạo ra Axit Adipic.
Họ thấy rằng có thể tăng hiệu suất của DHS đến cực đại bằng cách dùng thể đột biến di truyền của vi khuẩn E. Coli kí hiệu bằng mã số AB2834. Ngoài ra còn có các enzym khác nữa được Draths và John huy động để chuyển hoá DHS thành Axit Muconic. Hiệu suất của axit này tính theo D-glucoza là 30%.
Giai đoạn cuối cùng là một quá trình hóa học thuần túy, axit Muconic chuyển thành Axit Adipic bằng cách hydro hoá xúc tác trên Platin.
Các nhà phát minh cho rằng triển khai quy trình này trên quy mô công nghiệp là không phải dễ dàng. Song thuận lợi lớn đối với công nghiệp là quy trình diễn ra ở nhiệt độ và áp suất thường. Việc sản xuất Nylon từ nguyên liệu sinh học đã mở ra phương pháp mới bảo vệ môi trường để Nylon giảm đi danh tiếng là “kẻ gây ô nhiễm” và mãi là vị trí thứ nhất trong thế giới sợi tổng hợp.
Màng bao gói thực phẩm thông minh
Thức ăn trong tương lai sẽ có thể được bao gói bởi một loại nhựa thông minh nhận biết sự ô nhiễm thực phẩm và sau sau khi sử dụng thì bị phân hủy sinh học. Lớp màng polymer này được phát triển bởi các nhà khoa học Ý và có thể kéo căng cũng như chịu được sự gia tăng nhiệt độ. Andrea Pucci ở Đại Học Pissa, người chỉ đạo cuộc nghiên cứu cho rằng lớp màng thì bền ở môi trường không khí; tuy nhiên, một khi thức ăn không còn lớp bao bọc nữa thì lớp màng bao này sẽ được vi sinh vật trong đất, nước ngọt hay nước mặn phân hủy ngay.
Lớp màng đó làm từ polyester thương mại pha với thuốc nhuộm stilbene, thuốc nhuộm này dễ dàng mua được trên thị trường được biết dưới cái tên BBS. Pucci nói rằng hóa chất BBS đạt qui định của Tổ chức FDA Mỹ, do đó BBS có thể được dùng để đóng gói thức ăn. Nó có dạng những hạt nhỏ trong lớp màng polymer sẽ phát sáng màu xanh lá dưới tia UV. Khi bị kéo giãn hay biến dạng, những hạt BBS tách rời ra khiến các phân tử dừng tương tác với nhau và chuyển sang phát sáng màu xanh da trời. Nhiêt độ thay đổi cũng ảnh hưởng đến sự kết hợp và phát tán của ánh sáng ra khỏi màng.
Christoph Weder, người tiên phong trong nghiên cứu màng polymer thông minh tại Đại Học Case Western Reserve ở Cleverland, Mỹ nói rằng anh rất hồi hợp bởi “công việc nghiên cứu mới mẻ này”. Pucci đã chỉ cho thấy từ ý niệm phát minh tổng thể đến triển khai việc hóa chất thuốc nhuộm thương mại dùng trong thực phẩm và đây là một thành tựu quan trọng nhìn từ quan điểm trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật.
Pucci nói rằng thách thức kế tiếp của ông là triển khai cấu tạo những tấm màng composite này hoàn toàn từ những chất liệu được dùng trong thực phẩm và màng film có nhiều hoạt tính hơn nữa. Ông nói, “theo ý kiến của tôi, tương lai của lĩnh vực này dựa trên việc hình thành độ nhạy của các cảm biến kích thước nano rất nhỏ thành phạm vi rộng thuộc tác nhân kích ứng ngoại cảm”.