*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

29 tháng 7 2009

Từ tính của các chất


*Nghịch từ: Một chất không có electron độc thân nào là chất nghịch từ. Momen từ của từng electron bị huỷ hoàn toàn khi electron này ghép đôi. Tính chất nghịch từ thể hiện: Khi đặt một chất vào từ trường ngoài, từ trường ngoài có khuynh hướng đẩy các chất đó ra khỏi từ trường, Nói khác đi, chất nghịch từ cản đường sức của từ trường ngoài.
Vậy : Không có e độc thận thì nghịch từ.
*Thuận từ: Chất thuận từ để cho đường sức của từ trường ngoài đi qua,từ trường ngoài có khuynh hướng hút chúng vào từ trường. Như vậy các nguyên tử, phân tử hay ion bất kì có các electron độc thân thì bản thân phân tử có sẵn momen từ, khi được đặt vào từ trường ngoài thì các momen từ phân tử có khuynh hướng định hướng cùng chiều với momen từ của từ trường ngoài vì thế bị từ trường ngoài hút. Ví dụ: Một số ion của các NTCT. Các electron độc thân này trong các ion của chất rắn không có tác dụng tương hỗ với nhau.
Vậy có e độc thân thì thuận từ (bị nam châm hút)

Chất thuận từ bị nam châm hút. Momen từ của một chất thuận từ tỉ lệ thuận với cường độ từ trường bên ngoài (tác dụng vào chất nghiên cứu) và tỷ lệ thuận với số electron độc thân. Nếu tách từ trường ngoài ra khỏi hệ nghiên cứu, momen từ của từng nguyên tử hay ion trở lại các hướng bất kỳ như trước, vì vậy chất ở dạng vĩ mô không còn từ tính nữa.

*Sắt từ : một chất có tính thuận từ gấp nhiều lần tính thuận từ bình thường gọi là sắt từ. Tính sắt từ có ở Fe, Co, Ni và hợp chất của nó.
Vậy sắt từ có tính thuận từ gấp nhiều lần hơn so với bình thường.
Tính sắt từ thể hiện ở một số chất rắn. Trong chất rắn sắt từ, các tiểu phân mang từ tính, chẳng hạn các nguyên tử hay ion của các NTCT có tác dụng tương hỗ với nhau do sự xen phủ các obitan. Qua đó các electron của một tiểu phân xác định bị ảnh hưởng do sự định hướng của các electron lân cận. Trạng thái bền nhất (năng lượng thấp nhất) sẽ đạt được khi spin của các electron trong các tiểu phân khác nhau (trung tâm khác nhau) sắp xếp cùng hướng. Từ tính của chất sắt từ mạnh hơn từ tính của chất thuận từ rất nhiều vì momen từ của các tiểu phân chất sắt từ rất dễ dàng hướng theo từ trường bên ngoài. Khi tách mẫu thí nghiệm khỏi từ trường ngoài momen từ vẫn tồn tại.
Tổng hợp

Không có nhận xét nào: