*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

28 tháng 3 2024

 Những ngày tháng này cách đây 49 năm về trước, quân đội Việt Nam sau 10.000 ngày, chẵn 30 năm, dài bằng 5 lần thế chiến thứ II và 7,5 lần thế chiến thứ I đã đánh đuổi Mỹ và chư hầu ra khỏi lãnh thổ, chiến dịch cuối cùng của quân giải phóng mang tên Hồ Chí Minh thống nhất đất nước chính thức bắt đầu. Ngày thống nhất đất nước, nó như một bản hoà thanh tuyệt vời, mà bất cứ một nhà soạn nhạc nào cũng phải thán phục. Bản hoà thanh ấy có cả những nốt trầm và những nốt bổng xen lẫn cả những khúc bi tráng và có những đoạn hào hùng.

Thế nhưng có một điều không bao giờ thay đổi, đó là lịch sử Việt Nam luôn có những vị nhạc trưởng tài ba, có thể thâu thiên hoán vũ, xoay chuyển càn khôn, cùng với một tinh thần dân tộc cháy bỏng và bất khuất. Trong giai đoạn của nữa sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng giai đoạn nóng bỏng mười năm sau ngày giải phóng, vị nhạc trưởng chèo lái con tàu Việt Nam lúc ấy chính là Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Tổng Bí thư Lê Duẩn là một con người được sinh ra để thay đổi lịch sử, ông đã đứng bên trong pháo đài của lịch sử nơi mà đúng sai chỉ thuộc về góc nhìn của hậu thế, chứ không thuộc về sự căm ghét và phủ nhận mang tính chính trị.
Trong một giai đoạn đầy biến động của thế giới lúc bấy giờ, một cuộc chiến tranh hiện đại với đối thủ là cường quốc số một thế giới cùng đám chư hầu. Lê Duẩn đã thể hiện được một bản lĩnh khi lèo lái con tàu Việt Nam cập được cảng Thống Nhất với một câu nói anh hùng đúng chất người Việt và đúng chất với lịch sử Việt, đó là : “ Thưa Bác, nếu muốn thống nhất đất nước chúng ta không được sợ Mỹ, thì càng không được sợ Liên Xô và Trung Quốc “.
Bác Hồ đã chọn Lê Duẩn, lịch sử Việt Nam đã gọi tên Lê Duẩn, con người với bàn tay sắt đã giúp Việt Nam giang sơn thu về một mối, mà không hề sợ hãi bất kỳ một thế lực ngoại bang nào. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chơi một ván cờ cao tay trong một bàn cờ có sự đối chọi của cả ba thế lực là Liên Xô - Mỹ và Trung Quốc. Ông đã lợi dụng được các mâu thuẫn trong cái thế đấy mà đem lại lợi ích lớn nhất cho dân tộc, và ngày 30/04/1975 bản đồ nước Việt mà Lê Duẩn đưa lại cho dân tộc ta chính là tấm bản đồ hoàn hảo nhất, và đó là điều mà ít người có thể làm được trong lịch sử Việt Nam. Các bạn hãy nhớ lấy điều đó trước khi vội vàng phán xét những gì về ông trong bối cảnh đó.
Có rất nhiều quan điểm trái chiều về Tổng Bí thư Lê Duẩn, họ đứng trên góc nhìn của hôm nay nhưng lại không hề đặt mình vào bối cảnh thời điểm đó. Ai cũng biết rằng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chính là người đã chắp bút cho công cuộc đổi mới, đưa kinh tế đất nước ta thoát khỏi bao cấp và lạc hậu, tuy nhiên ít người biết rằng chính Tổng Bí thư Lê Duẩn là người đã đưa ông Nguyễn Văn Linh vào vị trí Thường trực Ban Bí thư vào tháng 06/1986 với dụng ý là nhân tố ngồi vào chức Tổng Bí thư kế thừa Lê Duẩn.
Ngược dòng thời gian trở về năm 1981 những chính sách về công tác KHOÁN tức là chính sách có yếu tố then chốt của quá trình cải cách và đổi mới đã xuất hiện trong chỉ thị 100 của Bộ Chính trị và với những nền tảng đó tới năm 1988 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 10 về “ Khoán Hộ “ hay còn gọi là Khoán 10 giúp cởi bỏ hoàn toàn sự gò bó trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Như vậy, trong suốt giai đoạn năm 1981 tới khi mất là năm 1986 Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ ví trí cao nhất, quyền lực nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam nếu là một người có tư tưởng bảo thủ về kinh tế và đường lối thì có lẽ khoán sản phẩm vào năm 1981 sẽ không bao giờ được ra đời, và cũng sẽ không bao giờ có nền tảng cho khoán hộ vào năm 1988.
Và thêm một câu chuyện nữa là khi ông Kim Ngọc Bí Thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc chủ trương khoán hộ vào năm 1966 ông đã vấp phải những ý kiến phản đối kịch liệt từ rất nhiều các lãnh đạo TW thời điểm đó, chỉ có duy nhất một người ủng hộ ông Kim Ngọc đó chính là Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Cho nên ngay từ đầu Lê Duẩn đã là người ủng hộ đổi mới, ông cũng là người ủng hộ những người sau này đều trở thành những nhân tố chủ chốt cải cách và đổi mới như Kim Ngọc và Nguyễn Văn Linh và cũng chính ông là người chắp bút soạn thảo Văn Kiện Đại Hội Đảng lần thứ VI, trong đó hai chủ trưởng do chính ông soạn trong văn kiện đó là đổi mới về kinh tế và đổi mới về chính trị. Mà chắc hẳn chúng ta ai cũng biết Đại hội Đảng lần thứ 06 chính là bước ngoặt lịch sử của Việt Nam để một lần nữa chúng ta cùng trở mình với hai từ ĐỔI MỚI.
Nhưng để nói về những tư tưởng đổi mới về kinh tế thì e là chưa đủ để khái quát được cái tầm của ông, để nói về tầm của Tổng Bí thư Lê Duẩn thì chúng ta cần phải nói về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật do chính ông là người khởi xướng mà tiêu biểu nhất chính là Thuỷ Điện Sông Đà do chính ông đặt tên. Và nếu như không phải do ông mất sớm thì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã không phải dán đoạn đến tận năm 2004 mới được khởi động trở lại.
Cuối cùng, để nhắc tới những cuộc vệ Quốc vĩ đại đã qua của dân tộc, ko thể ko nhắc đến ông - Lê Duẩn, thế kỷ này, thế kỷ sau và hàng trăm năm sau, cái tên của ông vẫn sẽ đi vào lịch sử như 1 Bismark của Đông Nam Á, tầm vóc và sự vĩ đại của ông cho đến tận ngày nay thế giới vẫn chưa thể đánh giá hết, ngay cả bởi chính chúng ta.
“ Sự trung thành đối với chủ nghĩa dân tộc của Lê Duẩn, là điều khiến cho Việt Nam là nước tiên phong trên toàn thế giới đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đất nước “.
Stein Tonesson.
-CT-


Không có nhận xét nào: