*** "Việt Nam tất nhiên là luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ." - www.facebook.com/WarComissar***

03 tháng 2 2011

Kinh nghiệm ghép mai (Mr. Hai Quang)


Ghép là sử dụng bộ phận của 2 cây hoặc nhiều cây làm cho chúng dính liền lại với nhau, sinh trưởng bình thường như một cây duy nhất. Ghép Mai là gắn một phần của cây Mai có hoa đẹp vào gốc của cây Mai có hoa xấu, để được cây Mai có hoa đẹp.
             Sau đây là một số phương pháp ghép đơn giản :
             1. Nguyên tắc cơ bản giữa cành ghép và gốc ghép:
             a. -Sự liên quan giữa cành ghép và gốc ghép.
            - Cùng loài : Mai vàng, Mai trắng, Mai kép
            - Cùng giống : Mai đỏ(Ochna atropurpurea)+Mai vàng(Ochna integerrima)
             b. - Sự sinh trưởng của cành ghép và gốc ghép :
            - Cành ghép có chứa nhiều dưỡng chất dự trữ, có những mắt bụ bẫm.
            - Gốc ghép phải sinh trưởng tốt, đương lên nhựa.
            - Đặc biệt khi ghép mắt thì cành ghép lẫn mắt ghép phải đương lên nhựa, nếu không thì việc bóc mắt hay bóc vỏ đều khó. Đối với những gốc ghép là cành vượt mọc lên từ thân hay các cành to đã đốn một đầu thì ghép dễ sống hơn do sinh trưởng mạnh, nhiều nhựa, dễ bóc vỏ.
             c. - Nhiệt độ và độ ẩm :
            Nhiệt độ tối ưu để tiếp hợp tốt giữa cành ghép và gốc ghép giới hạn từ 25-30 độ (mình sửa lại là "độ" thay vì % như bài viết). Sau khi ghép nên để cây vào bóng râm, tưới nước giữ ẩm, tránh tưới vào mắt ghép. Nếu cây khô nước, mắt ghép sẽ chết.
             d. - Mùa ghép :Tốt nhất là đầu mùa phát triển của cây tức là đầu mùa mưa, ngay khi các nụ xuất hiện nhưng chưa hoạt động tích cực. Ta có thể ghép vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng hiệu quả không cao.
             e. -Cách ghép : Có 3 cách chính :ghép hông, ghép chẻ ngọn và ghép áp.
            - Ghép hông : phần ghép được gắn lên gốc ghép và khi phát triển tốt thì cắt bỏ phần thân của gốc ghép ngay phía trên phần ghép.
            - Ghép chẻ ngọn : cắt ngang gốc ghép ở chiều cao thích họp, sau đó chẻ gốc ghép ra và chèn phần ngọn ghép vào.
            - Ghép áp : Gốc ghép và cành ghép được gọt đi một phần ở chỗ ta muốn ghép, cột chặt 2 phần lại với nhau. Sau một thời gian 2 cây liền da, ta cắt bỏ những phần không cần thiết. Đặt điểm của ghép áp là trong suốt quá trình ghép, cành ghép vẫn được cây mẹ nuôi nên dễ sống.
             2.  Thực hiện:Để việc ghép đạt tỷ lệ sống cao, cần phải thao tác nhanh và thuần thục, phải thực hiện nhiều lần, dao phải thất sắc để vết cắt liền lạc và dễ tiếp hợp.
             a. -Ghép hông:
            - Lấy phần ghép bằng cách cắt rời phần ngọn của cây Mai có hoa  đẹp, khi các chồi này bắt đầu hoạt động, chiều dài phần ghép  khoảng 2-3cm.
            - Dùng dao bén gọt xéo gốc phần ghép
            - Khắc một nhát dao vào thân của gốc ghép ở gần gốc.
            - Nhét phần ghép vào phần khắc ấy sao cho mặt cắt xéo của phần ghép quay vào trung tâm của gốc Mai ghép.
            - Dùng dây nylon quấn ngay chỗ ghép.
             b.  Ghép mắt(biến dạng của ghép hông)
            - Phương pháp này dễ thành công nhất, mắt ghép đẹp, nhưng phải chuẩn bị trước gốc ghép : đốn đầu tất cả các cành nhánh để cây mọc nhiều tược non, và loại bỏ chỉ chừa khoảng 3-4 tược khõe. Khi tược bằng đầu đũa là ghép.
            - Bên gốc ghép, khắc một hình chữ nhật(5X3cm). Tách bỏ hình chữ nhật đó. Thường ghép ở phía dưới cách thân và cành của gốc ghép khoảng 1cm là tốt nhất,
            - Khắc một hình chử nhật tương tự xung quanh mắt ghép, nếu mắt có cuốn lá thì lấy luôn một đoạn để dễ theo dõi.
            - Lấy mắt ghép hình chữ nhật này đặt ngay lên hình chữ nhật của gốc ghép, sau đó buộc dây, chừa cuốn lá.
            - Nếu cuốn lá xanh rồi khô mà không rụng đi thì mắt ghép đã hư. Nếu cuống là vàng và rụng đi sau vài ngày thì mắt ghép đã dính.
            - Sau khoảng 15 ngày, mở dây nylon, thấy mắt ghép còn dính vào gốc ghép là được(nếu mắt ghép khô và bung ra là đã chết).
            - Cắt bỏ phần ngọn của gốc chừa vài ba lá để thở. Sau một thời gian chỗ mắt ghép đã nẩy mầm, ra chồi non,  ta cắt phần còn lại của tược gốc ghép để tập trung nuôi dưỡng chồi non và chăm sóc cây bình thường.
             C. -Ghép chẻ ngọn:
            - Ghép chẻ ngọn tương đối dễ thao tác, lấy ngọn của cành ghép là phần tận cùng của nhánh Mai đẹp, khõe, khi nụ đã lú ra nhưng chưa hoạt động tích cực, dài khoảng 2-3cm.
            - Cắt xéo gốc của phần ghép.
            - Cắt ngọn của gốc ghép, sau đó chẻ dọc gốc ghép với chiều sâu thích hợp(1-2cm).
            - Nhét phần ghép vào chỗ bị chẻ của gốc ghép sau cho liền lạc với nhau.
            - Quấn dây nylon quanh chỗ ghép, xong lấy bao nylon trùm lại để giữ ẩm;để cây vào chỗ râm mát khoảng 10 ngày, sau đó bỏ bao đi;khoảng 15 ngáy sau nữa có thể mở ây nylon(vẫn có thể trùm bao nylon cho đến khi ngọn của phần ghép có dấu hiệu phát triển, kết quả tốt hơn).
             D. -Ghép mắt dạng mảnh:Ghép mắt dạng mảnh không phải bóc vỏ gốc ghép lẫn mắt ghép và hầu như ghép được quanh năm.
             Chuẩn bị gốc ghép:
            1. Gốc ghép:cắt 1 lát nghiêng 45%, lưỡi dao cắt sâu vào 1/3 thân của gốc ghép.
            2. khoảng 10mm trên vết cắt thứ nhất, cắt 1 lát thứ 2 từ trên xuống dưới;khi lưỡi dao gặp lát thứ nhất thì cắt đi ở gốc ghép một mảnh gỗ dài 10mm.
             Chuẩn bị mắt ghép :
            1. Vết cắt ở cành của mắt ghép giống hệt về kích thước như ở gốc ghép, vết cắt dưới ở mắt ghép, cách mắt ghép khoảng 5mm hay ít hơn.
            2.  Vết cắt trên ở khoảng 5mm bên trên mắt ghép, từ đó lát cắt đưa xuống dưới gặp mặt lát cắt thứ nhất và cắt rời mắt ghép cũng dài khoảng 10mm như ở gốc ghép.
             Đặt mắt vào gốc ghép :
            1. Gốc ghép và mắt ghép sẳn sàng ghép vào nhau.
            2.  Sau đó đặt mắt ghép dạng mảnh vào vị trí trên gốc ghép, buộc dây nylon, nhưng để hở phần mắt ghép.
            3.  Sau 15 ngày mở dây nylon, mắt ghép dính tốt, ta cắt ngọn của gốc ghép và chừa vài ba lá để thở. Khi mắt ghép phát triển tốt thì cắt bỏ phần còn lại đến tận chỗ ghép.
                                                                                                                        Theo Mr. Hai Quang

Không có nhận xét nào: